Cách doanh nghiệp Thụy Điển tổ chức đối thoại tại nơi làm việc

Phạm Sơn Thứ sáu, 25/02/2022 - 11:12

Nâng cao văn hóa đối thoại tại nơi làm việc là cách các doanh nghiệp Thụy Điển tại Việt Nam duy trì lực lượng lao động trong bối cảnh khó khăn gây ra bởi Covid-19.

Đối thoại tại nơi làm việc giúp xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, hiệu quả.

Đối với tập đoàn thời trang H&M, đối thoại tích cực, chủ động giữa người lao động và người sử dụng lao động là 1 trong 4 trụ cột chính, thể hiện hình ảnh và thương hiệu của H&M.

Ông Christer Horn af Åminne, Giám đốc chi nhánh văn phòng H&M Campuchia và Việt Nam cho biết, để thúc đẩy văn hóa đối thoại xã hội tại nơi làm việc, H&M hướng tới việc nâng cao nhận thức về quyền cũng như trách nhiệm của cả người lao động và người sử dụng lao động.

Trên cơ sở nhận thức rõ được quyền và nghĩa vụ, các cuộc đối thoại, làm việc trên tinh thần cởi mở được tổ chức nhằm giải quyết xung đột, hòa giải, thỏa thuận và thương lượng một số chính sách tập thể.

“Dân chủ” là từ khóa được ông Åminne nhấn mạnh khi nói đến đối thoại tại nơi làm việc trong hệ thống các cơ sở sản xuất, kinh doanh của H&M. Theo đó, mỗi nhà máy, xí nghiệp của tập đoàn đều có một đại diện được bầu bởi chính người lao động để đại diện cho lợi ích của người lao động.

Các hội đồng, ủy ban liên quan đến quyền lợi người lao động trong doanh nghiệp cũng được vận hành theo quy tắc dân chủ, tức là theo biểu quyết số đông. Thông qua đó, người lao động được tiếp cận đầy đủ các giải pháp nâng cao quyền lợi.

Một giải pháp khác được H&M tiến hành để nâng cao văn hóa đối thoại tại nơi làm việc là sử dụng những nền tảng trực tuyến, với một ứng dụng riêng dành cho nhân viên của tập đoàn. Tại đây, những phản hồi, trao đổi của nhân viên được tiếp nhận 24/7, được lắng nghe, chia sẻ, cung cấp thông tin theo cách phù hợp nhất.

Nền tảng cho lực lượng lao động hậu Covid-19

Văn hóa đối thoại tại nơi làm việc của H&M được lan tỏa tới cả những nhà cung ứng, điển hình như công ty Crystal Martin Việt Nam.

Chia sẻ tại Hội thảo Đối thoại tại nơi làm việc đóng góp thế nào tới kinh doanh bền vững trong và sau đại dịch, đại diện Crystal Martin Việt Nam cho biết, tổ chức đối thoại là cách thức hiệu quả để nhanh chóng, kịp thời nắm bắt được những vấn đề phát sinh trong bộ máy.

Giống như H&M, Crystal Martin sử dụng ứng dụng trực tuyến riêng của công ty cho hơn 10 nghìn người lao động, đồng thời cũng tận dụng tối đa những nền tảng liên lạc trực tuyến như Facebook, Zalo.

Sau hơn 3 năm, cách làm này chứng minh vai trò hiệu quả trong việc quản trị doanh nghiệp, thực hành truyền thông nội bộ, đặc biệt trong thời điểm nhiều bộ phận văn phòng phải làm việc tại nhà do tác động của Covid-19.

Tại ứng dụng của Crystal Martin, bên cạnh công cụ đối thoại, trao đổi thông tin còn có cả chức năng đào tạo trực tuyến. Công ty cung cấp đào tạo miễn phí cho người lao động về việc bảo vệ bản thân ở nơi làm việc, từ đó nâng cao nhận thức, tránh những hiện tượng quấy rối, đe dọa, bắt nạt người lao động.

Việc xây dựng môi trường làm việc có văn hóa đối thoại là một lợi thế cạnh tranh của Crystal Martin trong việc tuyển chọn nhân sự có tay nghề cao, trước những đối thủ hết sức đáng gờm về tuyển dụng tại Bắc Giang như Samsung, Foxconn…

Khẳng định tầm nhìn “tạo ra cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người”, ông Giafar Safaverdi, Giám đốc điều hành IKEA Việt Nam cho biết, “mọi người” ở đây không chỉ là khách hàng mà còn là cả những người lao động, những thành viên trong chuỗi cung ứng của IKEA.

Quan điểm của IKEA được thể hiện qua bộ quy tắc ứng xử IWAY, được IKEA ban hành bắt buộc cho các nhà cung ứng suốt hơn 20 năm qua, với nhiều nội dung hướng đến xây dựng quyền của người lao động tại nơi làm việc.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây ra nhiều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, IKEA Việt Nam lựa chọn cách đối thoại liên tục với người lao động và đối tác để chia sẻ rủi ro và bảo toàn lợi ích. Thông qua việc đối thoại, các hoạt động hỗ trợ người lao động được tiến hành một cách hiệu quả.

“Nhờ đó, chúng tôi tự tin là sau khi thời điểm khó khăn qua đi, tất cả đối tác và người lao động đều ở lại với chúng tôi”, ông Safaverdi cho biết.

Nói về vai trò của đối thoại tại nơi làm việc, theo bà Trần Thị Lan Anh, Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong bối cảnh dịch bệnh khiến thu nhập suy giảm, tinh thần suy giảm, một môi trường làm việc lành mạnh, người lao động có tiếng nói sẽ giúp người lao động vững tin hơn, từ đó có thái độ, năng suất làm việc tốt hơn.

Tạo ra công việc bền vững, thỏa đáng cho nhân viên không chỉ giúp hoạt động của doanh nghiệp được trơn tru mà còn làm tăng uy tín của doanh nghiệp với thị trường, với chính quyền và với thị trường lao động.

“Những mô hình của Thụy Điển là minh chứng tốt để doanh nghiệp Việt Nam học hỏi và áp dụng”, bà Lan Anh nhận xét. 

Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ

Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ

Diễn đàn quản trị -  3 ngày

Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Diễn đàn quản trị -  4 ngày

Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.

Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs

Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs

Diễn đàn quản trị -  5 ngày

ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.

Chất lượng quản trị doanh nghiệp trong cuộc đua hút vốn

Chất lượng quản trị doanh nghiệp trong cuộc đua hút vốn

Diễn đàn quản trị -  6 ngày

Nâng cao chất lượng quản trị là yếu tố then chốt, quyết định việc doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán.

Hóa giải khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp thực phẩm

Hóa giải khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp thực phẩm

Diễn đàn quản trị -  1 tuần

Khủng hoảng truyền thông với các doanh nghiệp thực phẩm đang ngày càng dữ dội và khó kiểm soát trong thời đại mạng xã hội lên ngôi.

Kinh tế học hài hước

Kinh tế học hài hước

Tủ sách quản trị -  1 giờ

Kinh tế học hài hước mở ra tư duy phân tích dữ liệu phi truyền thống, thiết kế động lực và chiến lược linh hoạt cho nhà quản trị doanh nghiệp.

PVFCCo bắt tay chiến lược PVOil

PVFCCo bắt tay chiến lược PVOil

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

PVFCCo – Phú Mỹ và PVOil sẽ hợp tác toàn diện, đa lĩnh vực nhằm tối ưu hiệu quả khai thác hệ sinh thái hạ tầng và năng lực của hai bên.

MobiFone có tân chủ tịch là Giám đốc Công an Bến Tre

MobiFone có tân chủ tịch là Giám đốc Công an Bến Tre

Hồ sơ quản trị -  1 giờ

Tân chủ tịch MobiFone tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, từng có nhiều năm công tác trong lĩnh vực an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao.

Cơ hội nhận tài trợ 1 triệu USD cho các startup AI

Cơ hội nhận tài trợ 1 triệu USD cho các startup AI

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Giờ đây, các startup AI sẽ có cơ hội được hướng dẫn kỹ thuật, cố vấn chuyên môn, hỗ trợ tiếp cận thị trường khi tham gia AWS Generative AI Accelerator 2025.

Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?

Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?

Doanh nghiệp -  7 giờ

Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.

Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?

Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?

Doanh nghiệp -  9 giờ

Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?

Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná

Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná

Tiêu điểm -  14 giờ

Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.

Đọc nhiều