Bất động sản
Bốn yếu tố thúc đẩy thị trường bất động sản nhà ở năm 2022
Thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ phát triển thuận lợi từ năm 2022 nhờ tăng trưởng kinh tế dần ổn định, lãi suất vay mua nhà duy trì ở mức thấp, cơ sở hạ tầng hoàn thiện và nguồn cầu tăng mạnh.

Nhiều chuyên gia cho rằng, sự hồi phục của nền kinh tế thế giới và Việt Nam trong năm 2022 sẽ giúp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ.
Theo đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 4,9% trong năm 2022. Tốc độ tăng trưởng này cao hơn mức trung bình khoảng 2,8%/năm trong giai đoạn 2016 -2019, trước khi xảy ra đại dịch Covid-19. Là nền kinh tế có độ mở lớn, Việt Nam có nhiều dư địa để tận dụng cơ hội khi sức mua toàn cầu phục hồi.
GDP của Việt Nam sẽ tăng 7,5% vào năm 2022, với tốc độ tăng trưởng cao trong tất cả các ngành. Bên cạnh đó, việc Việt Nam sẽ đạt được tỷ lệ tiêm chủng cao 70-75% dân số trong nửa đầu 2022 cũng là yếu tố giúp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và thị trường bất động sản.
Báo cáo ngành bất động sản của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT cho thấy, rủi ro lạm phát là không đáng lo ngại trong hai quý tới cũng là nguyên nhân khiến kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định.
Theo đó, lạm phát Việt Nam đã giảm xuống 2,1% trong tháng 9 (so với 2,8% trong tháng trước). Trong 9 tháng đầu năm 2021, CPI trung bình đạt 1,8%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu của Chính phủ là 4,0%. Áp lực lạm phát sẽ duy trì ở mức thấp trong hai quý tới trước khi tăng lên kể từ quý II/2022 do nhu cầu trong nước phục hồi, Chính phủ không còn giảm giá điện, nước và viễn thông như trong nửa cuối năm 2021 và giá năng lượng tăng cao.
Yếu tố thứ hai góp phần quan trọng thúc đầy thị trường nhà ở phát triển là lãi suất vay mua nhà tiếp tục duy trì ở mức thấp giúp kích thích nhu cầu mua nhà. Hiện lãi suất vay mua nhà ở các ngân hàng nội địa tương đối ổn định ở mức 9,2-9,5% trong 9 tháng đầu năm 2021, đây vẫn là mức thấp nhất trong 10 năm.
Ngân hàng Nhà nước sẽ duy trì chính sách tiền tệ thích ứng vào năm 2022 nhờ lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát. Nhờ đó, lãi suất cho vay thế vay mua nhà sẽ vẫn được duy trì ở mức thấp ít nhất tới cuối quý II/2022 nhằm hỗ trợ kích cầu bất động sản.
Yếu tố thứ ba là việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng sẽ là động lực thúc đẩy thị trường bất động sản tăng trưởng trong tương lai.
Các biện pháp giãn cách xã hội cùng với giá nguyên vật liệu xây dựng tăng cao đã làm ảnh hưởng tiến độ thực hiện vốn đầu tư công trong quý III/2021. Tuy nhiên, đầu tư công đang dần phục hồi ổn định trong tháng 10/2021 sau khi Chính phủ nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội trên toàn quốc kể từ cuối tháng 9.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước dành cho đầu tư công thực hiện trong tháng 10/2021 tăng 20,4% so với tháng trước lên 41,7 nghìn tỷ đồng. Chính phủ đặt mục tiêu giải ngân 95% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2021.
Do lãi suất trái phiếu chính phủ đang ở mức thấp lịch sử và lạm phát được kiểm soát tốt, Chính phủ có thể tung thêm các gói kích thích kinh tế mới để hỗ trợ phục hồi kinh tế, tập trung vào tăng chi tiêu đầu tư công vào phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và nhà ở xã hội.
Hiện nay, một số dự án có tác động tích cực tới thị trường bất động sản đã khởi công trong 2021 như sân bay quốc tế Long Thành giai đoạn 1 khởi công đầu năm 2021, dự án thành phần cao tốc Bắc Nam đang được thi công và 5 dự án còn lại được kỳ vọng sẽ khởi công trong 2021.
Ngoài ra, có một số dự án đáng chú ý dự kiến sẽ hoàn thành trong nửa cuối 2021 và năm 2022 như tuyến metro Nhổn – ga Hà Nội, cầu Thủ Thiêm 2 và tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên.
Thêm vào đó, một số phê duyệt quy hoạch sắp tới cũng sẽ hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng và giá đất. Trong đó, việc đề xuất thành lập thành phố Tây Bắc gồm Củ Chi và Hóc Môn, cùng với thông tin chuyển các huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ lên quận đã thúc đẩy giá nhà ở tại các khu vực này tăng mạnh trong nửa đầu 2021.
Trong dài hạn, việc thúc đẩy đầu tư công, đặc biết phát triển cơ sở hạ tầng có tác động trực tiếp tới thị trường bất động sản, sẽ trở thành động lực tăng trưởng chính của thị trường trong các năm tới.
Giá bất động sản tiếp tục tăng mạnh do nguồn cầu lớn
Nhận định từ Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT cho rằng, giá nhà ở sơ cấp sẽ khó có thể giảm trong năm 2022, do chi phí phát triển dự án gồm tiền đền bù và chi phí tài chính tăng cao trong bối cảnh dự án kéo dài trong các năm qua và chi phí nguyên vật liệu xây dựng đang tăng mạnh.
Mặt khác, theo bà Dương Thuỳ Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam giá bán bất động sản trong năm 2022 sẽ tiếp tục xu hướng tăng nhờ nhu cầu nhà ở vẫn mạnh mẽ trong khi nguồn cung sản phẩm ra thị trường bị sụt giảm nặng nề do dịch bệnh và thủ tục pháp lý.
Số liệu của CBRE cho thấy, quý III/2021, lượng cung căn hộ trên thị trường bất động sản đã giảm đến 70% so với cùng kì năm 2020 và chỉ bằng 1/3 - 1/4 nguồn cung của các năm trước đó.
Mặc dù hoạt động bán hàng bị gián đoạn do cách ly và hạn chế di chuyển tại địa phương, tuy nhiên, nguồn cầu trên thị trường vẫn rất lớn, lượng giao dịch khá khả quan. Hầu hết các dự án may mắn chào bán trong thời gian vừa qua đều bán tốt. Tỷ lệ hấp thụ trên thị trường căn hộ TP.HCM trong quý III/2021 đạt 98,9%. Tại Hà Nội, tỷ lệ hấp thụ thấp hơn, đạt 85,1% nhưng cũng là con số cao hơn các năm trước.
Theo bà Dung, tỷ lệ thanh khoản này phản ánh nhu cầu mua nhà ở của người dân rất lớn, khiến giá bán tăng mạnh.
Giá bán căn hộ sơ cấp tại TP.HCM ghi nhận tăng ở tất cả phân khúc. Giá căn hộ chung cư tăng nhẹ 2 - 8% trong quý III/2021. Phân khúc hạng sang ghi nhận mức tăng trưởng mạnh nhất với 8% nhờ các dự án căn hộ thương hiệu. Giá bán căn hộ sơ cấp trung bình tại TP HCM tăng 17% so với cùng kỳ lên 2.271 USD/m2 trong quý III.
Tương tự, tại Hà Nội, việc thiếu nguồn cung phân khúc tầm trung cấp và bình dân cùng với nhu cầu cao đã khiến giá bán tại các phân khúc này tăng 10,6% và 7,5% so với cùng kỳ. Trong khi đó, phân khúc cao cấp ghi nhận giảm 2,5% do các dự án chào bán trong quý có vị trí ít được săn đón hơn. Giá bán căn hộ sơ cấp trung bình tại Hà Nội tăng 15,9% so với cùng kỳ lên 1.542 USD/m2 trong.
Bên cạnh việc lệch pha cung cầu quá lớn, theo bà Dung, một nguyên nhân khác khiến giá bất động sản tăng cao là do các chủ đầu tư đang liên tục giới thiệu ra thị trường các sản phẩm mới, chất lượng cao, thuộc phân khúc nhà ở hạng sang, siêu sang với mức giá cao kỷ lục khiến mặt bằng giá chung tăng mạnh.
Trong năm 2022, bà Dung cho rằng, xu hướng tăng giá sẽ vẫn tiếp tục trên thị trường bất động sản. Mức giá căn hộ chung cư sẽ tăng từ 3 - 7% tuỳ từng phân khúc. Trong đó, giá căn hộ cao cấp, hạng sang sẽ tăng khoảng 5-7%, giá căn hộ bình dân sẽ tăng 3-5% so với năm 2021.
Đồng quan điểm, dự báo của VNDIRECT cũng cho rằng, giá bán căn hộ sơ cấp tại TP.HCM sẽ tiếp tục xu hướng tăng1-7% ở tất cả phân khúc, trong đó phân khúc trung cấp sẽ tăng mạnh nhất 7% do nhu cầu cao trong khi nguồn cung hạn chế.
Phân khúc hạng sang sẽ tiếp tục sôi động trong 2022 với sự ra mắt của các dự án tọa lạc tại vị trí “vàng” tại quận 1, TP.HCM và TP. Thủ Đức, sau khi một dự án căn hộ thương hiệu đã thiết lập mức giá mới 16.500-18.000 USD/m2 trong 2021.
Tại Hà Nội, giá căn hộ sơ cấp sẽ duy trì đà tăng trưởng ổn định 5-7% vào năm 2022. Trong đó, phân khúc căn hộ hạng sang sẽ thiết lập mức giá mới với dự án Masterise ở Hàng Bài có giá bán dựa theo ước tính trên thị trường khoảng 8.000-10.000 USD/m2.
Đối với thị trường nhà đất, giá đất tại khu vực ngoại thành Hà Nội sẽ tiếp tục xu hướng tăng trong năm 2022 nhờ cơ sở hạ tầng phát triển, đặc biệt là metro Cát Linh - Hà Đông đã được đưa vào vận hành từ tháng 11/2021, sẽ thúc đẩy giá đất tại các khu vực lân cận tăng mạnh.
Nguy cơ bong bóng bất động sản nhìn từ đấu giá đất Thủ Thiêm
Xu hướng nào cho thị trường bất động sản Việt Nam 2022?
Theo ông Neil MacGregor, Tổng giám đốc Savills Việt Nam, nhà ở và bất động sản công nghiệp sẽ là hai phân khúc có sự phát triển mạnh mẽ nhất trên thị trường trong năm 2022.
NHNN: Siết chặt tín dụng chảy vào bất động sản, chứng khoán đầu cơ
Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo các ngân hàng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, kiểm soát và xử lý nợ xấu; hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
Cơ hội bứt phá của thị trường bất động sản khu Bắc TP.HCM
Theo các chuyên gia, bức tranh thị trường bất động sản 2022 sẽ lạc quan hơn khi các hoạt động kinh tế phục hồi trở lại.
Bất động sản nóng trở lại, nhiều nhóm ngành hưởng lợi
Thị trường bất động sản cuối năm được dự báo sẽ có những tín hiệu lạc quan hơn, tạo điều kiện cho các nhóm ngành cung ứng có đà phục hồi như vật liệu xây dựng, xây lắp, thi công… Tuy nhiên, các doanh nghiệp này cần giải được bài toán về nguồn vốn để hòa nhịp vào đường đua của thị trường.
Chặt quá hoá nghẽn, nhà ở xã hội mắc kẹt ở vạch xuất phát
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Mạnh tay cấm căn hộ kinh doanh du lịch, TP.HCM ngăn ngừa tranh chấp chung cư
Quyết định 26/2025 vừa được UBND TP.HCM ban hành sẽ tháo gỡ hàng loạt các vướng mắc trong việc quản lý vận hành nhà chung cư hiện nay trên địa bàn thành phố.
Vay ngân hàng mua nhà: 'Cạm bẫy ngọt ngào' trong cơn sốt giá
Với giá nhà đất cao như hiện nay, việc vay ngân hàng mua nhà có thể đặt người mua trước những áp lực tài chính lớn, thậm chí rơi vào vòng xoáy nợ nần.
Flamingo Holding chơi lớn, hồ Núi Cốc thoát kiếp ‘công chúa ngủ quên’
Hồ Núi Cốc, viên ngọc ẩn mình giữa miền trung du, sắp được đánh thức. Dự án Flamingo Majestic Island Resort hứa hẹn biến nơi đây thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp, mở ra một chương mới cho du lịch Thái Nguyên.
Chuyển động mới tại siêu dự án Sài Gòn Co.op An Phú
VIAC chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Novaland và Nova An Phú, buộc Sài Gòn Co.op thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng phát triển dự án Sài Gòn Co.op An Phú.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.