Leader talk

Bộ phận quản lý vận hành chung cư bị 'bỏ quên' giữa đại dịch Covid-19

Nguyễn Duy Thành, Chủ tịch Global Home Thứ bảy, 24/07/2021 - 08:36

Trong khi hoạt động của các ban quản lý khu công nghiệp luôn rất được quan tâm thì ban quản lý chung cư - đối tượng làm việc trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao, mật độ dân cư đông lại đang bị "bỏ quên" giữa đại dịch Covid-19.

Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang lan rộng tại TP. HCM

Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang lan rộng, số lượng các ca lây nhiễm ngày càng tăng cao, đặc biệt là trong các khu ở tập trung như chung cư. Điều này đã khiến rất nhiều chung cư, tòa nhà sinh sống tập trung bị phong tỏa, cách ly xã hội trong suốt thời gian dài.

Trước nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, các chung cư tại TP.HCM đang phải "căng mình" chống dịch, công việc của ban quản lý vất vả hơn nhiều so với trước.

Ngoài công tác vệ sinh, phun thuốc khử khuẩn tại khu vực công cộng, nhắc nhở cư dân đeo khẩu trang, sử dụng nước rửa tay khô có sẵn, hạn chế nói chuyện trong thang máy, tại những toà nhà có bệnh nhân nhiễm Covid-19, công tác quản lý còn căng thẳng hơn nhiều. 

Ban quản lý chính là những người trực tiếp hỗ trợ, mua đồ ăn, nhu yếu phẩm giúp các hộ dân bị cách lý và kiểm soát khắt khe việc ra vào toà nhà.

Quản lý vận hành chung cư bị "bỏ quên" giữa đại dịch Covid-19
Ông Nguyễn Duy Thành - Chủ tịch HĐQT/ Tổng giám đốc Công ty Quản lý Nhà Toàn Cầu (Global Home)

Trong bối cảnh dịch bệnh, vai trò các ban quản lý chính là nguồn nhân sự nòng cốt trong việc phòng, chống dịch bệnh. Tuy nhiên, hoạt động của họ hiện lại đang gặp nhiều khó khăn.

Theo đó, thứ nhất, ban quản lý không được các cấp chính quyền địa phương và sở y tế thừa nhận là đơn vị hỗ trợ chính thức trong công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm soát việc thực hiện 5K của người dân.

Thứ hai, ban quản lý không được ưu tiên tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh, trong khi họ chính là đối tượng làm việc trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao. Trong trường hợp, toà nhà chung cư có bệnh nhân Covid-19, ban quản lý chính là người tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và các F1 trong toà nhà. 

Minh chứng rõ nhất là ngày 19/7 vừa qua, 15 thành viên trong ban quản lý chung cư D-Vela tại số 1177 đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7, TP.HCM đã có kết quả dương tính với Covid-19. Trước đó một ngày, 15 nhân viên ban quản lý Tòa nhà C-Vela cũng đã mắc SARS-CoV-2.

Thứ ba, các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương không có chính sách cụ thể hỗ trợ các ban quản lý chung cư đang vận hành và các ban quản lý chung cư đang bị cách ly hiện nay.

Thậm chí việc đi làm của các ban quản lý chung cư cũng gặp nhiều khó khăn bởi các chốt kiểm soát dịch xem họ là ngành không thiết thiếu nên không được ra đường. Nhiều ban quản lý khi đi làm đã bị phạt vì đi ra đường không đúng mục đích chính đáng.

Thứ tư, nhân sự hoạt động trong lĩnh vực quản lý vận hành nhà chung cư đang thiếu hụt nghiêm trọng do nhiều người lao động bị cách ly tại địa phương không đến được nơi làm việc.

Số còn lại, những nhân sự ban quản lý bao gồm kĩ thuật, bảo vệ, vệ sinh (thường xuyên mặc đồ bảo hộ y tế làm việc) phải tập trung làm việc tại các khu chung cư và chấp nhận ăn ngủ tại chỗ mà không có điều kiện sinh sống phù hợp. Văn phòng các ban quản lý không được thiết kế có chổ ăn, ngủ ở lại chung cư.

Cần thực hiện ngay các giải pháp thiết thực 

Hoạt động của ban quản lý chính là tổ chức phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho các chung cư, cũng như quản lý, điều hành các sinh hoạt của toà nhà. Do đó, một số nước trên thế giới đã xem trọng vai trò của ban quản lý chung cư trong công tác phòng chống đại dịch. Họ được thừa nhận chính thức là lực lượng hỗ trợ trong các khu chung cư, các khu tập trung đông người.

Quản lý chung cư mùa dịch Covid-19

Tuy nhiên, tại Việt Nam, quản lý vận hành nhà chung cư hiện không được coi là ngành nghề thiết yếu, được ưu tiên trong dịch bệnh. Đây là một thiệt thòi rất lớn của ngành nói chung và cho công tác chống dịch tại các chung cư - nơi có mật độ cư dân đông và nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất cao hiện nay.

Trước thực trạng này, tôi cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương cần có những giải pháp thiết thực, hỗ trợ kịp thời đối với ban quản lý vận hành nhà chung cư trong giai đoạn dịch dịch bệnh đang bùng phát mạnh, đặt biệt tại TP.HCM, Biên Hoà (Đồng Nai), Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu...

Theo đó, các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương cần có văn bản pháp lý chính thức thừa nhận các ban quản lý chung cư tham gia hỗ trợ công tác phòng chống dịch. Chính quyền địa phương ra quyết định thành lập tổ phòng chống dịch tại các khu chung cư. 

Quản lý chung cư phải được xem là ngành nghề thiết yếu được ưu tiên tiêm phòng vacxin và được sự ủng hộ, hỗ trợ của địa phương trong công tác hoạt động.

Ngoài ra, để thực hiện tốt nhất công tác chống dịch, các địa phương cần có quy định để ban quản lý được phép sử dung camera, hình ảnh, clip ghi lại hình cư dân vi phạm 5K để chuyển đến các cơ quan chính quyền địa phương làm bằng chứng phạt vi phạm.

Bên cạnh đó, chung cư cần có quy định bắt buộc cư dân cài ứng dụng Bluezone, khai báo y tế điện tử khi ra/ vào chung cư. Ban quản lý không tiếp xúc gần cư dân tại văn phòng, mọi giao tiếp giữa cư dân và ban quản lý nên ưu tiên thực hiện qua điện thoại và các ứng dụng giao tiếp khác. Ban quản lý cũng nhận thanh toán các khoản phí qua chuyển khoản, qua áp ứng dụng quản lý vận hành (eHome).

Đối với các chung cư có bệnh nhân Covid-19, tôi cho rằng, chính quyền địa phương cần có quy định để ban quản lý được phép chế tài khoá thẻ thang máy, cô lập căn hộ đối với những ca nghi nhiễm F0, F1 trong thời gian chờ đơn vị có trách nhiệm đến giải quyết.

Các địa phương cũng nên lập riêng đường dây nóng cho các ban quản lý liên hệ khi có trường hợp nghi nhiễm Covid-19. Thực tế, khá nhiều ban quản lý lúng túng không biết xử lý như thế nào khi phát hiện ca nghi nhiễm. Trong khi đó, gọi vào các số hotline của chính quyền thì khó kết nối hoặc không liên lạc được.

Mặt khác, các cơ quan quản lý cũng cần ban hành cẩm nang hướng dẫn cụ thể ban quản lý, ban quản trị và cư dân biết để thống nhất quy trình kiểm soát dịch bệnh tại các khung chung cư trong phạm vị áp dụng của tỉnh/ thành phố nhằm phù hợp với từng giai đoạn kiểm soát dịch bệnh.

Hiện nay, Bộ Y tế, các sở ban ngành luôn rất quan tâm, ưu tiên đến hoạt động của các ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp. Tuy nhiên, tại sao vai trò rất quan trọng của các ban quản lý, vận hành khu chung cư lại bị "bỏ quên"? Điều này đã và đang gây khó khăn rất lớn cho công tác chống dịch bệnh.

(*) Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả - Ông Nguyễn Duy Thành, Chủ tịch HĐQT/ Tổng giám đốc Công ty Quản lý Nhà Toàn Cầu (Global Home)


Sống trong bức xúc vì phí dịch vụ chung cư

Sống trong bức xúc vì phí dịch vụ chung cư

Bất động sản -  3 năm

Trước khi lựa chọn về ở chung cư, cư dân cần xác định rõ mức phí phải trả để tránh những mâu thuẫn không đáng có với chủ đầu tư, ban quản lý.

Quản lý vận hành chung cư “khó trăm bề” giữa bão Covid-19

Quản lý vận hành chung cư “khó trăm bề” giữa bão Covid-19

Bất động sản -  3 năm

Là ngành góp phần bảo đảm an toàn cho cư dân, song quản lý vận hành nhà chung cư hiện không được coi là ngành nghề thiết yếu, được ưu tiên đi lại làm việc trong giãn cách xã hội.

Giá chung cư Hà Nội tăng bất chấp Covid-19

Giá chung cư Hà Nội tăng bất chấp Covid-19

Bất động sản -  3 năm

Nguồn cung hạn chế, cơ sở hạ tầng được cải thiện, tiêu chuẩn phát triển nhà ở cao hơn và giá thép tăng là nguyên nhân dẫn đến giá căn hộ chung cư tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2021.

Mấu chốt trong mâu thuẫn chung cư

Mấu chốt trong mâu thuẫn chung cư

Bất động sản -  3 năm

Nhiều vụ mâu thuẫn giữa cư dân sinh sống trong chung cư với chủ đầu tư, ban quản trị trong việc quản lý vận hành, cũng như sử dụng phí bảo trì nhưng chưa được chính quyền giải quyết thấu đáo gây bức xúc.

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

Tiêu điểm -  1 phút

Tập đoàn PNE đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nhanh nhất khi được cấp chủ trương dự án điện gió ngoài khơi trị giá hàng tỷ USD.

'Nguyên lý Marketing' - Cẩm nang cho nhà quản trị

"Nguyên lý Marketing" - Cẩm nang cho nhà quản trị

Tủ sách quản trị -  23 phút

"Nguyên lý Marketing" của Philip Kotler & Gary Armstrong là tài liệu không thể thiếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp, cung cấp chiến lược toàn diện và thực tiễn để tối ưu hóa marketing.

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bất động sản -  2 giờ

Bảng giá đất mới sẽ tác động mạnh đến những người có nhu cầu tách thửa, chuyển mục đích sử dụng, xin cấp sổ đỏ và có đất nằm trong khu quy hoạch treo.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  2 giờ

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  3 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.

Hạnh phúc nhờ trải nghiệm xuất sắc

Hạnh phúc nhờ trải nghiệm xuất sắc

Diễn đàn quản trị -  3 giờ

Tổ chức gắn kết mạnh mẽ, cùng vượt qua thách thức và đạt mục tiêu chung là nền tảng để tạo nên trải nghiệm khách hàng xuất sắc và sự phát triển vững bền của doanh nghiệp.

SHB mở rộng gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp với lãi suất từ 4,8%

SHB mở rộng gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp với lãi suất từ 4,8%

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Gói tín dụng SHB quy mô 16.000 tỷ đồng với lãi suất từ 4,8% được triển khai nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động, phục vụ sản xuất kinh doanh với thời gian phê duyệt nhanh.