Thaco hợp lực OPC đưa Quảng Nam thành thủ phủ dược liệu
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất hay thị trường tín chỉ carbon là những công cụ bảo vệ môi trường dựa trên cơ chế thị trường, đặt nguồn lợi về tài chính làm động lực cho sự thay đổi mang tính bền vững.
Luật Bảo vệ môi trường 2020 đi vào hiệu lực với nhiều điểm nhấn quan trọng, hứa hẹn tạo sự đột phá cho hoạt động bảo vệ môi trường. Trên quan điểm “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, nhiều nhóm công cụ đã được đưa ra, đặt trách nhiệm về tài chính cho những hoạt động gây ô nhiễm.
Kể từ năm 2022, nhà sản xuất, nhập khẩu những sản phẩm tạo ra rác thải khó xử lý, thu gom, không có giá trị tái chế sẽ phải đóng thêm mức phí đóng góp vào Quỹ Bảo vệ môi trường.
Đây là một nội dung của công cụ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR). Theo giải thích của Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và môi trường, công cụ này nhằm tạo ra động lực giúp doanh nghiệp phải thay đổi thiết kế sản phẩm, sử dụng nguyên vật liệu làm sao tăng hiệu quả thu gom và khả năng tái chế, xử lý.
Khoản phí đóng góp sẽ được chi cho những đơn vị thu gom, xử lý, tái chế các loại rác thải nói trên, cũng như hỗ trợ các nghiên cứu, sáng kiến, giải pháp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực quản lý chất thải.
Bên cạnh đó, kể từ năm 2024, đối với một số ngành hàng như bao bì, săm lốp, pin và ắc quy…, nhà sản xuất được lựa chọn giữa tự thực hiện thu gom, tái chế hoặc đóng phí vào Quỹ Bảo vệ môi trường.
Khoản phí đóng góp sẽ cao hơn chi phí tự tổ chức thu gom, tái chế, nhằm tạo động lực cho doanh nghiệp tương tự như trên. Thông tư quy định chi tiết hiện đang được Bộ Tài nguyên và môi trường xây dựng, sẽ sớm ban hành trong thời gian tới.
Hiện tại, cộng đồng doanh nghiệp đang có những bước chuẩn bị để thực thi công cụ EPR, có thể kể đến như Chương trình Việt Nam Tái chế của nhóm ngành điện tử; Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) của nhóm ngành bao bì…
Một công cụ khác được triển khai là tín chỉ carbon, về bản chất là một loại “giấy phép” cho phép chủ sở hữu được phát thải một lượng khí thải carbon nhất định.
Dự kiến, đến năm 2025, sàn giao dịch tín chỉ carbon sẽ được triển khai thí điểm. Trên sàn giao dịch này, những đơn vị có lượng phát thải cao như nhiệt điện, luyện kim, khai khoáng… sẽ phải mua tín chỉ của những cơ sở sản xuất, kinh doanh có lượng phát thải thấp hay có khả năng thu hồi carbon.
Với công cụ EPR và sàn giao dịch tín chỉ carbon, sẽ có một nguồn vốn đáng kể rót vào những lĩnh vực bảo vệ môi trường như thu gom, xử lý, tái chế rác thải; năng lượng sạch; trồng rừng…
Đáng chú ý, nguồn vốn này không đến từ Nhà nước mà đến từ chính những doanh nghiệp, tổ chức có hoạt động gây ô nhiễm môi trường. Như vậy, những công cụ kể trên vừa đẩy mạnh hoạt động bảo vệ môi trường, vừa tạo tác động hạn chế những hành vi gây ô nhiễm mà không đòi hỏi nhiều nguồn lực của Nhà nước.
Theo ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch Chi hội nhựa tái sinh, những công cụ này chính là đang bảo vệ môi trường dựa trên cơ chế thị trường. Trong đó, nguồn lợi về tài chính là động lực để giảm bớt hành vi gây ô nhiễm, tăng cường giải pháp giải quyết ô nhiễm, trái ngược lại với suy nghĩ trước đây là “bất chấp môi trường vì lợi ích kinh tế”.
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Vinpearl - thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam chính thức niêm yết gần 1,8 tỷ cổ phiếu trên sàn HOSE, mở ra chương mới sau hơn 20 năm phát triển. Không chỉ sở hữu hệ sinh thái nghỉ dưỡng đồ sộ, khác biệt, Vinpearl còn cho thấy khát vọng vươn tầm khu vực nhờ chiến lược đón đầu xu thế mới và nền móng vững vàng từ hệ sinh thái Vingroup.
Coca-Cola chính thức tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng “Share a coke" với thông điệp “từ cái tên, mình kết nối" tại thị trường Việt Nam, nhằm mang đến những trải nghiệm sáng tạo cho người tiêu dùng trẻ, ngày 6/5/2025.
Tân CEO Grab Việt Nam được kỳ vọng mang đến làn gió mới, giúp Grab cạnh tranh hiệu quả hơn với Xanh SM và các đối thủ gọi xe khác.
Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.
Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.