Bộ Công thương quản lý xăng dầu lỏng lẻo, nhiều vi phạm

Nguyễn Cảnh Thứ sáu, 05/01/2024 - 09:00

Việc quản lý lỏng lẻo, điều hành không hiệu quả, thậm chí gặp nhiều vi phạm của Bộ Công thương đã dẫn tới gián đoạn nguồn cung xăng dầu, ảnh hưởng an ninh năng lượng thời gian qua.

Đây là thực tế vừa được Thanh tra Chính phủ chỉ ra liên quan tới chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý nhà nước. Việc thanh tra diễn ra, sau khi các năm 2021-2022 chứng kiến gián đoạn nguồn cung xăng dầu tại một số thời điểm, ảnh hưởng đến an ninh năng lượng, phát triển kinh tế.

Một trong những nguyên nhân chủ quan của tình trạng trên đến từ các bộ, ngành có trách nhiệm quản lý nhà nước lĩnh vực kinh doanh xăng dầu chưa sâu sát, thiếu kiểm tra, giám sát trong điều hành. Trong đó, đáng chú ý là vấn đề trách nhiệm của Bộ Công thương.

Thứ nhất, theo kết luận thanh tra, Bộ Công thương quản lý lỏng lẻo, thiếu kiểm tra, chấn chỉnh thu hồi giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu theo thẩm quyền. Việc này dẫn tới không khắc phục được tình trạng các thương nhân dầu mối kinh doanh xăng dầu dự trữ xăng dầu lưu thông bắt buộc tối thiểu thiếu trong giai đoạn từ năm 2017 – đến hết tháng 9/2022, ảnh hưởng nguồn cung xăng dầu, an ninh năng lượng.

Cụ thể, theo quy định, các thương nhân đầu mối phải dự trữ xăng dầu lưu thông bắt buộc là 30 ngày cung ứng. Tuy nhiên, giai đoạn từ năm 2017- tháng 9/2022, kết quả kiểm tra 15 trường hợp, nắm 90% thị phần xăng dầu tiêu thụ trong nước, cho thấy dự trữ thiếu khoảng 1 triệu tấn/m3.

Đặc biệt, trong 9 tháng đầu năm 2022, trong số 15 trường hợp trên, ghi nhận tỷ trọng đáng kể các trường hợp dự trữ xăng thiếu từ 5-9 tháng. Việc này dẫn đến khi nguồn cung khan hiếm, không đủ xăng dầu dự trữ bán, ảnh hưởng đến an ninh năng lượng và bình ổn thị trường.

Bên cạnh đó, Thông tư 38 do Bộ Công thương ban hành năm 2014, đã quy định không rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh xuất/nhập khẩu xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu được mua bán với nhau, đã dẫn tới nhiều hành vi mua bán xăng dầu trái quy định, hệ thống kinh doanh xăng dầu bị phá vỡ.

Cụ thể, khi diễn ra việc mua bán xăng dầu giữa các thương nhân đầu mối, cũng như các thương nhân phân phối với nhau, đã tạo ra tầng trung gian để hưởng chiết khấu, chênh lệch giá, tăng chi phí lưu thông. Hệ quả là trong năm năm, một số thương nhân đầu mối KDXD mua bán xăng dầu hưởng chiết khấu/chênh lệch giá gần 9.770 tỷ đồng.

Từ đó, chiết khấu của đại lý, cửa hàng bán lẻ bị giảm, thậm chí không còn tiền chiết khấu như thời gian quan. Đây là một trong những nguyên nhân khiến đại lý, cửa hàng bán lẻ bị lỗ, dừng bán, gây gián đoán nguồn cung thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng, an ninh năng lượng.

Bộ Công thương quản lý kinh doanh xăng dầu lỏng lẻo, nhiều vi phạm
Những vi phạm, tồn tại trong công tác quản lý, điều hành xăng dầu của Bộ Công thương đã gây ảnh hưởng tới an ninh năng lượng. Ảnh: Hoàng Anh

Đặc biệt, theo Thanh tra Chính phủ, công tác điều hành xuất, nhập khẩu xăng dầu của Bộ Công thương không hiệu quả trong trường hợp nguồn cung xăng dầu đòi hỏi cấp thiết. Là cơ quan điều phối, khối lượng xăng dầu nhập khẩu và tổng nguồn xăng dầu, nhưng Bộ Công thương không hướng dẫn, quản lý các thương nhân đầu mối KDXD nhập khẩu theo quý, dẫn đến không có kế hoạch, tiến độ chung để quản lý.

Thay vào đó, các thương nhân đầu mối nhập khẩu theo kế hoạch kinh doanh riêng của từng đơn vị nên khi bị lỗ hoặc khó khăn, nhiều trường hợp đã dừng không nhập khẩu xăng dầu. 

Điển hình một số đơn vị như Công ty TNHH Petro Bình Minh và Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổng hợp Hòa Khánh đều không nhập khẩu từ năm 2018 đến hết 2021. Đến cuối năm các đơn vị chưa nhập khẩu đủ hạn mức tối thiểu báo cáo Bộ Công thương xin điều chỉnh và đều được chấp thuận dù không nêu rõ lý do hoặc lý do không phù hợp.

Ngoài ra, có tình trạng thương nhân phân phối bán xăng dầu cho thương nhân đầu mối KDXD sai quy định trong giai đoạn từ năm 2017 đến hết tháng 9/2022, với khối lượng khoảng 829 nghìn m3 để hưởng chiết khấu/chênh lệch giá bất hợp pháp với số tiền khoảng 950 tỷ đồng.

Việc thương nhân đầu mối KDXD không tạo nguồn xăng dầu theo nghĩa vụ và trách nhiệm, cũng góp phần dẫn đến gián đoạn nguồn cung xăng dầu.

Để xảy ra tình trạng trên trong nhiều năm là do Bộ Công thương quản lý lỏng lẻo, xử lý không nghiêm, chấn chỉnh không kịp thời. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hoạt động kinh doanh xăng dầu diễn biến phức tạp, nhiều hành vi mua bán trái quy định xảy ra trong thời gian dài.

Đơn cử, Công ty CP Thương mại và dầu khí Đồng Tháp ủy quyền mua bán xăng dầu cho các công ty không phải công ty con và không được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) ủy quyền cho các công ty con thuộc Tập đoàn được ký hợp đồng mua/bán xăng dầu với thương nhân đầu mối khác và bán tái xuất xăng dầu, với sản lượng khoảng 4,46 triệu m3, các công ty của Petrolimex bán tái xuất xăng dầu với sản lượng khoảng 6,2 triệu m3. 

Các quy định đang ‘thắt’ thị trường xăng dầu thế nào?

Các quy định đang ‘thắt’ thị trường xăng dầu thế nào?

Tiêu điểm -  1 năm
Nhiều quy định được đặt ra nhằm mục đích duy trì ổn định thị trường xăng dầu, đảm bảo an toàn trong lao động và kinh doanh, nhưng trên thực tế, đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp và người tiêu dùng, theo VESS.
Các quy định đang ‘thắt’ thị trường xăng dầu thế nào?

Các quy định đang ‘thắt’ thị trường xăng dầu thế nào?

Tiêu điểm -  1 năm
Nhiều quy định được đặt ra nhằm mục đích duy trì ổn định thị trường xăng dầu, đảm bảo an toàn trong lao động và kinh doanh, nhưng trên thực tế, đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp và người tiêu dùng, theo VESS.
Chiến lược gia tăng lợi nhuận của ngành dệt may trước thách thức thuế quan

Chiến lược gia tăng lợi nhuận của ngành dệt may trước thách thức thuế quan

Tiêu điểm -  14 giờ

Bất chấp năm 2025 đầy rẫy thách thức, các doanh nghiệp dệt may vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng về lợi nhuận và thực hiện cam kết với người lao động.

Nhật Bản sẽ rót 20 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam

Nhật Bản sẽ rót 20 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam

Tiêu điểm -  14 giờ

Thủ tướng Nhật Bản thông báo kế hoạch triển khai 15 dự án về chuyển đổi năng lượng trị giá hơn 20 tỷ USD trong khuôn khổ các sáng kiến AETI, AZEC.

Thời vận mới của Phú Quốc

Thời vận mới của Phú Quốc

Tiêu điểm -  18 giờ

Thời gian để xây dựng hệ thống công trình phục vụ APEC 2027 ở Phú Quốc không còn nhiều nên phải "vừa chạy vừa xếp hàng".

Lâm Đồng rà soát điện mặt trời phục vụ điều tra

Lâm Đồng rà soát điện mặt trời phục vụ điều tra

Tiêu điểm -  22 giờ

Lâm Đồng báo cáo về duyệt bổ sung các dự án điện mặt trời vào quy hoạch điện lực giai đoạn 2016-2020 để phục vụ điều tra vụ án xảy ra tại Bộ Công thương.

Nguy cơ hồi tố giá FIT tại 4 dự án điện tái tạo: Nhà đầu tư Hàn Quốc lên tiếng

Nguy cơ hồi tố giá FIT tại 4 dự án điện tái tạo: Nhà đầu tư Hàn Quốc lên tiếng

Tiêu điểm -  23 giờ

Đại diện cho một số nhà đầu tư Hàn Quốc, Hiệp hội Năng lượng Hàn Quốc tại Việt Nam lo ngại về khả năng hồi tố giá FIT các dự án điện tái tạo.

Sân bay quốc tế Nội Bài sẽ đón 100.000 lượt khách/ngày cao điểm 30/4 và 1/5

Sân bay quốc tế Nội Bài sẽ đón 100.000 lượt khách/ngày cao điểm 30/4 và 1/5

Ống kính -  1 giờ

Để chuẩn bị cho lượng khách đi lại bằng đường hàng không tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, sân bay Nội Bài đã sẵn sàng các phương án phục vụ.

Giá vàng hôm nay 29/4: Bật tăng đến 1,5 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 29/4: Bật tăng đến 1,5 triệu đồng/lượng

Vàng -  1 giờ

Giá vàng hôm nay 29/4 tăng từ 1,3 đến 1,5 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.

T&T Group sản xuất pin lưu trữ, tăng tốc chiến lược năng lượng tái tạo

T&T Group sản xuất pin lưu trữ, tăng tốc chiến lược năng lượng tái tạo

Leader talk -  1 giờ

T&T Group chủ động chiến lược trung hòa vấn đề thuế quan, đón đầu vận hội năng lượng tái tạo, theo chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó tổng giám đốc Tập đoàn.

Novaland thắng kiện ở dự án 10.000 tỷ đồng

Novaland thắng kiện ở dự án 10.000 tỷ đồng

Doanh nghiệp -  2 giờ

VIAC tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của công ty con thuộc Novaland, buộc Taekwang Vina tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng dự án Khu dân cư 7/5.

VPBank lộ diện 'lá bài tẩy' trong tham vọng trở thành tập đoàn tài chính

VPBank lộ diện 'lá bài tẩy' trong tham vọng trở thành tập đoàn tài chính

Tài chính -  13 giờ

Tổng giám đốc của VPBank Nguyễn Đức Vinh nhìn nhận, hiệu quả của mô hình tập đoàn tài chính nằm ở khả năng tận dụng được sức mạnh cộng hưởng của cả hệ thống.

VinFast giao 36.330 ô tô điện toàn cầu trong quý I, tăng gần 300%

VinFast giao 36.330 ô tô điện toàn cầu trong quý I, tăng gần 300%

Doanh nghiệp -  13 giờ

Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và nhà sáng lập VinFast, đã giải ngân 10.000 tỷ đồng tính đến 31/3/2025 dưới dạng tài trợ không hoàn lại.

Chiến lược gia tăng lợi nhuận của ngành dệt may trước thách thức thuế quan

Chiến lược gia tăng lợi nhuận của ngành dệt may trước thách thức thuế quan

Tiêu điểm -  14 giờ

Bất chấp năm 2025 đầy rẫy thách thức, các doanh nghiệp dệt may vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng về lợi nhuận và thực hiện cam kết với người lao động.