Gần 90% doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam vỡ kế hoạch vì Covid-19
Sự bùng phát của dịch Covid-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam dừng tuyển dụng nhân viên mới, cắt giảm giờ làm việc cũng như giảm lương, giảm chế độ đãi ngộ.
Dịch Covid-19 có thể sẽ trở thành yếu tố loại trừ trong bảo hiểm.
Tại buổi họp chiều 30/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhất trí với đề xuất của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch bệnh Covid-19, yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không giới thiệu hoặc không triển khai gói bảo hiểm liên quan đến bảo hiểm Covid-19.
Ông Lâm Minh Chánh, chuyên gia tài chính, sáng lập Trường kinh doanh BizUni đã có những chia sẻ liên quan đến việc dừng gói bảo hiểm Covid-19 nói trên.
Nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm là bất biến
Nguyên tắc cơ bản về bảo hiểm thì không thay đổi, đó là bảo hiểm được tạo ra để con người có thể bù đắp hỗ trợ lẫn nhau khi rủi ro xảy ra.
Lấy 1 ví dụ đơn giản, dễ hiểu như sau: Giả sử theo thống kê mỗi năm sẽ có 3 người chết trong số 1.000 người. Thay vì ngồi chờ sự rủi ro xảy ra, cầu trời mình không phải là một trong trong người đó, 1.000 người này chủ động bảo vệ trước rủi ro bằng cách mỗi người đóng vào quỹ chung một đồng, sẽ được tất cả là 1.000 đồng.
Khi rủi ro tử vong xảy ra với ba người nào đó, thì 1.000 đồng này sẽ được chia đều cho gia đình của ba người này. Mỗi gia đình của họ sẽ được nhận 333 đồng. Như vậy 1 đồng đã được bỏ ra để mua sự an tâm. Nếu rủi ro xảy ra thì gia đình được 333 đồng, để qua cơn khó khăn vì mất người lao động chính.
Thay vì 1.000 người tự nguyện hợp tác với nhau để chia sẻ rủi ro như vậy, thì công ty bảo hiểm sẽ thực hiện việc thu mỗi người 1 đồng hàng năm và thực hiện việc đền bù này. Đương nhiên công ty bảo hiểm phải trích từ quỹ chung này một phần tiền cho chi phí và lợi nhuận của họ.
Công ty bảo hiểm phải thẩm định tuổi, sức khoẻ, hoàn cảnh sống của những người tham gia bảo hiểm để đảm bảo rằng họ có cùng mức rủi ro.
Trong ví dụ trên, nếu trong 1.000 người đó, có người cao tuổi hơn, hoặc có sẵn các loại bệnh nguy hiểm... tức là tỉ lệ tử vong không phải ở mức 3/1.000, mà là 4/1.000, 5/1.000 hoặc 6/1.000 thì họ phải được đưa vào nhóm 1.000 người khác, có tỷ lệ tử vong và mức phí cao hơn tương ứng.
Dịch Covid-19 có thể sẽ trở thành yếu tố loại trừ trong bảo hiểm, các công ty sẽ không phải bồi thường gì
Nếu xảy ra các sự kiện bất khả kháng như thảm họa, chiến tranh, đại dịch… thì con số thống kê 3 người tử vong trên 1.000 người trong ví dụ trên không còn đúng nữa. Khi xảy ra những sự kiện này thì con số tử vong có thể lên đến 30 hay 300 hay 600 người…. Công ty bảo hiểm cũng không thể nào đền bù nổi.
Lấy 333 đồng nhân cho 100 người thì họ phá sản ngay. Vì thế theo nguyên tắc và cũng là thông lệ được áp dụng tại hầu hết các nước thì các công ty bảo hiểm được miễn trừ trách nhiệm khi xảy ra những sự kiện lớn này.
Hiện tại, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu. Chính phủ Việt Nam cũng sắp tuyên bố đó là dịch toàn quốc. Khi đó, những rủi ro do dịch Covid-19 sẽ được xem là "loại trừ bảo hiểm".
Khi đó các công ty bảo hiểm đã thu phí sản phẩm liên quan đến Covid-19 hoàn toàn có quyền từ chối bồi thường đối với các tử vong, tai nạn, hậu quả do dịch bệnh gây ra.
Đây có lẽ là nguyên nhân mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các công ty bảo hiểm ngừng bán sản phẩm bảo hiểm liên quan đến Covid-19.
Tôi thấy rất khó lí giải về việc các công ty bảo hiểm nhanh nhạy, sáng tạo khi tung gói sản phẩm liên quan đến Covid-19. Theo nguyên tắc về bảo hiểm, các công ty bảo hiểm chỉ có thể thiết kế sản phẩm bảo hiểm khi biết rõ thống kê về rủi ro xảy ra. Ví dụ 100 người ở bên trên: Không biết ai trong 1.000 người sẽ chết trong năm đó. Nhưng thống kê theo thời gian và theo số lớn cho biết có 3 người chết vì già, vì bệnh, vì tai nạn.
Có số này thì công ty bảo hiểm mới thiết kế sản phẩm "đúng". Không có số thống kê, thì sản phẩm bảo hiểm trở thành sản phẩm cá cược, hên xui may rủi, mà chủ "sòng" là công ty bảo hiểm.
Covid-19 là một loại dịch bệnh nguy hiểm. Chúng ta thấy hậu quả của nó tại Trung quốc và sau nay là toàn thế giới nhưng chúng ta chưa thể có con số thống kê xác đáng để biết tỉ lệ rủi ro về dương tính, tỉ lệ rủi ro về tử vong do nó gây ra.
Không có số thống kê mà các công ty bảo hiểm này vẫn tung ra gói sản phẩm Covid-19 thì có nhiều khả năng: Hoặc là họ rất nhân đạo, thương yêu khách hàng; hoặc là họ rất sáng tạo, dùng Covid-19 để làm marketing; hoặc là họ có máu liều, cá cược (nếu ít rủi ro xảy ra vì Covid-19 thì họ lời, ngược lại thì họ lỗ); hoặc họ có ý trục lợi (vì nếu Covid-19 được xem là thảm họa/ loại trừ bảo hiểm, thì họ lời to).
Ngoài ra, còn có một nguyên nhân nữa có thể lý giải cho việc ngừng sản phẩm liên quan đến Covid-19 đó là tâm lý trục lợi của một số khách hàng. Họ có thể cố tình bị nhiễm bệnh để được đền bù. Hành vi này không chỉ vi phạm điều khoản hợp đồng, trái với luật bảo hiểm, mà còn là một hành vi nguy hiểm đối với cộng đồng, xã hội trong giai đoạn gian nan chống Covid-19.
Ngày 24/3, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết, được biết một số doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ triển khai sản phẩm bảo hiểm sức khỏe đối với bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút SARS-COV-2 gây ra.
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 39 Nghị định 73/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2019 của Chính phủ: "Các sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe phải được Bộ Tài chính phê chuẩn trước khi triển khai".
Theo quy định tại Khoản 8, Điều 1, Nghị định số 48/2018/NĐ-CP ngày 21/3/2018 của Chính phủ: Phạt tiền từ 60 - 70 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: "Triển khai - sản phẩm bảo hiểm sức khỏe trước khi được Bộ Tài chính phê chuẩn".
Do đó, Cục Quản lý giám sát bảo hiểm đã có văn bản đề nghị các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ rà soát, chấn chỉnh trong toàn hệ thống việc triển khai sản phẩm bảo hiểm sức khỏe đảm bảo quy định pháp luật. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không tuân thủ quy định pháp luật, cục sẽ xem xét, xử lý theo quy định pháp luật.
(*) Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Lâm Minh Chánh, chuyên gia tài chính, sáng lập Trường kinh doanh BizUni
Sự bùng phát của dịch Covid-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam dừng tuyển dụng nhân viên mới, cắt giảm giờ làm việc cũng như giảm lương, giảm chế độ đãi ngộ.
Theo Ngân hàng thế giới, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 có thể chỉ ở mức 1,5% trong trường hợp Covid-19 kéo dài, kinh tế trong nước và ngoài nước phục hồi chậm.
Các hành vi như trốn cách ly, thông tin sai sự thật, lợi dụng dịch Covid-19 để thu lợi bất chính sẽ bị xử lý hình sự.
Trước đó, hàng loạt các công ty bảo hiểm trong nước đã tung ra rất nhiều sản phẩm "ăn theo" Corona với hình thức đa dạng, linh hoạt, có nhiều mức giá, quyền lợi khác nhau cho khách hàng.
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.
Nhà nước cần đầu tư xứng đáng, thực chất cho hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật để hoàn thiện thể chế, mở đường cho phát triển trong kỷ nguyên vươn mình.
Cân bằng giữa việc đưa thông tin để ổn định tâm lý nhà đầu tư, doanh nghiệp nhưng vẫn giữ được vị thế khi đàm phán thuế với Hoa Kỳ.
Mặc dù hành trình số hóa đầy hứa hẹn, Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ, khi sự gia tăng của giao dịch trực tuyến và sự phổ biến của các nền tảng số tạo ra 'mảnh đất màu mỡ' cho tội phạm mạng.
Trong tình hình hiện nay, Tổng bí thư nhấn mạnh không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân.
Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên hơn 350ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vừa được Sun Group động thổ sáng 26/4.
Việc bổ nhiệm dàn lãnh đạo mới là một phần trong lộ trình triển khai phương án chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
Giá vàng trong nước bất ngờ tăng vào lúc gần trưa nay ở tất cả các nhà bán thêm từ 50.000 – 100.000 đồng/chỉ.
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.