Tài chính
Chỉ số chứng khoán VNIndex vượt đỉnh lịch sử 1.200 điểm
VNIndex vượt ngưỡng 1.200 điểm trong bối cảnh tình trạng nghẽn lệnh HOSE chưa thể giải quyết, điều này khiến các nhà đầu tư trong nước giao dịch thận trọng còn khối ngoại vẫn giữ vững quan điểm tránh rủi ro hệ thống khi không ngừng bán ròng
Phiên giao dịch 18/3 khép lại với chỉ số VNIndex tăng 14,85 điểm (1,25%) lên 1.200,94 điểm. Bất chấp Sở giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) tiếp tục nghẽn lệnh trong phiên chiều, thị trường vẫn có sự bùng nổ mạnh mẽ trong phiên giao dịch đóng cửa (ATC).
VNIndex nhờ đó duy trì trạng thái tích cực và đóng cửa ở trên mốc 1.200 điểm kể từ 9/4/2018. Nhóm cổ phiếu ngân hàng là động lực chính dẫn dắt thị trường với giao dịch sôi động trong nhiều phiên gần đây. Nhiều mã chứng khoán tăng mạnh như ACB, BID, CTG, MBB, SHB, VCB, VPB, TCB… Trong đó, cổ phiếu TCB của Techcombank đã tăng 4,1% trong phiên hôm nay; tiếp theo là cổ phiếu BID (tăng 3,9%); VPB (tăng 2,8%); CTG (tăng 2,4%)…
Cùng với ngân hàng, nhiều cổ phiếu lớn trong nhóm VN30 như KDH, SSI, VNM, MSN, BVH…cũng đồng thuận tăng điểm giúp sắc xanh thị trường được củng cố. Các nhóm cổ phiếu chứng khoán, thép cũng thu hút dòng tiền khá tốt trong sáng nay.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu dầu khí, bất động sản, xây dựng, công nghệ, viễn thông giao dịch chững lại và giảm giá về cuối phiên.
Cách đây hai tháng, VN-Index đã chạm mốc 1.200 điểm và được giới phân tích kỳ vọng sớm vượt đỉnh nhờ dòng tiền khỏe của nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên, thị trường sau đó đảo chiều mạnh do áp lực chốt lời quyết liệt và thông tin về đợt dịch bùng phát lần thứ ba.
Trong bối cảnh sự cố nghẽn lệnh HOSE chưa thể giải quyết, khối ngoại vẫn giữ vững quan điểm tránh rủi ro hệ thống khi không ngừng bán ròng. Giao dịch khối ngoại là điểm trừ lớn nhất trong ngày hôm nay khi tiếp tục bán ròng hơn 340 tỷ đồng trên toàn thị trường, lực bán tập trung vào một vài cổ phiếu như CTG, MSB, VNM, HPG…
Trong báo cáo mới đây của mình, quỹ đầu tư VinaCapital nhận định trạng thái nghẽn lệnh là vấn đề lớn cần giải quyết của thị trường chứng khoán Việt Nam, song cũng là một dấu hiệu tích cực, cho thấy triển vọng tăng trưởng lớn.
Nhận định về thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2021, VinaCapital đánh giá thị trường sẽ tiếp tục tăng điểm nhờ sự hỗ trợ của ba yếu tố: lãi suất dài hạn ổn định; sự tham gia mạnh mẽ của nhà đầu tư cá nhân; và nền kinh tế mạnh mẽ được thúc đẩy bởi tiêu dùng nội địa cũng như xuất khẩu.
Trong các báo cáo chiến lược của mình, hầu hết các công ty chứng khoán cũng cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiêp tục tăng điểm trong năm nay.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đánh giá thị trường chứng khoán đầy tiềm năng khi dự báo chỉ số VNIndex có thể đạt 1.250 điểm vào cuối năm, tăng 13% so với năm 2020. Tăng trưởng EPS các doanh nghiệp trên HOSE đạt mức 30%.
Dự báo mục tiêu của VNIndex năm 2021 của VCSC tương ứng với P/E trượt là 16,9 lần dựa theo EPS dự báo 2021 và P/E dự phóng 12 tháng tính đến cuối năm 2022 là 13,9 lần. Ngành ngân hàng là nhân tố dẫn dắt chính cho thị trường khi chiếm hơn 40% dự báo tổng thu nhập dự phóng năm 2021 của nhóm phân tích.
VinaCapital: Nghẽn lệnh phản ánh sức hút của thị trường chứng khoán
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nền giáo dục hạnh phúc tạo ra cộng đồng hạnh phúc
Trọng tâm của giáo dục đang thay đổi, theo Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo, hướng tới phát triển con người biết sống hạnh phúc, tạo ra hạnh phúc cho mình và cộng đồng.
Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị
Thấu hiểu con người và tâm tư của nhân sự trẻ để tạo môi trường giúp họ phát huy tối đa tiềm năng là chìa khóa giúp doanh nghiệp vươn xa.
Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.