Bất động sản hạng sang còn nhiều dư địa tăng trưởng
Lam Giang
Thứ năm, 22/07/2021 - 09:20
Covid-19 đang làm thay đổi cán cân cung – cầu trên thị trường bất động sản với những thói quen chọn mua nhà của đại bộ phận người dân dần thay đổi. Nhưng theo nhiều chuyên gia thị trường căn hộ hạng sang vẫn sẽ có chỗ đứng nhất định với ít nhất 5 yếu tố sau đây.
Xu hướng ngược: Nhà giàu Sài Gòn ra Hà Nội đầu tư căn hộ chung cư
Ghi nhận từ các sàn môi giới, xu hướng này xuất hiện từ đầu năm 2021 với lý do lớn nhất là tại TP.HCM quá khan hiếm nguồn cung căn hộ khiến giá bị đẩy lên quá giá trị thật.
Theo báo cáo của JLL Việt Nam, hiện tại, giá bán căn hộ sơ cấp bình quân tại Hà Nội đạt 1.555 USD/m2; TP.HCM đạt 2.468 USD/m2, cao gấp khoảng 1,5 lần.
Chẳng hạn, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) sầm uất không kém gì quận 2 (TP.HCM), thậm chí tệp khách hàng cho các dự án hạng sang còn đa dạng hơn với cộng động người Hàn Quốc, Nhật Bản lớn, nhưng giá bất động sản cao cấp chỉ ở mức 45 - 65 triệu đồng/m2, chưa bằng một nửa so với quận 2.
Tâm lý chọn nhà của giới nhà giàu: xanh, tiện nghi, riêng tư và an toàn
Hiệnthị trường bất động sản Thủ đô đang ghi nhận nhu cầu tăng mạnh ở các dự án có quy hoạch rõ ràng, chú trọng môi trường sống, cung cấp đa dạng tiện ích giải trí, thể thao tích hợp không gian xanh.
Cùng với đó, dưới tác động của Covid-19, những không gian sống với mật độ căn hộ thấp, chú trọng sự giãn cách, an toàn cho cư dân được đánh giá rất cao.
Đó là lý do những dự án căn hộ hạng sang ở nội đô, đủ gần với mọi nhu cầu và tiện ích nhưng đủ giãn cách để an toàn trở nên đắt hàng trong mùa dịch.
Theo bà Nguyễn Thị Hồng Huệ, Phó giám đốc MIKHome – đơn vị quản lý kinh doanh dự án The Matrix One, việc chú trọng không gian riêng, được cá thể hóa tới từng căn hộ là “mật mã thành công” của dự án này.
Cụ thể, so với tiêu chuẩn một dự án hạng A, mật độ 10 căn/sàn tại The Matrix One là siêu thấp, cùng 7 thang máy/tòa tốc độ 3,5m/giây giúp cư dân luôn có mật độ sinh hoạt, đi lại thuộc loại “giãn cách” nhất trong các dự án chung cư ở Hà Nội hiện nay.
Lượng người giàu tăng nhanh, tỷ lệ nghịch với nguồn cung căn hộ
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, năm 2020, tầng lớp trung lưu ở Việt Nam chiếm 15% dân số, khoảng 15 triệu người, đến năm 2025 sẽ chiếm 25% dân số và đến 2045 trên 50% dân số.
Trong khi đó, nguồn cung căn hộ hạng sang tại các đô thị lớn như Hà Nội ngày càng khan hiếm. 6 tháng đầu năm, tại Hà Nội chỉ có 3 dự án căn hộ mới được ra.
Colliers Việt Nam nhận định, người mua đang có sự quan tâm đặc biệt đối với các dự án thuộc phân khúc trung cấp và cao cấp ở khu Tây Hà Nội bởi nhiều lợi điểm vị trí của khu vực này.
Giá trị gia tăng bền vững
Theo dữ liệu của Savills, giá bất động sản nhà ở năm 2020 tại Auckland đã tăng 19%, Seattle tăng 14% và Berlin tăng 11%. Giá bất động sản tại Hà Nội cũng không ngoại lệ, đặc biệt với phân khúc cao cấp khi sức cầu liên tục tăng từ tầng lớp trung lưu và người giàu.
Xu hướng tăng giá này sẽ tiếp tục bởi dòng tiền rẻ đổ ra hỗ trợ nền kinh tế cùng với kế hoạch triển khai vắc-xin nhanh chóng trong năm 2021.
Bên cạnh đó, “khi dịch bệnh được kiểm soát, hoạt động kinh doanh cho thuê nhà ở sẽ đạt lợi nhuận tốt với nguồn thu nhập ổn định.
Khi có nhu cầu bán lại, tính thanh khoản của bất động sản có trung tâm thương mại, shophouse cũng sẽ tốt hơn so với các sản phẩm khác", một chuyên gia bất động sản nhận định.
Khẳng định vị thế
Vượt trên cả những món trang sức, quần áo hàng hiệu, du thuyền, siêu xe…, bất động sản hạng sang đang dần trở thành thước đo cho độ chịu chơi, lối sống vương giả và gu hưởng thụ của giới thượng lưu. Xu hướng đó cũng không còn xa lạ với giới nhà giàu Việt.
Trước và trong giai đoạn dịch bệnh, nhu cầu sở một căn hộ tại vị trí đắc địa, có tính riêng tư, đầy đủ tiện nghi để tận hưởng cuộc sống, tái tạo năng lượng và nâng cao sức khỏe đã tăng lên nhanh chóng với nhóm người giàu ở Hà Nội.
Đó cũng là lý do mà dự án The Matrix One do MIKGroup phát triển vẫn “hút” khách trong mùa dịch khi đã có sẵn tệp khách hàng thành đạt đang dịch chuyển về phía Tây và lượng lớn các doanh nhân, chuyên gia người hàn Quốc, Nhật Bản tập trung ở khu vực này.
Giới nhà giàu chọn chốn an cư thế nào? Chia sẻ về nhu cầu tìm nhà, anh Phạm Nghĩa (Giám đốc 1 công ty xây lắp tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Gia đình tôi đang sống trong căn nhà 5 tầng, bên trong nhà thì rất rộng rãi nhưng ngõ vào khá nhỏ, không gian xung quanh khá bí bích nên tôi đang muốn chuyển sang căn hộ chung cư ở vị trí thuận tiện đi lại. Bà xã yêu cầu dự án phải nằm trong tổ hợp có đầy đủ khu mua sắm, trường học cho con, gần bệnh viện. Tụi nhỏ thì đề nghị phải có bể bơi, khu vui chơi, gần công viên. Qúa nhiều tiêu chí cho 1 căn hộ mà không phải dự án nào cũng đáp ứng được”. Chị Thanh Loan (Giám đốc 1 chi nhánh ngân hàng tại Thanh Xuân) thì chia sẻ: “Căn hộ chung cư gia đình tôi đang ở thiết kế cũng khá đẹp, tiện ích tương đối đầy đủ, nhưng ngặt nỗi lúc nào cũng đông đúc vì có đến 20 căn hộ/sàn. Thang máy luôn trong tình trạng quá tải. Diện tích cây xanh ít nên mùa hè không có gió tự nhiên và bóng mát. Tôi đang tìm hiểu 1 dự án ở khu vực Mỹ Đình có số lượng căn hộ thấp, chỉ khoảng 10 căn/sàn, có công viên, hồ điều hòa. Thời dịch bệnh, quan trọng là không gian sống phải thoáng, nhiều cây xanh và có sự giãn cách”.
Thử tưởng tượng, trong cái nóng hầm hập của Hà Nội những ngày hè bỏng cháy, bước chân vào khuôn viên dự án, cảm giác thư thái như đứng giữa “đại ngàn” xanh mát. Không lâu nữa, bạn có thể tận hưởng chân thực điều tưởng chỉ có trong mường tượng tại từng góc nhỏ của dự án The Matrix One.
Thay vì phải di chuyển tốn kém hoặc khó khăn, nguy hiểm đến các thiên đường mua sắm ở Mỹ, Singapore, Hàn Quốc… khi xảy ra dịch bệnh, các tín đồ shopping (mua sắm) – những cư dân thời thượng của The Matrix One có thể an tâm shopping ngay tại thềm nhà.
Với các khách hàng thượng lưu, sự kỹ tính trong lựa chọn tổ ấm khiến họ luôn ưu tiên các dự án đang hoàn thiện để có thể “thấy tận mắt, sờ tận tay” chất lượng thực tế không gian sống mà mình sắp sở hữu.
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.