Leader talk

Bộ phận quản lý vận hành chung cư bị 'bỏ quên' giữa đại dịch Covid-19

Nguyễn Duy Thành, Chủ tịch Global Home Thứ bảy, 24/07/2021 - 08:36

Trong khi hoạt động của các ban quản lý khu công nghiệp luôn rất được quan tâm thì ban quản lý chung cư - đối tượng làm việc trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao, mật độ dân cư đông lại đang bị "bỏ quên" giữa đại dịch Covid-19.

Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang lan rộng tại TP. HCM

Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang lan rộng, số lượng các ca lây nhiễm ngày càng tăng cao, đặc biệt là trong các khu ở tập trung như chung cư. Điều này đã khiến rất nhiều chung cư, tòa nhà sinh sống tập trung bị phong tỏa, cách ly xã hội trong suốt thời gian dài.

Trước nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, các chung cư tại TP.HCM đang phải "căng mình" chống dịch, công việc của ban quản lý vất vả hơn nhiều so với trước.

Ngoài công tác vệ sinh, phun thuốc khử khuẩn tại khu vực công cộng, nhắc nhở cư dân đeo khẩu trang, sử dụng nước rửa tay khô có sẵn, hạn chế nói chuyện trong thang máy, tại những toà nhà có bệnh nhân nhiễm Covid-19, công tác quản lý còn căng thẳng hơn nhiều. 

Ban quản lý chính là những người trực tiếp hỗ trợ, mua đồ ăn, nhu yếu phẩm giúp các hộ dân bị cách lý và kiểm soát khắt khe việc ra vào toà nhà.

Quản lý vận hành chung cư bị "bỏ quên" giữa đại dịch Covid-19
Ông Nguyễn Duy Thành - Chủ tịch HĐQT/ Tổng giám đốc Công ty Quản lý Nhà Toàn Cầu (Global Home)

Trong bối cảnh dịch bệnh, vai trò các ban quản lý chính là nguồn nhân sự nòng cốt trong việc phòng, chống dịch bệnh. Tuy nhiên, hoạt động của họ hiện lại đang gặp nhiều khó khăn.

Theo đó, thứ nhất, ban quản lý không được các cấp chính quyền địa phương và sở y tế thừa nhận là đơn vị hỗ trợ chính thức trong công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm soát việc thực hiện 5K của người dân.

Thứ hai, ban quản lý không được ưu tiên tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh, trong khi họ chính là đối tượng làm việc trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao. Trong trường hợp, toà nhà chung cư có bệnh nhân Covid-19, ban quản lý chính là người tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và các F1 trong toà nhà. 

Minh chứng rõ nhất là ngày 19/7 vừa qua, 15 thành viên trong ban quản lý chung cư D-Vela tại số 1177 đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7, TP.HCM đã có kết quả dương tính với Covid-19. Trước đó một ngày, 15 nhân viên ban quản lý Tòa nhà C-Vela cũng đã mắc SARS-CoV-2.

Thứ ba, các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương không có chính sách cụ thể hỗ trợ các ban quản lý chung cư đang vận hành và các ban quản lý chung cư đang bị cách ly hiện nay.

Thậm chí việc đi làm của các ban quản lý chung cư cũng gặp nhiều khó khăn bởi các chốt kiểm soát dịch xem họ là ngành không thiết thiếu nên không được ra đường. Nhiều ban quản lý khi đi làm đã bị phạt vì đi ra đường không đúng mục đích chính đáng.

Thứ tư, nhân sự hoạt động trong lĩnh vực quản lý vận hành nhà chung cư đang thiếu hụt nghiêm trọng do nhiều người lao động bị cách ly tại địa phương không đến được nơi làm việc.

Số còn lại, những nhân sự ban quản lý bao gồm kĩ thuật, bảo vệ, vệ sinh (thường xuyên mặc đồ bảo hộ y tế làm việc) phải tập trung làm việc tại các khu chung cư và chấp nhận ăn ngủ tại chỗ mà không có điều kiện sinh sống phù hợp. Văn phòng các ban quản lý không được thiết kế có chổ ăn, ngủ ở lại chung cư.

Cần thực hiện ngay các giải pháp thiết thực 

Hoạt động của ban quản lý chính là tổ chức phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho các chung cư, cũng như quản lý, điều hành các sinh hoạt của toà nhà. Do đó, một số nước trên thế giới đã xem trọng vai trò của ban quản lý chung cư trong công tác phòng chống đại dịch. Họ được thừa nhận chính thức là lực lượng hỗ trợ trong các khu chung cư, các khu tập trung đông người.

Quản lý chung cư mùa dịch Covid-19

Tuy nhiên, tại Việt Nam, quản lý vận hành nhà chung cư hiện không được coi là ngành nghề thiết yếu, được ưu tiên trong dịch bệnh. Đây là một thiệt thòi rất lớn của ngành nói chung và cho công tác chống dịch tại các chung cư - nơi có mật độ cư dân đông và nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất cao hiện nay.

Trước thực trạng này, tôi cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương cần có những giải pháp thiết thực, hỗ trợ kịp thời đối với ban quản lý vận hành nhà chung cư trong giai đoạn dịch dịch bệnh đang bùng phát mạnh, đặt biệt tại TP.HCM, Biên Hoà (Đồng Nai), Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu...

Theo đó, các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương cần có văn bản pháp lý chính thức thừa nhận các ban quản lý chung cư tham gia hỗ trợ công tác phòng chống dịch. Chính quyền địa phương ra quyết định thành lập tổ phòng chống dịch tại các khu chung cư. 

Quản lý chung cư phải được xem là ngành nghề thiết yếu được ưu tiên tiêm phòng vacxin và được sự ủng hộ, hỗ trợ của địa phương trong công tác hoạt động.

Ngoài ra, để thực hiện tốt nhất công tác chống dịch, các địa phương cần có quy định để ban quản lý được phép sử dung camera, hình ảnh, clip ghi lại hình cư dân vi phạm 5K để chuyển đến các cơ quan chính quyền địa phương làm bằng chứng phạt vi phạm.

Bên cạnh đó, chung cư cần có quy định bắt buộc cư dân cài ứng dụng Bluezone, khai báo y tế điện tử khi ra/ vào chung cư. Ban quản lý không tiếp xúc gần cư dân tại văn phòng, mọi giao tiếp giữa cư dân và ban quản lý nên ưu tiên thực hiện qua điện thoại và các ứng dụng giao tiếp khác. Ban quản lý cũng nhận thanh toán các khoản phí qua chuyển khoản, qua áp ứng dụng quản lý vận hành (eHome).

Đối với các chung cư có bệnh nhân Covid-19, tôi cho rằng, chính quyền địa phương cần có quy định để ban quản lý được phép chế tài khoá thẻ thang máy, cô lập căn hộ đối với những ca nghi nhiễm F0, F1 trong thời gian chờ đơn vị có trách nhiệm đến giải quyết.

Các địa phương cũng nên lập riêng đường dây nóng cho các ban quản lý liên hệ khi có trường hợp nghi nhiễm Covid-19. Thực tế, khá nhiều ban quản lý lúng túng không biết xử lý như thế nào khi phát hiện ca nghi nhiễm. Trong khi đó, gọi vào các số hotline của chính quyền thì khó kết nối hoặc không liên lạc được.

Mặt khác, các cơ quan quản lý cũng cần ban hành cẩm nang hướng dẫn cụ thể ban quản lý, ban quản trị và cư dân biết để thống nhất quy trình kiểm soát dịch bệnh tại các khung chung cư trong phạm vị áp dụng của tỉnh/ thành phố nhằm phù hợp với từng giai đoạn kiểm soát dịch bệnh.

Hiện nay, Bộ Y tế, các sở ban ngành luôn rất quan tâm, ưu tiên đến hoạt động của các ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp. Tuy nhiên, tại sao vai trò rất quan trọng của các ban quản lý, vận hành khu chung cư lại bị "bỏ quên"? Điều này đã và đang gây khó khăn rất lớn cho công tác chống dịch bệnh.

(*) Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả - Ông Nguyễn Duy Thành, Chủ tịch HĐQT/ Tổng giám đốc Công ty Quản lý Nhà Toàn Cầu (Global Home)


Sống trong bức xúc vì phí dịch vụ chung cư

Sống trong bức xúc vì phí dịch vụ chung cư

Bất động sản -  3 năm

Trước khi lựa chọn về ở chung cư, cư dân cần xác định rõ mức phí phải trả để tránh những mâu thuẫn không đáng có với chủ đầu tư, ban quản lý.

Quản lý vận hành chung cư “khó trăm bề” giữa bão Covid-19

Quản lý vận hành chung cư “khó trăm bề” giữa bão Covid-19

Bất động sản -  3 năm

Là ngành góp phần bảo đảm an toàn cho cư dân, song quản lý vận hành nhà chung cư hiện không được coi là ngành nghề thiết yếu, được ưu tiên đi lại làm việc trong giãn cách xã hội.

Giá chung cư Hà Nội tăng bất chấp Covid-19

Giá chung cư Hà Nội tăng bất chấp Covid-19

Bất động sản -  3 năm

Nguồn cung hạn chế, cơ sở hạ tầng được cải thiện, tiêu chuẩn phát triển nhà ở cao hơn và giá thép tăng là nguyên nhân dẫn đến giá căn hộ chung cư tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2021.

Mấu chốt trong mâu thuẫn chung cư

Mấu chốt trong mâu thuẫn chung cư

Bất động sản -  4 năm

Nhiều vụ mâu thuẫn giữa cư dân sinh sống trong chung cư với chủ đầu tư, ban quản trị trong việc quản lý vận hành, cũng như sử dụng phí bảo trì nhưng chưa được chính quyền giải quyết thấu đáo gây bức xúc.

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Leader talk -  2 ngày

Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Leader talk -  2 ngày

Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.

Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ

Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ

Leader talk -  3 ngày

Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.

'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước

'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước

Leader talk -  3 ngày

Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Leader talk -  6 ngày

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.

Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco

Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco

Doanh nghiệp -  6 giờ

Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.

Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức

Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức

Doanh nghiệp -  6 giờ

Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.

Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở

Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở

Ống kính -  6 giờ

Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Tiêu điểm -  7 giờ

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.

VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.

Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025

Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025

Doanh nghiệp -  19 giờ

Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Tài chính -  1 ngày

Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.