Chiến lược kinh doanh của SHB từ thương vụ thoái vốn SHBFinance

Lam Giang Thứ hai, 19/06/2023 - 14:29

Thương vụ chuyển nhượng vốn điều lệ SHBFinance cho Krungsri là thương vụ tiêu biểu trong năm 2022 – 2023. Đây là khoản chuyển nhượng giúp ngân hàng mẹ thu về hàng nghìn tỷ đồng, một lần nữa khẳng định uy tín, vị thế của SHB trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế.

Thoái vốn SHBFinance và chiến lược chuyển đổi của SHB

Từ năm 2021, SHB đã ký các thỏa thuận chuyển nhượng vốn điều lệ tại SHBFinance cho Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) của Thái Lan - thành viên Tập đoàn MUFG (Nhật Bản).

Thương vụ này gây sự chú ý của toàn thị trường trong giai đoạn các giao dịch M&A trầm lắng giai đoạn 2021 - 2023 bởi tỷ lệ giá chuyển nhượng/vốn điều lệ cao nhất trong các thương vụ chuyển nhượng.

SHB thoái vốn khỏi SHBFinance đúng thời điểm ngân hàng đưa ra chiến lược chuyển đổi giai đoạn 2022 – 2027 và tầm nhìn 2035.

Theo ngân hàng, động thái này là “mũi tên trúng hai đích”: Một là, mang về cho SHB một khoản lãi lớn tạo điều kiện cho ngân hàng này củng cố năng lực tài chính, các yếu tố nền tảng, đẩy nhanh chuyển đổi số, mở rộng hơn nữa các hoạt động kinh doanh ở những phân khúc tiềm năng; Hai là, thông qua thương vụ này thể hiện rõ uy tín, vị thế của SHB trên trường quốc tế.

Ông Đỗ Quang Vinh, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc SHB cho biết, việc chuyển nhượng vốn cho Krungsri sẽ mang lại nguồn thặng dư đáng kể cho cổ đông SHB, tạo thêm nguồn lực để ngân hàng tiếp tục tăng cường năng lực tài chính và các yếu tố nền tảng, qua đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh ở các phân khúc trọng tâm. 

"Đặc biệt SHB đẩy mạnh đầu tư hơn nữa cho quá trình chuyển đổi số, tăng cường bộ đệm vốn, đẩy nhanh lộ trình triển khai Basel III và áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) trong năm 2023", ông Vinh nói thêm.

Phân tích chiến lược kinh doanh của SHB từ thương vụ thoái vốn SHBFinance
Nguồn thặng dư từ thương vụ sẽ giúp SHB có thêm động lực phát triển trong tương lai.

Theo kế hoạch này, SHB tập trung quyết liệt chuyển đổi toàn diện ngân hàng với 4 trụ cột chiến lược để phát triển, gồm: cải cách thể chế, cơ chế; kiện toàn tổ chức bộ máy và nhân sự; lấy khách hàng làm trọng tâm; nền tảng công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Với chiến lược này, SHB thể hiện rõ quyết tâm trở thành một trong những ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam và hoạt động hiệu quả nhất hệ thống.

SHB cũng đã lựa chọn với BCG (1 trong 3 công ty tư vấn chiến lược lớn nhất thế giới) làm đối tác để tư vấn triển khai chiến lược kinh doanh. Sau khi chuyển đổi thành công, SHB sẽ trở thành ngân hàng có mô hình hoạt động theo chuẩn mực quốc tế với môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao.

Là năm thứ hai triển khai chiến lược chuyển đổi, trong năm 2023, SHB đặt mục tiêu tổng tài sản đạt khoảng 600.000 tỷ đồng; vốn điều lệ đạt trên 36.600 - 40.000 tỷ đồng, duy trì vị thế top 5 ngân hàng cổ phần tư nhân có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống; lợi nhuận trước thuế trên 10.200 tỷ đồng; tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của SHB đạt trên 12% theo chuẩn mực Basel II. Đây cũng là mức an toàn vốn thuộc nhóm cao nhất trên thị trường tài chính ngân hàng hiện nay.

Song song với đó, ngân hàng này sẽ tập trung vốn cho để phát triển mạnh hơn nữa những phân khúc chiến lược là khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp do nữ làm chủ…

Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số

Từ góc độ bên ngoài, sự thay đổi rõ nét trong kế hoạch chuyển đổi 5 năm 2022 – 2027 của SHB đó chính là quá trình chuyển đổi số. Ngân hàng này đang là một trong những tổ chức đứng đầu trong bảng xếp hạng về tốc độ chuyển đổi số trong hệ thống ngân hàng.

Theo báo cáo hoạt động năm 2022 của SHB, nhờ chuyển đổi số mà số lượng khách hàng cá nhân trên kênh số đã tăng 82%, số lượng khách hàng doanh nghiệp tăng 116%... Hiện nay, hơn 90% giao dịch khách hàng của SHB đều thực hiện trên kênh số, từ mở tài khoản thông qua định danh điện tử (eKYC), chuyển khoản, mở/đóng thẻ, vay thấu chi, tiết kiệm online, thanh toán hóa đơn cho đến đăng ký hồ sơ vay vốn... 

Trong năm 2023, SHB dự kiến sẽ đồng loạt triển khai hơn hàng chục dự án mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin và chuyển đổi số, một quy mô chưa từng có trong lịch sử ngân hàng.

Phân tích chiến lược kinh doanh của SHB từ thương vụ thoái vốn SHBFinance 1
Chuyển đổi số được coi là mũi nhọn trong chiến lược tăng trưởng của SHB.

Theo ông Đỗ Quang Vinh, việc phát triển các nền tảng kỹ thuật và nghiên cứu các giải pháp sáng tạo để đáp ứng xu hướng tiêu dùng là ưu tiên hàng đầu của ngân hàng trong thời đại công nghệ. SHB đã và đang đầu tư rất lớn cho nền tảng công nghệ và hạ tầng kỹ thuật cũng như nhân sự vận hành và công nghệ quản trị. Hệ thống an ninh thông tin của ngân hàng luôn đảm bảo bảo mật tối đa dữ liệu và các giao dịch của khách hàng. 

Để đẩy mạnh hơn nữa quá trình chuyển đổi số, SHB đang thu hút các nhân sự chất lượng cao, đặc biệt là các chuyên gia trong nước và quốc tế đang hoạt động và làm việc tại các công ty công nghệ hàng đầu thế giới.

“Văn hóa doanh nghiệp và chế độ đãi ngộ là nền tảng để SHB có thể thu hút nhân tài về làm việc cùng ngân hàng – đây cũng chính là 1 trong 4 trụ cột trong chiến lược chuyển đổi của SHB”, ông Đỗ Quang Vinh nhấn mạnh.

2023 là năm SHB kỷ niệm 30 năm thành lập, phát triển cùng đất nước. SHB đã và đang tích cực đổi mới chiến lược kinh doanh, thu hút nhân tài, hiện đại hóa công nghệ, chuyển đổi số toàn diện hướng tới thị trường và khách hàng, đồng thời tiếp tục nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị theo chuẩn mực Basel III, phát triển an toàn, bền vững, khẳng định uy tín, vị thế trên trường quốc tế.

SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên hơn 36.600 tỷ đồng

SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên hơn 36.600 tỷ đồng

Tài chính -  1 năm
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận về việc Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2022 cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 18% và phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Sau khi thực hiện 2 phương án trên, vốn điều lệ của SHB sẽ tăng từ 30.674 tỷ đồng lên mức 36.645 tỷ đồng, duy trì vị trí Top 5 Ngân hàng TMCP tư nhân có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống.
SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên hơn 36.600 tỷ đồng

SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên hơn 36.600 tỷ đồng

Tài chính -  1 năm
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận về việc Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2022 cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 18% và phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Sau khi thực hiện 2 phương án trên, vốn điều lệ của SHB sẽ tăng từ 30.674 tỷ đồng lên mức 36.645 tỷ đồng, duy trì vị trí Top 5 Ngân hàng TMCP tư nhân có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống.
SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên hơn 36.600 tỷ đồng

SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên hơn 36.600 tỷ đồng

Tài chính -  1 năm

Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận về việc Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2022 cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 18% và phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Sau khi thực hiện 2 phương án trên, vốn điều lệ của SHB sẽ tăng từ 30.674 tỷ đồng lên mức 36.645 tỷ đồng, duy trì vị trí Top 5 Ngân hàng TMCP tư nhân có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống.

Ngân hàng SHB đồng hành, tăng nội lực cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Ngân hàng SHB đồng hành, tăng nội lực cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Nhịp cầu kinh doanh -  1 năm

Nằm trong định hướng đồng hành toàn diện cùng khách hàng doanh nghiệp, vừa qua, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã tổ chức thành công Hội thảo đào tạo, chia sẻ, cung cấp các giải pháp phi tài chính giúp các khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu kiểm soát rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động,

SHB dành 600 triệu đồng ưu đãi cho khách hàng mở thấu chi và thẻ tín dụng

SHB dành 600 triệu đồng ưu đãi cho khách hàng mở thấu chi và thẻ tín dụng

Nhịp cầu kinh doanh -  1 năm

Nhằm thúc đẩy các giải pháp tài chính trực tuyến, hỗ trợ vốn cho khách hàng mọi lúc mọi nơi, từ nay đến hết ngày 31/12/2023, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) triển khai nhiều ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng cá nhân với tổng giá trị lên tới 600 triệu đồng.

SHBFinance chính thức trở thành thành viên của Krungsri

SHBFinance chính thức trở thành thành viên của Krungsri

Tài chính -  1 năm

Chính thức được đồng sở hữu bởi Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và Krungsri, SHBFinance đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ nằm trong Top 4 công ty tài chính tiêu dùng hoạt động an toàn hiệu quả nhất Việt Nam, phục vụ thêm 1 triệu khách hàng hạnh phúc.

Techcombank tiến sâu vào thị trường bảo hiểm

Techcombank tiến sâu vào thị trường bảo hiểm

Tài chính -  11 giờ

Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.

TPS mạnh tay đầu tư trái phiếu dưới thời Chủ tịch Đỗ Anh Tú

TPS mạnh tay đầu tư trái phiếu dưới thời Chủ tịch Đỗ Anh Tú

Tài chính -  12 giờ

Đóng góp chính vào kết quả kinh doanh của TPS chủ yếu đến từ lãi bán các tài sản tài chính và thu nhập hoạt động khác, chiếm 65% tổng doanh thu hoạt động.

TPBank thông tin về việc từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú

TPBank thông tin về việc từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú

Tài chính -  1 ngày

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đưa ra thông tin nhận được đơn từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú – Phó chủ tịch hội đồng quản trị.

Nới room ngoại tối đa cho 4 ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc

Nới room ngoại tối đa cho 4 ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc

Tài chính -  2 ngày

Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  3 ngày

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.

Vinhomes Đan Phượng hút khách

Vinhomes Đan Phượng hút khách

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.

Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy

Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy

Bất động sản -  6 giờ

Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.

Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn

Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn

Tiêu điểm -  7 giờ

Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.

Thời cơ vàng để du lịch Việt Nam bứt phá

Thời cơ vàng để du lịch Việt Nam bứt phá

Leader talk -  8 giờ

Du lịch Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng để bứt phá, tăng tốc, tận dụng mọi lợi thế để khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch thế giới.

Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt

Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt

Tiêu điểm -  9 giờ

Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.

'Quốc gia khởi nghiệp': Bài học quản trị xuất sắc

'Quốc gia khởi nghiệp': Bài học quản trị xuất sắc

Tủ sách quản trị -  9 giờ

Khám phá bí quyết quản trị xuất sắc từ những quốc gia khởi nghiệp hàng đầu thế giới. Học hỏi chiến lược và bài học thành công để thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Techcombank tiến sâu vào thị trường bảo hiểm

Techcombank tiến sâu vào thị trường bảo hiểm

Tài chính -  11 giờ

Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.