Diễn đàn quản trị
Khoảng cách lớn giữa nhận thức và thực thi văn hóa doanh nghiệp
Các doanh nghiệp vẫn đối mặt với nhiều hạn chế trong việc thực thi văn hóa doanh nghiệp, dù mức độ nhận thức và đầu tư đã có sự gia tăng đáng kể.
Văn hóa doanh nghiệp đang trở thành yếu tố chiến lược trong hành trình phát triển bền vững của các tổ chức tại Việt Nam. Tuy nhiên, mức độ trưởng thành của văn hóa doanh nghiệp nhìn chung vẫn đang ở giai đoạn sơ khởi.
Gần một nửa trong số 206 doanh nghiệp trả lời khảo sát của Blue C trong tháng 11/2024 có mức độ trưởng thành văn hóa ở cấp độ 3 - cấp độ thiết kế.
Ở cấp độ này, doanh nghiệp đã định hình nền tảng cốt lõi và bước đầu thực hành văn hóa doanh nghiệp, đồng thời xây dựng các kế hoạch hành động để biến những nguyên tắc, niềm tin, giá trị doanh nghiệp tin tưởng thành hiện thực.
Tuy nhiên, khoảng cách giữa kế hoạch và các hành động cụ thể để áp dụng văn hóa doanh nghiệp vào quy trình tổ chức và chuyển hóa nhận thức thành các hành động thực tiễn vẫn còn khá xa.
Cụ thể, hơn một nửa doanh nghiệp được hỏi chưa xây dựng bộ chuẩn hành vi cụ thể gắn với giá trị cốt lõi để hướng dẫn cụ thể cho người lao động. Trong số hơn 46% doanh nghiệp đã xây dựng chuẩn hành vi, chưa đầy 12% doanh nghiệp thực hành các chuẩn hành vi trong thực tế công việc hàng ngày.
Bên cạnh đó, việc lồng ghép văn hóa doanh nghiệp vào các quy trình nhân sự còn nhiều hạn chế. Phần lớn doanh nghiệp chưa thực hiện kiểm tra sự phù hợp của ứng viên với văn hóa doanh nghiệp của tổ chức thông qua giá trị cốt lõi trong quá trình tuyển dụng.
Phần đa cũng chỉ đánh giá nhân viên dựa trên kết quả công việc, mà chưa đánh giá mức độ thể hiện các giá trị cốt lõi, và chỉ tập trung khen thưởng qua các sự kiện phong trào, chưa chú trọng đến hành vi hàng ngày phản ánh giá trị văn hóa.
Theo Blue C, việc thực thi văn hóa doanh nghiệp đang thiên về tổ chức sự kiện mà chưa chú trọng đến việc xây dựng các câu chuyện, truyền thuyết và đưa các yếu tố văn hóa vào không gian vật lý.
Theo chia sẻ của các doanh nghiệp, thiếu nhân lực thực thi và thiếu phương pháp, kỹ năng triển khai hiệu quả tiếp tục là hai khó khăn lớn nhất trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Khó khăn về đo lường văn hóa doanh nghiệp vốn nằm trong nhóm hai thử thách lớn nhất trong năm 2023 đã được cải thiện rõ rệt trong năm vừa qua, tuy nhiên vẫn là yếu tố thấp điểm nhất trong số 14 yếu tố được sử dụng để đo lường văn hóa doanh nghiệp.
Ngân sách dành cho văn hóa doanh nghiệp tiếp tục là một bài toán khó với nhiều tổ chức. Chỉ 26,21% doanh nghiệp cho biết có đủ hoặc dư dả ngân sách để triển khai các chương trình bài bản. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc tối ưu hóa nguồn lực và lựa chọn đầu tư vào những hoạt động mang lại giá trị cao nhất.
Chuyển đổi số, dù là xu hướng tất yếu, cũng chưa thực sự được phát triển mạnh mẽ trong văn hóa doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tận dụng hết tiềm năng của văn hóa số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tối ưu hóa quy trình nội bộ.
Cụ thể, các đặc trưng như “hợp tác” và “phát triển bền vững” vẫn được thể hiện ở mức yếu. Nhiều doanh nghiệp cho biết việc hợp tác giữa các phòng ban còn yếu, chưa ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ của các đối tác chú trọng phát triển bền vững; và cũng ít hợp tác với các đối tác bên ngoài để giải quyết vấn đề của mình.
Ông Lê Quang Vũ, CEO Blue C nhận định, điều này sẽ tạo ra sự cản trở khá lớn cho doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số.
Cụ thể, hợp tác giữa các phòng ban khó khăn có thể dẫn đến tình trạng làm việc rời rạc và thiếu sự liên kết, cản trở sự linh hoạt và khả năng thích nghi của tổ chức trong môi trường kinh doanh số hóa. Còn thiếu hợp tác với các đối tác bên ngoài khiến doanh nghiệp không tận dụng được tối đa nguồn lực từ nhiều phía để hỗ trợ cho chuyển đổi số của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các yếu tố như “đổi mới”, “khách hàng là trung tâm” hay “định hướng dữ liệu” cũng chỉ đạt mức trung bình.
“Đây chính là cơ hội để các nhà lãnh đạo tiên phong định hình một nền văn hóa mạnh mẽ hơn, không chỉ để thúc đẩy sự đổi mới mà còn để gắn kết nhân sự, gia tăng hiệu suất và tạo giá trị dài hạn cho tổ chức”, ông Vũ nói.
Chuyển biến tích cực trong thực thi văn hóa doanh nghiệp
Trong bức tranh tổng thể đầy thử thách, vẫn có những điểm sáng tích cực trong việc thực thi văn hóa doanh nghiệp.
Số lượng doanh nghiệp ở cấp độ tự phát và ý tưởng giảm dần và chuyển lên cấp độ thiết kế cho thấy các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến văn hóa tổ chức, thể hiện rõ nhất ở nhận thức của lãnh đạo về tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp và việc định hình nền tảng văn hóa doanh nghiệp.
Ngày càng nhiều doanh nghiệp chú trọng vào các chương trình đào tạo định kỳ để nâng cao nhận thức và kỹ năng cho nhân viên.
Dù số lượng doanh nghiệp có đủ, thậm chí dồi dào về ngân sách để triển khai các hoạt động văn hóa doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ thấp nhưng đã gia tăng đáng kể so với năm 2023, với nhiều hình thức đa dạng. Khả quan hơn, có đến gần một nửa doanh nghiệp cho biết dự kiến ngân sách cho văn hóa doanh nghiệp sẽ còn tăng lên trong năm 2025.
Hơn 63% doanh nghiệp đã có ít nhất một nhân sự phụ trách văn hóa doanh nghiệp, dù phần lớn vẫn ở mức kiêm nhiệm để tối ưu nguồn lực hiện có.
“Tuy nhiên, về lâu dài, khi doanh nghiệp phát triển ở quy mô lớn, việc xây dựng một bộ máy chuyên trách là điều cần thiết để làm văn hóa một cách bài bản và hiệu quả”, Blue C nhận định.
Một điểm nhấn trong năm 2024 là kết quả ấn tượng của nhóm ngành tài chính – ngân hàng – bảo hiểm về mức độ trưởng thành trong thực thi văn hóa doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thuộc nhóm này tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng với mức điểm trung bình 51,65 điểm, tương đương với cấp độ thứ tư - cấp quản lý.
Ở cấp độ này, văn hóa doanh nghiệp được hoạch định bằng các kế hoạch cụ thể, cùng với sự hỗ trợ từ bộ máy tổ chức, quy trình và các nguồn lực quản lý của doanh nghiệp.
Nhận thức lãnh đạo về văn hóa doanh nghiệp, mức đầu tư ngân sách và mức độ thể hiện các yếu tố văn hóa trên không gian vật lý là ba tiêu chí thể hiện rõ nét nhất ở nhóm ngành này.
Nằm trong nhóm ba ngành có mức độ trưởng thành văn hóa cao nhất còn có du lịch - khách sạn và dịch vụ, đều đạt cấp độ quản lý, cao hơn một cấp độ so với mặt bằng chung.
Năm 2024 chứng kiến sự tăng trưởng về thực thi văn hóa của các doanh nghiệp ở nhóm ngành bất động sản và xây dựng và sự trở lại của nhóm công nghệ thông tin và viễn thông.
Khi văn hóa doanh nghiệp ‘bắt trend’ cùng gen Z
Văn hóa doanh nghiệp: Lạt mềm buộc chặt
Nhiều doanh nghiệp lựa chọn xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh dựa trên năng lực lãnh đạo làm gương thay vì kỷ luật hà khắc.
Khai phá sức mạnh truyền thông nội bộ trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Sự tương tác và xây dựng lòng tin giữa các thành viên trong cộng đồng giúp giảm đáng kể chi phí giao dịch, truyền thông và quản lý nội bộ, từ đó thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của tổ chức.
Giữ nhân tài bằng văn hóa doanh nghiệp
Doanh nghiệp được quản trị tốt nhất giữ nhân tài nhờ văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, môi trường làm việc hạnh phúc, gắn kết và thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Siêu ưu đãi tại Aeon Mall dành cho chủ thẻ quốc tế SHB
Từ nay đến hết 31/3/2025, khách hàng là chủ thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế do SHB phát hành sẽ có cơ hội nhận hoàn tiền lên tới 1 triệu đồng và giảm giá trực tiếp 20% khi chi tiêu, mua sắm tại trung tâm thương mại Aeon Mall.
Chiến lược một đích đến cho mọi nhu cầu ở Be Group
Từ những bước tiến vững chắc với dịch vụ vận tải, Be đã vươn mình thành siêu ứng dụng trong nền kinh tế số đáp ứng mọi nhu cầu hàng ngày của người Việt.
'Muốn đột phá hạ tầng giao thông phải mời gọi các tập đoàn tư nhân'
KTS. Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch, phát triển đô thị Việt Nam đưa ra nhận định trên khi bàn về một số vấn đề quy hoạch, triển khai các dự án nhằm tập trung khai thác tốt hơn không gian vũ trụ, đóng góp cho sự phát triển bền vững của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Trẻ không thể ngồi xổm: Có phải dấu hiệu bất thường xương khớp?
Ngồi xổm vốn là một tư thế quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, nhưng ngày nay, tỷ lệ trẻ em không thực hiện được động tác này đang gia tăng, khiến nhiều phụ huynh lo lắng và tìm cách chữa trị. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần can thiệp y khoa.
Bàn tay nghệ nhân thổi hồn vào phim an toàn bay của Vietnam Airlines
“Chuyến bay nở hoa” là phim an toàn bay mới được phát hành đầu năm 2025, bộ phim sẽ “phủ sóng” trên các chuyến bay của Hãng hàng không Quốc gia.
Hanoi Melody Residences: Những khoảnh khắc bùng nổ sức nóng
Tại quận Hoàng Mai, Hà Nội, dự án Hanoi Melody Residences cho thấy sức hút qua những sự kiện đông kín người tham dự và dòng khách không ngừng tìm đến, đặc biệt trong những ngày cuối cùng của năm 2024, đầu năm 2025.
Sắp ra mắt sàn HoSE, Lọc hóa dầu Bình Sơn lên kế hoạch tăng vốn
Vốn tăng thêm là để phục vụ dự án nâng cấp mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất và chiến lược phát triển dài hạn của công ty.