Căn bệnh ‘vừa đá bóng, vừa thổi còi’ ở các công ty gia đình

Việt Hưng Thứ ba, 15/05/2018 - 11:24

Công ty gia đình càng lâu đời, căn bệnh trên càng nghiêm trọng, không chữa trị sớm, thì hậu quả để lại sẽ nặng nề.

Căn bệnh ‘vừa đá bóng, vừa thổi còi’ ở các công ty gia đình

Khởi nghiệp thường bắt đầu từ qui mô nhỏ, mô hình quản lý "gia đình" - dựa vào huyết thống, quan hệ ruột thịt - có những ưu điểm nhất định: có sẵn sự tin tưởng lẫn nhau, không câu nệ với bất kỳ công việc nào, tiền lương thấp cũng không sao, chưa có đủ thời gian để qui tụ người giỏi...

Sau một thời gian phát triển, doanh nghiệp sẽ lớn hơn. Nhưng mô hình quản lý, lãnh đạo vẫn không thay đổi. Vì vậy, xuất hiện những hiện tượng: tổ chức và giao tiếp theo kiểu gia đình - chú, dì nói thì cháu phải nghe, người lớn tuổi nói người nhỏ tuổi phải nghe... không dựa trên chức năng, quyền hạn, trách nhiệm và năng lực thật sự của mỗi người.

Một phần vị trí chủ chốt, quan trọng đều do người thân nắm giữ, nhưng trong số họ, có nhiều người chưa đủ năng lực. Đánh giá hiệu quả làm việc không công bằng, giải quyết xung đột dựa trên quan hệ ruột thịt...

Phần lớn nhân viên có quan hệ huyết thống với thân chủ thường ỷ lại, dùng quan hệ huyết thống để áp đặt các nhân viên khác, không tuân thủ qui trình làm việc, trách nhiệm, quyền hạn đã được phân công.

Lãnh đạo thì không đành "ra tay" với nhân viên có quan hệ ruột thịt với mình. Cuối cùng, những nhân viên giỏi bỏ đi. Công ty - lẽ ra phải phát triển rất nhanh - thì đi đều từng bước một, có công ty thì lâm vào tình trạng khó khăn, phá sản.

Khi thị trường mà doanh nghiệp tham gia đòi hỏi ngày càng khắc nghiệt, cạnh tranh mỗi ngày một quyết liệt, thì căn bệnh trên ngày càng nghiêm trọng, không chữa trị sớm, thì hậu quả để lại sẽ nặng nề.

Và đây cũng là câu chuyện được nêu ra trong Chương trình CEO – Chìa khoá thành công chủ đề: "Doanh nghiệp gia đình - Quản trị chuyên nghiệp".

Căn bệnh ‘vừa đá bóng, vừa thổi còi’ ở các công ty gia đình
Chương trình CEO – Chìa khoá thành công chủ đề: "Doanh nghiệp gia đình - Quản trị chuyên nghiệp"

Vấn đề của một doanh nghiệp gia đình thuộc lĩnh vực sản xuất và kinh doanh hàng may mặc. 23 năm trước, doanh nghiệp mới chỉ là một xưởng sản xuất gia công, sau đó tạo dựng được chỗ đứng, xây dựng được thương hiệu. 5 năm gần đây, doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn, cả chiều ngang và chiều dọc, đặc biệt là mua lại một số nhà máy sản xuất và đơn vị phân phối ở các tỉnh, thành.

Hiện nay doanh nghiệp đã phát triển với hệ thống sản xuất và phân phối rộng khắp cả nước. Mặc dù CEO là người có tư duy chuyên nghiệp, hệ thống được xây dựng quy mô và bài bản, nhưng do sự lớn mạnh nhanh chóng nên các cổ đông nhận thấy CEO chưa kiểm soát được hết hoạt động của doanh nghiệp mình.

Với thiện chí hỗ trợ CEO quản lý và điều hành, các cổ đông đã đề xuất thành lập một chức năng giám sát độc lập. Bộ phận này sẽ hoạt động độc lập như một bên thứ ba, khách quan, kiểm soát và báo cáo trực tiếp tình hình doanh nghiệp lên HĐQT.

Tuy nhiên CEO không đồng tình với đề xuất này. CEO cho rằng, bộ phận có chức năng giám sát độc lập này giống như ban kiểm soát chỉ cần thiết phải hình thành khi HĐQT đủ 11 thành viên, trong khi HĐQT hiện tại mới chỉ có ít thành viên.

Hơn nữa, doanh nghiệp đã có hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết lập cùng các quy trình và đã có một số phòng kiểm soát chuyên môn như ISO, doanh nghiệp cũng đang phát triển rất tốt nên không cần sự thay đổi. Nếu lập một chức năng kiểm soát độc lập mới, chẳng lẽ giải tán những vị trí và chức năng kiểm soát cũ? Còn nếu giữ cả hai thì sẽ làm tăng quỹ lương, chồng chéo công việc.

Quan trọng hơn, nếu thông tin này truyền ra ngoài, mọi người sẽ thấy, người trong nhà còn không tin được nhau, tin sao được người ngoài? Vậy lúc đó còn ai gắn bó với doanh nghiệp? Đó là chưa kể nếu thành lập chức năng kiểm soát độc lập mới thì lấy nhân sự ở đâu? Làm thế nào để tin tưởng được?

Tuy nhiên các cổ đông cho rằng, trước đây doanh nghiệp còn nhỏ, giờ quy mô đã phát triển rộng lớn hơn, nên CEO sẽ khó kiểm soát. Vì vậy, việc thiết lập một chức năng kiểm soát độc lập sẽ hỗ trợ, để CEO có những thông tin khách quan, từ đó điều hành tốt hơn.

Các chức năng và vị trí trong hệ thống kiểm soát hiện nay thiếu hiệu quả vì họ không báo cáo toàn bộ tình hình diễn ra ở bộ phận của mình. Bởi vì họ sợ hạ lương, sợ bị đánh giá, thậm chí sợ CEO sẽ sa thải, nên họ giấu giếm tình hình thực tế.

Nếu tiếp tục phụ thuộc hoàn toàn vào các vị trí kiểm soát hiện tại, gồm những thành viên vừa là quản lý vừa là kiểm soát chính bộ phận của họ, sẽ dẫn tới tình trạng vừa “đá bóng”, vừa “thổi còi”.

Điều này là xung đột lợi ích, họ sẽ khó vô tư và khách quan trong vai trò kiểm soát. Thêm vào đó, các vị trí này vẫn trực thuộc cùng một cấp quản lý nên thiếu tính khách quan và có thể có sự nể nang. Vậy đâu mới là lời giải thoả đáng cho doanh nghiệp?

Câu trả sẽ có tại Chương trình CEO – Chìa khoá thành công chủ đề: "Doanh nghiệp gia đình - Quản trị chuyên nghiệp" phát sóng vào 10h00 sáng Chủ nhật ngày 13/05 và phát lại vào 8h00 sáng Thứ 2 ngày 14/05/2018 trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam.

Doanh nghiệp háo hức 'đám cưới' hoành tráng, nhưng quên kế hoạch 'sống chung'

Doanh nghiệp háo hức 'đám cưới' hoành tráng, nhưng quên kế hoạch 'sống chung'

Diễn đàn quản trị -  6 năm
Hậu M&A chuỗi cafe mua chuỗi phở: Gộp thương hiệu hay để phát triển riêng?
Doanh nghiệp háo hức 'đám cưới' hoành tráng, nhưng quên kế hoạch 'sống chung'

Doanh nghiệp háo hức 'đám cưới' hoành tráng, nhưng quên kế hoạch 'sống chung'

Diễn đàn quản trị -  6 năm
Hậu M&A chuỗi cafe mua chuỗi phở: Gộp thương hiệu hay để phát triển riêng?
Nghề của thất bại

Nghề của thất bại

Diễn đàn quản trị -  6 năm

Ai làm lãnh đạo cũng đều mong thành công nhưng chỉ thất bại mới tôi rèn được những lãnh đạo giỏi.

Kinh doanh nhượng quyền: Rủi ro nhất chính là thương hiệu

Kinh doanh nhượng quyền: Rủi ro nhất chính là thương hiệu

Diễn đàn quản trị -  6 năm

Dù kinh doanh bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ gì và áp dụng mô hình kinh doanh nào, thương hiệu luôn gắn liền với rủi ro. Riêng đối với mô hình kinh doanh nhượng quyền, do đặc thù chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu và chuyển giao công nghệ cho đối tác nhận nhượng quyền độc quyền, khu vực hay thứ cấp, rủi ro cũng theo đó tăng lên.

Doanh nghiệp háo hức 'đám cưới' hoành tráng, nhưng quên kế hoạch 'sống chung'

Doanh nghiệp háo hức 'đám cưới' hoành tráng, nhưng quên kế hoạch 'sống chung'

Diễn đàn quản trị -  6 năm

Hậu M&A chuỗi cafe mua chuỗi phở: Gộp thương hiệu hay để phát triển riêng?

Cùng là da cá sấu, Hermès làm thế nào bán được túi Birkin giá 3 tỷ đồng?

Cùng là da cá sấu, Hermès làm thế nào bán được túi Birkin giá 3 tỷ đồng?

Diễn đàn quản trị -  6 năm

Kỷ lục cho một chiếc Birkin là 203.150 USD, được một nhà một nhà sưu tập mua vào năm 2011, đó là một chiếc túi da cá sấu màu đỏ với các chi tiết mạ vàng trắng và kim cương.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  14 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  14 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  16 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  17 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  19 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  19 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  19 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".