Bí quyết tuyển dụng hiệu quả nhân sự công nghệ thông tin

Kiều Mai - 12:14, 30/06/2021

TheLEADERTheo CEO TopCV, muốn tuyển dụng nhân lực ngành công nghệ thông tin hiệu quả, doanh nghiệp cần chủ động tiếp cận nhóm passive candidates – những người không chủ động, tích cực tìm kiếm một công việc mới, để gia tăng nguồn ứng viên.

Tìm kiếm và tuyển dụng ứng viên tài năng, đặc biệt là các nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những thách thức tuyển dụng lớn nhất hiện nay. Nhiều doanh nghiệp rao lương “khủng”, thậm chí kèm theo chế độ phúc lợi tốt, nhưng vẫn khó có thể tuyển được người.

Theo báo cáo tuyển dụng TopCV, CNTT là một trong 5 ngành có tỷ lệ thiếu hụt nhân sự cao nhất trong năm 2020, và có đến 85% doanh nghiệp dự kiến đẩy mạnh tuyển dụng nhân lực CNTT trong năm 2021.

Để gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường tuyển dụng, 45% doanh nghiệp sẵn sàng tăng ngân sách, thậm chí “rao” lương khủng nhưng vẫn không thể nào tuyển thêm được người.

Để mang đến góc nhìn thực tế nhất của thị trường tuyển dụng ngành CNTT, TheLEADER đã có cuộc trao đổi ngắn với ông Trần Trung Hiếu – nhà sáng lập, CEO TopCV – công ty công nghệ sở hữu nền tảng tuyển dụng với gần 4 triệu hồ sơ.

Xin anh cho biết lý do vì sao thị trường tuyển dụng ngành CNTT lại có hiện tượng mức lương cao nhưng vẫn khó tìm được người phù hợp?

Ông Trần Trung Hiếu: Nhiều doanh nghiệp chào mời mức lương cao, thậm chí là “khủng” với nhân sự CNTT nhưng vẫn không tìm được ứng viên ưng ý. Đây là thực trạng không riêng gì trong nước mà ngay cả nước ngoài cũng vậy.

Có dịp trao đổi, nói chuyện với nhiều chủ doanh nghiệp đang tuyển dụng nhân sự CNTT trên TopCV, tôi cho rằng có 4 lý do căn bản nhất dẫn đến thực trạng này.

Thứ nhất, thị trường thiếu nhân lực CNTT chất lượng trong khi nhu cầu ngày một tăng.

Theo thống kê của Viện Chiến lược CNTT, hiện nay, 72% sinh viên ngành này không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm, hơn 80% lập trình viên phải đào tạo lại. Cá biệt, có những doanh nghiệp phải mất tới 2 năm để đào tạo lại.

Thứ hai, doanh nghiệp chưa quan tâm xây dựng thương hiệu tuyển dụng, thay vào đó lại tập trung vào việc chào mời bằng lương thưởng, sẵn sàng chi trả mức lương hấp dẫn để thu hút ứng viên.

Theo tôi, cạnh tranh về giá là con đường nhanh nhất dẫn đến bế tắc, bởi khi bạn “trả giá” cao, thì sẽ có doanh nghiệp khác “trả giá” cao hơn. 

Bí quyết tuyển dụng hiệu quả nhân sự công nghệ thông tin
TopCV – công ty công nghệ sở hữu nền tảng tuyển dụng với gần 4 triệu hồ sơ.

Thứ ba, doanh nghiệp thiếu chiến lược tuyển dụng dài hạn, không chú trọng xây dựng CV Pool (nguồn CV). Hầu hết các nhà tuyển dụng hiện nay đều tìm nguồn ứng viên CNTT khi có một vị trí trống hoặc phát sinh thêm dự án, dẫn đến việc bị động trong việc tạo nguồn.

Thứ tư, đội ngũ tuyển dụng thiếu kiến thức về ngành CNTT, dẫn đến việc không thực sự hiểu bản mô tả công việc. Kết quả là việc tiếp cận, đọc CV và phỏng vấn kéo dài, thậm chí là tuyển dụng sai người, đặc biệt là những nhà tuyển dụng mới bắt đầu “dấn thân” vào lĩnh vực này.

Để giải quyết khó khăn trong tuyển dụng nhân sự CNTT, theo anh, phía doanh nghiệp cần có những giải pháp gì?

Ông Trần Trung Hiếu: Trước tình trạng thiếu hụt nguồn lực hiện tại của toàn thị trường nói chung và của ngành CNTT nói riêng, doanh nghiệp cần có chiến lược tuyển dụng bài bản và chuyên nghiệp.

Đầu tiên, doanh nghiệp cần truyền thông thương hiệu tuyển dụng một cách mạnh mẽ thông qua việc quảng bá tin tuyển dụng đến số lượng lớn ứng viên tiềm năng.

Tiếp đến, cần chủ động tiếp cận nhóm passive candidates (những người không chủ động, tích cực tìm kiếm một công việc mới) để gia tăng nguồn ứng viên. Hiện nay, có đến 62% ứng viên CNTT thuộc nhóm passive candidates, con số này gấp gần 5 lần số ứng viên chủ động tìm việc (active candidates) với 14,3%.

Tính năng CV Searching (Tìm kiếm hồ sơ) và CV Scout (Trinh sát viên AI) của TopCV sẽ là “cánh tay đắc lực” hỗ trợ nhà tuyển dụng trong việc tìm kiếm, tiếp cận sâu nhóm Passive Candidates. 

Bí quyết tuyển dụng hiệu quả nhân sự công nghệ thông tin 1
Doanh nghiệp cần chủ động tiếp cận nhóm những ứng viên CNTT không chủ động, tích cực tìm kiếm một công việc mới.

Bên cạnh đó, tận dụng công nghệ để sàng lọc, đánh giá ứng viên cũng là giải pháp hữu hiệu trong tuyển dụng.

Với mức lương cao vượt trội so với mặt bằng chung của thị trường, nếu doanh nghiệp tuyển sai 1 người, chi phí tổn thất lên đến vài chục triệu tiền lương, chưa kể các chi phí ẩn khác.

Là công ty công nghệ, mỗi tháng TopCV phỏng vấn khoảng 50 bạn CNTT trong số hàng trăm CV ứng tuyển. Mỗi bạn sẽ phải trải qua 2 vòng kiểm tra lập trình trực tuyến trên nền tảng TestCenter.vn trước khi chính thức vào công ty.

Cuối cùng, để gia tăng hiệu quả tuyển dụng nhân lực ngành CNTT thì việc sử dụng các dịch vụ trả phí là điều không thể thiếu.

Vậy về phía ứng viên, ông có khuyến nghị gì để các ứng viên CNTT có thể tìm được công việc phù hợp nhất với mức lương xứng đáng nhất?

Ông Trần Trung Hiếu: Về phía ứng viên, đặc biệt là thế hệ Millennials và Gen Z, CNTT là “mảnh đất màu mỡ”, nhưng cũng là ngành có mức độ đào thải nhân sự cao.

Để không bị bỏ lại phía sau và có thu nhập như mong đợi, các bạn ứng viên nên học thêm ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh; học thêm ngôn ngữ lập trình, đặc biệt là những ngôn ngữ có tính thực tiễn và ứng dụng cao trong tương lai.

Bên cạnh đó, cần nâng cao các kỹ năng mềm, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm.

Cuối cùng, chuẩn bị một bộ hồ sơ ứng tuyển chuyên nghiệp, đặc biệt là CV để chinh phục các doanh nghiệp.

Nếu chưa biết viết một bản CV xin việc ngành CNTT ấn tượng như thế nào, các ứng viên có thể tham khảo các mẫu CV theo ngành nghề cụ thể như lập trình viên, quản trị hệ thống, quản trị mạng, IT Support/Helpdesk, Front-end/Back-end Developer, Tester, QA/QC… trên Topcv.vn.

Cảm ơn anh về cuộc trao đổi này!