Tiêu điểm
Chiến lược nào để nông sản Việt chinh phục thị trường Hàn Quốc?
Với nhiều thế mạnh sẵn có, nông sản Việt đã có thể vươn mình ra nhiều thị trường lớn, song để chinh phục được những thị trường khó tính như Hàn Quốc, việc đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm cần được đặt lên trên hết.

Theo ông Lê An Hải, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công thương), kể từ khi thiết lập mối quan hệ thương mại Việt - Hàn năm 1992, kim ngạch thương mại hai chiều tăng tới 123 lần lên 61,5 tỷ USD, chiếm 14,4% tổng xuất nhập khẩu của Việt Nam ra thế giới.
Năm 2017, Hàn Quốc vươn lên trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam (sau Trung Quốc), Việt Nam cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ 8 của Hàn Quốc.
Hàn Quốc hiện cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam tính theo tổng vốn đầu tư lũy kế với 59,2 tỷ USD và số lượng dự án với khoảng 7.000 dự án.
Đặc biệt sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) có hiệu lực vào tháng 12/2015, đà tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Hàn Quốc tiếp tục tăng mạnh, trong đó nhóm mặt hàng nông sản cũng có sự tăng trưởng khá.
Mặc dù đứng thứ 4 về xuất khẩu nông sản vào Hàn Quốc, ông Hải nhận định, tỷ trọng hàng nông sản Việt trong cơ cấu xuất khẩu sang nước này vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng của Việt Nam, chỉ chiếm khoảng 3,2 - 3,4%.
Lý giải thực trạng này, ông Hải cho rằng, mặc dù là một thị trường lớn và có nhiều tiềm năng cho nông sản Việt, song Hàn Quốc cũng là thị trường áp dụng các tiêu chuẩn cao về kiểm dịch động thực vật và thực phẩm nhập khẩu, không ít doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã gặp phải khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu về kiểm dịch của Hàn Quốc.
Từ ngày 1/1/2017, Hàn Quốc đã tiến hành áp dụng cơ chế mới về quản lý danh mục thuốc bảo vệ thực vật có trong quả hạt có dầu và hoa quả nhiệt đới. Theo đó, nếu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật chưa được đăng ký thiết lập mức giới hạn cho phép (Maximum residue limit – MRLs) thì sẽ bị áp dụng mức mặc định chung là 0.01ppm.
Đại diện Bộ Công thương nhận định, biện pháp này sẽ hạn chế về số lượng, chủng loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong phòng trừ sâu bệnh tại Việt Nam; nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật chưa được đăng ký theo quy định mới của Hàn Quốc sẽ bị áp mức mặc định 0,01ppm.
Cuối cùng, xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của Việt Nam như cà phê, lạc nhân, hạt điều và các loại trái cây nhiệt đới sang thị trường Hàn Quốc sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp.
Nếu như đầu năm 2017, Hàn Quốc chỉ mới áp dụng hệ thống quản lý danh mục dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (PLS) cho các loại hạt, quả hạch và trái cây nhiệt đới bị áp dụng thì đến giai đoạn 2, kể từ 1/1/2019, hệ thống này sẽ áp dụng cho toàn bộ các mặt hàng nông sản.
Giải thích việc áp dụng hệ thống PLS đối với các mặt hàng nông sản của Việt Nam, ông Lee Soon-Ho, đại diện Bộ An toàn thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc cho biết hiện nay, thực phẩm nhập khẩu vào Hàn Quốc ngày càng nhiều và chủng loại đa dạng tuy nhiên các hệ thống hiện có bị hạn chế trong việc bảo đảm tính an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu;
Ngoài ra, việc giới thiệu áp dụng hệ thống PLS cũng đang được triển khai ở các nước lớn giúp hướng dẫn nhập khẩu và phân phối hàng nông sản an toàn.
Thông tin từ Bộ Công thương cho biết, trong thời gian tới 370 loại thuốc bảo vệ thực vật sẽ chịu sự kiểm tra chuyên sâu tại cảng nhập khẩu được chỉ định của Hàn Quốc, trong đó có gần 140 loại thuốc hiện chưa có tiêu chuẩn an toàn về dư lượng tại Hàn Quốc.
Đại diện Bộ An toàn thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc khuyến cáo, doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng rà soát hàng trái cây xuất khẩu của mình có sử dụng loại thuốc bảo vệ thực vật nào chưa có tiêu chuẩn an toàn về dư lượng tại Hàn Quốc, đặc biệt là 20 sản phẩm nông sản Việt Nam được xuất khẩu nhiều nhất sang Hàn Quốc.
.jpg)
Trước tình hình này, ông Nguyễn Quốc Toản, quyền cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nhận định, mặc dù hàng nông sản của Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu lớn nhưng để có thể nâng cao được khả năng xuất khẩu trực tiếp sang những thị trường đã phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, châu Âu, nông sản Việt cần đáp ứng được những tiêu chuẩn kỹ thuật ngày một khắt khe trong sản xuất và bảo quản.
Cô gái Việt bỏ Paris về Tây Nguyên khởi nghiệp với nông nghiệp hữu cơ
Thiết lập kênh tiêu thụ nông sản Việt quy mô lớn tại Pháp
Doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Pháp sẽ có cơ hội giao lưu, kết nối trong sự kiện "Tuần hàng nông sản Việt Nam 2018" tại chợ đầu mối nông sản quốc tế Rungis (Pháp).
Chìa khóa để nông sản Việt 'đi được đường xa, ra được chợ lớn'
Theo các chuyên gia, cần đưa ra các giải pháp chấm dứt việc giải cứu nông sản như hiện nay vì câu chuyện này sẽ chỉ làm giảm giá trị của nông sản Việt đồng thời mang lại nguồn thiệt lớn cho người nông dân.
Nông sản Việt vẫn phụ thuộc quá nhiều vào các 'ông tơ, bà mối' Trung Quốc'
Thương lái Trung Quốc vào đến tận vùng sâu, vùng xa, đến bất cứ ngõ hẻm nào của Việt Nam và họ giỏi hơn chúng ta bởi họ biết Việt Nam có gì ngon nhất, thời điểm nào thu hoạch tốt nhất để thu mua.
Chuyên gia bày cách khắc phục triệt để nạn giải cứu nông sản Việt
Liên tiếp các đợt giải cứu nông sản trong thời gian gần đây đang đặt ra bài toán đối với sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở
Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.