Bất động sản
Bất động sản vẫn tắc pháp lý
Hệ thống pháp luật chưa theo kịp tốc độ phát triển của thị trường bất động sản.
Bất lợi kép là tình thế doanh nghiệp bất động sản đang phải đối mặt dưới góc nhìn của TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam. Bất lợi thứ nhất là rủi ro về thị trường khi "dịch bệnh chưa qua thì chiến tranh đã tới".
Nhưng bất lợi lớn hơn là rủi ro về pháp lý mà theo ông Lộc, hệ thống pháp luật về đất đai và bất động sản đang là điểm nghẽn lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam. Trong đó, giải quyết các điểm nghẽn lớn như sửa đổi Luật Đất đai và xây dựng khung khổ pháp lý cho bất động sản du lịch đang trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu.
"Vừa qua, Chính phủ đã sửa 8 luật liên quan đến đầu tư xây dựng nhưng thực tế cũng chỉ như “muối bỏ biển”, chưa giải quyết được gì nhiều cho các điểm nghẽn liên quan đến thị trường", ông Lộc nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cũng cho rằng, những vướng mắc pháp lý đang cản trở rất lớn về nguồn cung trên thị trường khiến giá bất động sản bị đẩy lên cao.
Ông Đính nhìn nhận thị trường tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức khắc nghiệt trong năm nay nên những vướng mắc về thủ tục pháp lý cần được tháo gỡ để giúp thị trường và doanh nghiệp bất động sản dễ dàng phát triển hơn trong dài hạn.
PGS. TS. Nguyễn Quang Tuyến, Phó chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật cũng cho rằng, thể chế hiện chưa theo kịp tốc độ phát triển của thị trường bất động sản.
Sự thiếu đồng bộ, chưa cập nhật và thay đổi của các quy định phù hợp với thực tiễn của thị trường trong Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Đầu tư… cùng một số nghị định, văn bản chuyên ngành có liên quan gây khó khăn cho công tác thực thi Chiến lược Phát triển nhà ở Quốc gia, nhất là việc cơ cấu lại nguồn cung, tập trung vào phát triển các phân khúc nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá thấp phục vụ nhu cầu của số đông.
Trong hệ thống pháp luật có 82 đạo luật liên quan đến thị trường bất động sản và vẫn tồn tại những bất cập chưa thể tháo gỡ. Theo đó, hiện Chính phủ đang nghiên cứu sửa đổi các bộ luật liên quan đến đất đai. Tuy nhiên, trong quá trình sửa đổi, cần phải xác định rõ ràng câu chuyện rằng các đạo luật chuyên ngành sửa theo Luật Đất đai hay Luật Đất đai sửa theo các luật chuyên ngành?
Nếu không xác định rõ được vấn đề này thì dù có sửa luật vẫn chưa thể hết được những vướng mắc trên thị trường. Bởi các đạo luật hiện nay đang sửa theo quy định của nó nên không tránh khỏi những mâu thuẫn với Luật Đất đai, ông Tuyến nhận định.
Vướng mắc thứ hai trên thị trường bất động sản là định danh các bất động sản mới như bất động sản du lịch, condotel, biệt thự nghỉ dưỡng. Do quy định sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận cho bất động sản du lịch chưa rõ ràng nên các địa phương cũng lúng túng trong việc quản lý các bất động sản này.
"Các doanh nghiệp khi kinh doanh phân khúc bất động sản như condotel, shophouse cũng lúng túng theo", ông Tuyến nói.
Khánh Hòa: Cần khơi thông thủ tục cấp giấy chứng nhận đất ở nông thôn
Thứ ba, vấn đề đặt ra là pháp lý chuyển đổi số trong bất động sản như thế nào để đảm bảo bí mật thông tin của khách hàng hay khi chuyển đổi số sẽ tạo ra mô hình kinh tế chia sẻ hay là một chuỗi kỳ nghỉ ra sao.
Để nâng cao hiệu quả của quản lý Nhà nước về kinh doanh bất động sản nói chung, vị chuyên gia này cho rằng, cần rà soát, sửa đổi bổ sung các các quy định có liên quan của Luật Đất đai năm 2013, Luật Nhà ở năm 2014 và Luật Kinh doanh bất động sản 2014.
Trong đó cần tập trung giải quyết nhiều nhóm vấn đề khác nhau như bổ sung các quy định về quản lý Nhà nước trong Luật Kinh doanh bất động sản về hoạt động kinh doanh bất động sản nói chung và kinh doanh bất động sản du lịch nói riêng.
Ông Tuyến đề xuất các cơ quan quản lý nhà nước cần rà soát sửa đổi các quy định của Luật Du lịch năm 2014, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, các đạo luật có liên quan và các văn bản hướng dẫn thi hành về kinh doanh bất động sản du lịch, bảo đảm sự thống nhất, tương thích, đồng bộ.
Tín hiệu cảnh báo nhà đầu tư bất động sản
Lạm phát tăng cao: 'Họa' hay 'phúc' với bất động sản?
Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu lạm phát tăng quá cao khiến lãi suất tăng, thắt chặt dòng tiền, bất động sản sẽ ngay lập tức giảm giá và đóng băng thanh khoản.
Đua nhau rót tiền làm bất động sản công nghiệp
Các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang đổ tiền vào bất động sản khu công nghiệp.
Bất động sản khan hàng, dòng tiền tỏa đi các tỉnh
Không có nhiều lựa chọn ở Hà Nội và TP. HCM nên dòng tiền đầu tư bất động sản tỏa đi các tỉnh.
Sân chơi chung cho nhà đầu tư bất động sản 'bơ vơ' trong thị trường khó nhằn
Theo Giám đốc điều hành Câu lạc bộ nhà đầu tư cá nhân NAC Đỗ Quý Duy, NAC là cộng đồng của các nhà đầu tư, hoạt động vì mục đích chung của các thành viên là cắt ngắn thời gian, giảm thiểu rủi ro và tối ưu lợi nhuận trong đầu tư bất động sản.
Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.
Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Rủi ro khí hậu: Mối nguy mới với bất động sản
Những rủi ro khí hậu ngoài gây thiệt hại vật chất còn làm tăng chi phí vận hành, bảo hiểm và làm giảm giá trị đầu tư các tài sản bất động sản.
Từ nghỉ dưỡng đến định cư: Bước ngoặt mới ở Phú Quốc
Phú Quốc không còn chỉ là điểm đến nghỉ dưỡng. Những dự án đô thị quy mô cùng chiến lược thu hút cư dân đang dần định hình đảo ngọc thành điểm đến để sống, không chỉ để ghé thăm.
Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.
Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet
Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.