Châu Âu vượt mặt Mỹ trong tăng trưởng GDP Quý I/2017

Thiên Hương - 00:00, 19/07/2017

GDP vẫn luôn được coi là chỉ số hiệu quả nhất để thể hiện sức khỏe của một nền kinh. Trên cơ sở đó, nền kinh tế khu vực đồng euro đang cải thiện với tốc độ nhanh hơn nền kinh tế Mỹ.

Châu Âu vượt mặt Mỹ trong tăng trưởng GDP Quý I/2017

Số liệu được công bố hôm nay cho thấy GDP trong khu vực đồng tiền chung châu Âu đã tăng 0,5% trong quý I năm 2017, tỷ lệ hàng năm dao động trong khoảng 2%. Con số này cao hơn một chút so với tỷ lệ 0,7% được báo cáo trong cùng kỳ đối với GDP của Mỹ.

Những con số này có lẽ đã vượt quá khoảng cách giữa hai nền kinh tế. Trong những năm gần đây, ước tính tăng trưởng GDP quý I ở Mỹ đã gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, nền kinh tế khu vực đồng euro còn tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn.

Doanh thu riêng ngành ô tô trong tháng 3 đã chứng kiến cú bứt phá của toàn bộ châu Âu vượt Mỹ để trở thành thị trường lớn thứ hai trên thế giới. Trong tháng 4, sản xuất của khu vực châu Âu ghi nhận mức tăng trưởng nhanh nhất trong vòng sáu năm qua. Trong khi chỉ số này của Mỹ lại sụt giảm.

Tin vui không chỉ đến từ các ngành sản xuất. Chỉ số tâm lý kinh tế của Ủy ban Châu Âu, dựa trên khảo sát các ngành công nghiệp dịch vụ, các hãng sản xuất, xây dựng và người tiêu dùng ở khu vực đồng euro đã tăng lên mức cao nhất trong vòng một thập kỷ qua. Sự tăng trưởng của khu vực đồng tiền chung châu Âu phần lớn đến từ sự phục hồi khỏi giai đoạn suy thoái kinh tế sớm hơn nhiều so với Mỹ.

Nhu cầu tiêu dùng tại châu Âu đang trở nên khắt khe hơn, do đó các doanh nghiệp cần phải có năng lực dự phòng để đáp ứng. Tuy nhiên, châu Âu vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Tỷ lệ thất nghiệp tại châu Âu hiện là 9,5%, cao hơn nhiều so với mức 4,5% ở Mỹ.

Sự khác biệt về lập trường chính sách tiền tệ ở châu Âu và Mỹ phản ánh các giai đoạn phục hồi khác nhau. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang rục rịch tăng lãi suất, ngược lại với động thái của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB).

Kết thúc cuộc họp chính sách tiền tệ hàng tháng vào ngày 27/4, ECB vẫn giữ lãi suất cơ bản ở mức 0% và tỷ lệ trả nợ ngân hàng ở mức -0,4%. Cơ quan này cũng không thay đổi tốc độ mua trái phiếu, với mức 60 tỷ euro (66 tỷ đô la) một năm cho đến cuối năm. Mặc dù nền kinh tế có nhiều tín hiệu lạc quan, song chủ tịch ECB, ông Mario Draghi đã không đưa ra bất cứ gợi ý nào về việc chính sách sẽ sớm được thắt chặt.

Ông vẫn còn rất nhiều việc phải đau đầu, bao gồm cả núi nợ của Trung Quốc và chủ nghĩa bảo hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Các cuộc bầu cử ở châu Âu, không Pháp thì Ý vẫn có thể trở thành trở ngại đối với tăng trưởng kinh tế.

Bất chấp thỏa thuận giữa chính phủ Hy Lạp và các chủ nợ về cải cách trong tuần này, ECB phải hiểu rằng Hy Lạp vẫn sẽ tiếp tục là gánh nặng của khu vực đồng euro. Nhưng ít nhất, ngay cả giữa mớ rắc rối này, nền kinh tế vẫn đang tăng trưởng.