Bác bỏ việc chuyển cả 8 dự án cao tốc Bắc - Nam sang 100% đầu tư công
Nhật Hạ
Thứ hai, 25/05/2020 - 21:37
Ủy ban thường vụ Quốc hội bác bỏ phương án chuyển đổi đầu tư cả 8 dự án thành phần theo hình thức PPP sang đầu tư sử dụng 100% vốn đầu tư công như tờ trình của Chính phủ.
Một đoạn trong tuyến cao tốc Bắc - Nam (TP. HCM-Long Thành-Dầu Giây). Nguồn: Bộ Giao thông vận tải.
Tại thông báo kết luận tại phiên họp thứ 45, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho biết, "thu hút đầu tư theo phương thức hợp tác công tư (PPP) là chủ trương lớn.
Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 đã huỷ sơ tuyển một lần. Hiện 7/8 dự án thành phần có ít nhất 2 nhà đầu tư vượt qua vòng sơ tuyển và chỉ có dự án Vĩnh Hảo – Phan Thiết không có nhà đầu tư nào".
Cơ quan này cho rằng việc tiếp tục hủy sơ tuyển sẽ ảnh hưởng không tốt đến uy tín của Nhà nước, đến dư luận, tâm lý của nhà đầu tư và nhân dân, ảnh hưởng đến công tác quản lý và triển khai các đoạn tiếp theo của toàn tuyến sau này, nhất là trong bối cảnh Quốc hội đang xem xét, thông qua dự án Luật Đầu tư theo phương thức PPP.
Do đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội không tán thành với phương án chuyển đổi đầu tư cả 8 dự án thành phần theo hình thức PPP sang đầu tư sử dụng 100% vốn đầu tư công như tờ trình của Chính phủ.
Đồng thời đề nghị Chính phủ chuẩn bị lại tờ trình để báo cáo lần 2 về những dự án này tại đợt 3 phiên họp thứ 45 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, dự kiến tổ chức trong thời gian diễn ra kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV.
Ủy ban thường vụ Quốc hội lưu ý tờ trình mới phải theo nguyên tắc đề xuất chuyển đổi sang hình thức đầu tư sử dụng 100% vốn đầu tư công đối với dự án không có nhà đầu tư tham gia đấu thầu (đoạn Vĩnh Hảo – Phan Thiết) và số ít dự án thật sự cấp bách, quan trọng có nhà đầu tư tham gia nhưng khó có khả năng huy động vốn tín dụng và khả năng đấu thầu không thành công.
Cũng tại phiên họp này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, chủ trương đầu tư theo hình thức PPP để huy động nguồn lực ngoài nhà nước, giảm áp lực cho ngân sách đầu tư công. Vì vậy, việc chuyển đổi hình thức đầu tư của 8 dự án này sang sử dụng 100% vốn đầu tư công là chưa hợp lý.
Bà Ngân nhấn mạnh việc cần phải tính toán tiền ở đây cho ngân sách đầu tư công khi chuyển toàn bộ 8 dự án này sang đầu tư công và liệu Chính phủ có thể giải ngân được hết nguồn vốn đầu tư hay không?
Chủ tịch Quốc hội đề nghị làm rõ liệu có phải các doanh nghiệp đã qua 2 vòng thầu sơ tuyển không có khả năng huy động vốn để thực hiện dự án hay không?
Trước đó, theo tờ trình của Chính phủ, sau hơn 2 năm triển khai, 8 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam theo hình thức đầu tư PPP phát sinh vấn đề, chủ yếu liên quan tới tính khả thi huy động vốn dự án.
Ước tính các nhà đầu tư phải huy động khoảng 35.000 tỷ đồng khi làm các dự án này thông qua vốn vay ngân hàng. Đây là số vốn tương đối lớn, khó huy động ngay.
Thêm nữa, tờ trình nêu rõ, kết quả sơ tuyển 8 dự án thành phần thì 7 dự án có từ hai nhà đầu tư trở lên đã qua sơ tuyển, nhưng phần lớn các nhà đầu tư này là các doanh nghiệp thi công trong lĩnh vực giao thông, chứ không có tập đoàn lớn tham gia.
Ngoài ra, Chính phủ cho rằng Covid-19 ảnh hưởng lớn tới sản xuất, kinh doanh, nếu 8 dự án này chuyển sang đầu tư công và khởi công vào cuối năm nay sẽ giúp giải ngân vốn đầu tư công, kích cầu sản xuất.
Bên cạnh đó, theo tính toán của Bộ Giao thông vận tải, nếu chuyển sang đầu tư công, sơ bộ tổng mức đầu tư của 8 dự án đường cao tốc Bắc - Nam sẽ giảm khoảng 3.020 tỷ đồng do không phát sinh chi phí lãi vay trong giai đoạn xây dựng như đầu tư PPP.
8 dự án này gồm các đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45, Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây.
Trong đó, chi phí xây dựng, thiết bị gần 68.000 tỉ đồng; chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng hơn 15.400 tỉ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn hơn 7.780 tỉ đồng; chi phí dự phòng hơn 8.300 tỉ đồng.
Thủ tướng yêu cầu chuyển 8 dự án đường cao tốc Bắc - Nam và dự án đường bộ cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ sang hình thức đầu tư công, đồng thời lựa chọn các nhà thầu đủ năng lực để bảo đảm chất lượng, tiến độ dự án.
Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông chưa đáp ứng được yêu cầu tiến độ đề ra, có nguy cơ chậm nhiều so với dự kiến, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhận định.
Dự án cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ có tổng mức đầu tư 3.271 tỷ đồng theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT, nhằm giảm ùn tắc giao thông trên tuyến Quốc lộ 2.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.