MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Tổng chiều dài của cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu là 77,8km, dự án được chia ra làm 2 thành phần.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa có văn bản đồng ý đề nghị của Bộ Giao thông vận tải về việc triển khai dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.
Theo đó, Chính phủ đồng ý cho UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là cơ quan lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư như đề nghị của Bộ Giao thông vận tải.
Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong quá trình triển khai dự án, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch năm 2016 về quy hoạch phát triển đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Theo đó, tổng chiều dài toàn tuyến 77,8km. Bộ Giao thông vận tải chia dự án làm 2 thành phần. Thành phần 1 từ TP. Biên Hòa (Đồng Nai) đến TX. Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) có tổng chiều dài tuyến 46,8km.
Điểm đầu của thành phần 1 giao với tuyến tránh quốc lộ 1 đoạn qua TP. Biên Hòa, cách ngã tư Vũng Tàu 6,5km về phía bắc, điểm cuối kết nối nhánh đường vào Cảng Cái Mép - Thị Vải, chiều dài đoạn qua tỉnh Đồng Nai 34,2km và 12,6km chạy qua Bà Rịa - Vũng Tàu (gồm 3,8km đường cao tốc và 8,8km tuyến nhánh nối vào Cảng Cái Mép - Thị Vải). Dự án thành phần 2 từ TX. Phú Mỹ đến TP. Vũng Tàu (31km).
Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu được triển khai sẽ tạo ra một tuyến kết nối giao thông kết nối quan trong trong vùng kinh tế Đông Nam Bộ. Cụ thể, tuyến đường sẽ kết nối đô thị lớn nhất cả nước là TP. HCM với địa phương đầy tiềm năng về du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu.
Điều này tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội, trong đó có lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là bất động sản nghỉ dưỡng.
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
SCG, Hyosung và Warburg Pincus công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn gần 2,7 tỷ USD.
Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục xử lý 23 kiến nghị tồn đọng nhiều năm qua của nhà đầu tư - một hành trình chứng kiến không ít doanh nghiệp phải “méo mặt”.
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Taseco Land mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp trong bối cảnh lĩnh vực này tiếp tục được dự báo có nhiều tiềm năng tăng trưởng.
TP.HCM lần đầu tiên đưa triển lãm số vào hội chợ xuất khẩu, mở rộng cơ hội kết nối giao thương cho doanh nghiệp trên nền tảng số Arobid.
AI không còn là lựa chọn mà đã trở thành xu thế tất yếu, những doanh nghiệp và người lao động không bắt kịp công nghệ sẽ bị bỏ lại phía sau.
ASUS lên kế hoạch hợp tác với nhiều đại lý phân phối để mở rộng mô hình cửa hàng trải nghiệm trên toàn quốc nhằm gia tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.
Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.