“Chỉ một giấy phép con vô lý có thể giết chết hàng nghìn doanh nghiệp Việt”

Vũ Nga Thứ tư, 04/10/2017 - 09:21

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu chỉ một giấy phép con, một loại điều kiện kinh doanh vô lý còn tồn tại, nó có thể giết chết hàng trăm, hàng nghìn doanh nghiệp Việt Nam, làm héo mòn sức sáng tạo và năng lực cạnh tranh.

Bốn rào cản khiến môi trường kinh doanh vẫn kém hấp dẫn

Tại diễn đàn “Chính sách cạnh tranh quốc gia”, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực đáng ghi nhận trong cải thiện môi trường kinh doanh của nước ta, biểu hiện rõ nhất là ban hành các văn bản thúc đẩy cải cách các chính sách về kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp như Nghị quyết 19, Nghị quyết 35.

Theo sau những chính sách quyết liệt trên là những hành động được hiện thực hóa bằng việc sửa đổi hàng loạt các văn bản pháp luật về kinh doanh, trong đó đã cắt giảm nhiều điều kiện kinh doanh bất hợp lý, tinh giản và minh bạch các quy định về thủ tục hành chính. 

Với những nỗ lực, quyết tâm cải thiện môi trường kinh doanh nêu trên, thực tế, hệ thống pháp luật về kinh doanh của nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực rất đáng ghi nhận. Tuy vậy, chất lượng các điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính vẫn là một cản trở rất lớn của môi trường kinh doanh hiện nay.

Ông Đậu Anh Tuấn

Theo ông Tuấn, thứ nhất, hiện nay các bộ, ngành đang được giao để tự rà soát các điều kiện kinh doanh để đề xuất bãi bỏ, chưa có chỉ tiêu rõ ràng, không có một cơ quan chịu trách nhiệm giám sát và có thẩm quyền quyết định kết quả rà soát đó. Cách làm này có thể không hiệu quả, bởi chính các bộ, ngành là nơi sản sinh ra các sản phẩm cấp phép đó, xây dựng chính sách, thực thi chính sách đó, sau đó lại tự rà soát và cắt bỏ đi cái mà mình vừa ban hành trước đó. Thường cơ quan đang cấp phép không nên và không thể chính là cơ quan chủ trì soạn thảo hay cắt giảm quy định về cấp phép.

Thứ hai, vẫn phổ biến văn hoá quản lý thích cấp phép, phổ biến xu hướng chọn dễ tránh khó trong quản lý. Cấp phép là giải pháp quản lý dễ, ngồi một chỗ và doanh nghiệp người dân phải đến xin, cơ quan quản lý thì lại có quyền, quyền tạo ra tiền, ra lợi. Để chủ động từ bỏ cái này là hoàn toàn không dễ dàng.

Thứ ba, việc bãi bỏ giấy phép kinh doanh thời gian qua chưa gắn được với trách nhiệm chính trị của người đứng đầu bộ, ngành, lĩnh vực. Chưa ràng buộc được trách nhiệm của người đứng đầu khi lĩnh vực họ phụ trách đặt thêm nhiều điều kiện kinh doanh gây phiền hà, cản trở sự phát triển.

Thứ tư, chưa có cơ chế để xem xét độc lập sự cần thiết, hiệu quả của giấy phép kinh doanh cũng như kiểm soát sự ra đời của nó. Mô hình “Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp” vốn hoạt động khá hiệu quả đầu những năm 2000 nhưng hiện nay dù vẫn còn tên nhưng tổ công tác không còn có vai trò lớn trong rà soát, đánh giá các giấy phép và điều kiện kinh doanh.

Để tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong cải cách điều kiện kinh doanh, phải hành động thực chất, quyết liệt, theo Trưởng ban pháp chế VCCI, cần có cơ chế giám sát, xử lý bộ ngành cơ quan Nhà nước không bãi bỏ điều kiện kinh doanh mà Chính phủ đã yêu cầu và giám sát việc sinh thêm giấy phép mới.

Chỉ cần thực hiện hết các giải pháp nêu tại Nghị quyết 19 của Chính phủ ban hành hàng năm đã có thể tạo ra thay đổi lớn. Đồng thời, Chính phủ cũng cần cần tăng cường vai trò rà soát, phản biện của các cơ quan độc lập như viện nghiên cứu như CIEM, các hiệp hội như VCCI.

Giấy phép con gây nhiều thiệt hại

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhìn nhận, có nhiều thiệt hại gây ra từ các điều kiện kinh doanh vô lý còn tồn tại.

Theo bà Lan, hiện tại một số quan chức lo cho Nhà nước và muốn giữ quyền lực Nhà nước nhiều quá. Điều này dẫn đến vấn nạn về tư duy bao cấp bởi vì những quan chức này không nghĩ đến lợi ích cho xã hội mà họ chỉ nghĩ cách tạo thuận lợi cho bản thân.

Chuyên gia kinh tế này khuyến nghị, điều quan trọng nhất là phải thay đổi tư duy về vai trò Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Phải có sự giám sát đối với cơ quan Nhà nước về chức năng và nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan này. 

"Không thể để chuyện các cơ quan này đưa ra một loạt các điều kiện, quy định mà không bị xử phạt để đến khi một số điều kiện hay quy định bị xóa bỏ thì những cơ quan này lại được tung hô", bà Lan nhấn mạnh.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

Cũng theo bà Lan, cần phải tăng cường quyền giám sát của xã hội và doanh nghiệp đối với nhà nước. Các cơ quan Nhà nước không tự giác cắt bỏ, việc Bộ Công Thương cắt bỏ hơn 50% điều kiện kinh doanh vừa qua chủ yếu là do sức ép lớn từ xã hội, dư luận và Chính phủ.

“Tuy nhiên những điều kiện được cắt giảm này cũng chỉ là những điều kiện dễ và vu vơ. Nhà nước phải biết tôn trọng thị trường và xã hội hơn thì mới có thể điều chỉnh được hệ thống quản lý Nhà nước trong việc xóa bỏ các điều kiện kinh doanh để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp”, chuyên gia Phạm Chi Lan nhấn mạnh.

Đồng quan điểm trên, Trưởng ban pháp chế VCCI Đậu Anh Tuấn cũng cho rằng, những thiệt hại to lớn từ hàng rào giấy phép kinh doanh rất khó nhận ra.

“Nó không chỉ là thời gian, tiền bạc, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, xa hơn nó còn làm giảm tính cạnh tranh của nền kinh tế, tăng tham nhũng, tiêu cực của bộ máy Nhà nước. Đồng thời, nó cũng tạo ra những động lực ngược chiều đối với cả các doanh nghiệp và bộ máy hành chính Nhà nước”, ông Tuấn cho biết.

Xóa bỏ giấy phép con: 'Nếu lần này Chính phủ thất bại, chúng ta sẽ mất đi cơ hội'

Ông Tuấn nêu dẫn chứng hệ quả tiêu cực của điều kiện kinh doanh bất hợp lý trong lĩnh vực xuất khẩu gạo với sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân, tới bà con nông dân và tới cả ngành gạo Việt Nam.

“Nếu chỉ một giấy phép con, một loại điều kiện kinh doanh vô lý còn tồn tại, nó có thể giết chết đi hàng trăm, hàng nghìn doanh nghiệp Việt Nam, làm héo mòn sức sáng tạo và năng lực cạnh tranh”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Điều này không chỉ gây hệ luỵ lớn cho môi trường kinh doanh Việt Nam, làm cản trở quá trình đưa Việt Nam vươn lên top đầu các nước ASEAN và còn làm chậm quá trình phát triển của cả nền kinh tế, khi mỗi doanh nghiệp là một hạt nhân. Doanh nghiệp khoẻ thì kinh tế mới phát triển và quốc gia mới thịnh vượng.

Chi tiêu công ở Việt Nam thuộc nhóm tốn kém trong khu vực

Chi tiêu công ở Việt Nam thuộc nhóm tốn kém trong khu vực

Tiêu điểm -  7 năm

Chi tiêu công cao, bội chi ngân sách khiến nợ công tăng nhanh trong khi nguồn vốn ODA giảm xuống... đang là bài toán khó cho Việt Nam, theo báo cáo chi tiêu công vừa được công bố.

Ông Đậu Anh Tuấn: 'Doanh nghiệp như là con tin của một số công chức nhiều quyền thiếu tâm'

Ông Đậu Anh Tuấn: "Doanh nghiệp như là con tin của một số công chức nhiều quyền thiếu tâm"

Tiêu điểm -  7 năm

Điều tra của Công ty Tài chính quốc tế (IFC) từ năm 2003 cho thấy, các công ty lớn, phát triển nhanh và có đăng ký kinh doanh đàng hoàng thì lại bị thanh tra thường xuyên hơn.

Hà Nội dùng 284 màn hình LED lớn phục vụ đại lễ 2/9

Hà Nội dùng 284 màn hình LED lớn phục vụ đại lễ 2/9

Tiêu điểm -  16 giờ

Trải dọc hơn 10km tuyến diễu hành, Hà Nội sẽ có 284 màn hình LED được huy động và lắp mới, đặt tại các cửa ngõ và địa điểm công cộng, kết hợp với gần 400 loa truyền thanh.

CII đề xuất xây 4 cây cầu kết nối Thủ Thiêm

CII đề xuất xây 4 cây cầu kết nối Thủ Thiêm

Tiêu điểm -  21 giờ

Hình thức thực hiện là đối tác công tư, trong đó áp dụng hình thức hợp đồng xây dựng, chuyển giao là thanh toán bằng quỹ đất hoặc bằng tiền.

Du lịch Đà Nẵng và Quảng Nam hợp lực

Du lịch Đà Nẵng và Quảng Nam hợp lực

Tiêu điểm -  1 ngày

Việc hợp nhất sẽ giúp khai thác tối đa tiềm năng của hiệp hội du lịch Đà Nẵng và Quảng Nam, xây dựng hình ảnh điểm đến thống nhất và thu hút nhiều du khách.

Thủ tướng: Giải phóng mặt bằng đường sắt cao tốc Bắc - Nam từ tháng 8 tới

Thủ tướng: Giải phóng mặt bằng đường sắt cao tốc Bắc - Nam từ tháng 8 tới

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tướng yêu cầu triển khai đồng loạt giải phóng mặt bằng đường sắt cao tốc Bắc – Nam và tuyến Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng từ 19/8/2025.

Thủ tướng đề xuất 5 giải pháp ứng phó khủng hoảng môi trường và y tế tại BRICS

Thủ tướng đề xuất 5 giải pháp ứng phó khủng hoảng môi trường và y tế tại BRICS

Tiêu điểm -  1 ngày

Tại Hội nghị BRICS mở rộng 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra 5 đề xuất nhằm thúc đẩy hợp tác toàn cầu về môi trường và y tế.

1Office huy động thành công 3 triệu USD từ quỹ Redbadge Pacific

1Office huy động thành công 3 triệu USD từ quỹ Redbadge Pacific

Doanh nghiệp -  1 giờ

1Office vừa gọi vốn thành công 3 triệu USD từ quỹ Redbadge Pacific và nhà đầu tư trong nước, đánh dấu bước chuyển vào kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI).

Giá chung cư Hà Nội tiếp tục tăng vọt

Giá chung cư Hà Nội tiếp tục tăng vọt

Bất động sản -  16 giờ

Giá chung cư Hà Nội trong quý II tăng tới 33% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên tỷ lệ hấp thụ sụt giảm mạnh, cho thấy người mua đang ngày càng thận trọng hơn trước những diễn biến thị trường.

Hà Nội dùng 284 màn hình LED lớn phục vụ đại lễ 2/9

Hà Nội dùng 284 màn hình LED lớn phục vụ đại lễ 2/9

Tiêu điểm -  16 giờ

Trải dọc hơn 10km tuyến diễu hành, Hà Nội sẽ có 284 màn hình LED được huy động và lắp mới, đặt tại các cửa ngõ và địa điểm công cộng, kết hợp với gần 400 loa truyền thanh.

Bamboo Airways có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Bamboo Airways có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Doanh nghiệp -  16 giờ

Hội đồng quản trị Bamboo Airways đã thống nhất bầu ông Phạm Ngọc Vịnh giữ vai trò chủ tịch hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2023–2028.

Bỏ hạn mức tín dụng: Tìm điểm cân bằng để tăng trưởng bền vững

Bỏ hạn mức tín dụng: Tìm điểm cân bằng để tăng trưởng bền vững

Tài chính -  19 giờ

Việc chuyển đổi sang cơ chế cấp hạn mức tín dụng linh hoạt hơn, dựa trên nguyên tắc thị trường, được xem là xu hướng tất yếu. Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, quá trình điều chỉnh này cần được thực hiện một cách thận trọng, có kiểm soát.

Saint-Gobain: Tăng tốc nhờ bệ phóng phát triển bền vững

Saint-Gobain: Tăng tốc nhờ bệ phóng phát triển bền vững

Leader talk -  20 giờ

Saint-Gobain Việt Nam tăng trưởng gấp 4 lần chỉ trong một thập kỷ nhờ đặt tính bền vững là nền tảng xuyên suốt cho quá trình phát triển.

Tiếp thị trung thực: Lá chắn bảo vệ thương hiệu trong kỷ nguyên số

Tiếp thị trung thực: Lá chắn bảo vệ thương hiệu trong kỷ nguyên số

Diễn đàn quản trị -  20 giờ

Khi niềm tin người tiêu dùng trở thành “tài sản sống còn” của thương hiệu, tiếp thị trung thực nổi lên như "lá chắn" giúp doanh nghiệp bảo vệ giá trị và phát triển.