Tiêu điểm
Chủ tịch TP.HCM làm tổ trưởng gỡ khó các dự án bất động sản
UBND TP.HCM vừa ban hành quyết định về việc kiện toàn tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án đầu tư trên địa bàn.
Tổ công tác gồm 14 thành viên, do Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi làm tổ trưởng. Các tổ phó gồm ông Bùi Xuân Cương - Phó chủ tịch UBND thành phố, bà Lê Thị Huỳnh Mai - Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư.
Thành viên là lãnh đạo các sở, ngành, văn phòng UBND thành phố, UBND TP. Thủ Đức, quận, huyện tại địa điểm thực hiện dự án.
Sở Kế hoạch và đầu tư là cơ quan thường trực của tổ công tác. Các thành viên hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm và sử dụng bộ máy, nhân sự của cơ quan, đơn vị mình để thực hiện nhiệm vụ đối với nội dung thuộc chức năng và chuyên ngành quản lý.
Tổ công tác có nhiệm vụ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến các dự án đầu tư trên địa bàn do các sở, ban, ngành của thành phố đang thụ lý hồ sơ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ, đảm bảo đúng trình tự và thời gian.
Bên cạnh đó, rà soát các dự án đầu tư chậm triển khai do các vấn đề vướng mắc phát sinh để có hướng xử lý, tránh lãng phí nguồn lực đất đai, gây mất mỹ quan đô thị và an toàn công trình.
Đồng thời, rà soát nội dung bất cập, có sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy định pháp luật có liên quan nhằm tháo gỡ vướng mắc chung cho các dự án để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng.
Thời gian qua, TP.HCM đang tiến hành gỡ khó cho hàng loạt dự án bất động sản. Cập nhật tiến độ gỡ vướng pháp lý mới nhất từ Sở Tài nguyên và môi trường đối với 101 kiến nghị của 96 dự án chia thành 5 nhóm: hoàn thành, đang giải quyết, tạm dừng, không thuộc thẩm quyền và không phù hợp pháp lý hiện hành.
Cụ thể, với nhóm hoàn thành có 10 kiến nghị đã được giải quyết xong. Đơn cử như dự án Cao ốc văn phòng Park IX (quận Tân Bình) do Công ty CP Địa ốc Xây dựng và Thương mại Sài Gòn 9 làm chủ đầu tư, cơ quan này đã có công văn báo cáo UBND TP.HCM chấp thuận cho thuê phần đất gần 100m2 tăng thêm.
Đối với giai đoạn 3 dự án Saigon Centre của chủ đầu tư Keppel Land, Sở Tài nguyên và môi trường đã có văn bản gửi Sở Kế hoạch đầu tư về việc điều chỉnh gia hạn thời gian thuê đất.
Còn các kiến nghị của Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Lê Thành, Sở Tài nguyên và môi trường đã có công văn trình UBND TP.HCM xem xét, chấp thuận cho công ty nhận chuyển nhượng phần diện tích 23.100 m2 đất nông nghiệp để thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội Tân Kiên (huyện Bình Chánh).
Với dự án Khu dân cư Lê Thành (quận Bình Tân) đơn vị này cũng đã có công văn báo cáo UBND TP.HCM xem xét ban hành quyết định thu hồi đất, giao đất với chế độ sử dụng đất ổn định lâu dài.
Ngoài ra, Sở Tài nguyên và môi trường cũng đề xuất UBND TP.HCM chuyển đổi mục đích từ dự án nhà ở thương mại sang dự án nhà ở xã hội, cho thuê để làm cơ sở xem xét miễn tiền sử dụng đất.
Nhóm đang giải quyết có 73 kiến nghị, trong đó có những dự án nhà ở đã hoàn thiện đưa vào sử dụng của Hưng Thịnh, Nam Long, Sunshine…nhưng hiện nay doanh nghiệp mới xin thẩm định và phê duyệt tiền sử dụng đất.
Nhóm tạm dừng giải quyết đa phần liên quan đến thủ tục đất đai như thu hồi đất, giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Đơn cử các dự án Diamond Lotus Lake View (quận Tân Phú) và dự án khu phức hợp Green Park Estate (quận Tân Phú) sẽ được xem xét giải quyết sau khi có Nghị quyết thay thế Nghị quyết 54mvì hiện có nhiều quan điểm khác nhau.
Liên quan đến quyết định giao đất đối với dự án Chung cư nhà ở xã hội Nam Lý (TP Thủ Đức) và dự án Khu nhà ở Him Lam (TP Thủ Đức), Sở Tài nguyên và môi trường cho biết cả hai đều nằm trong dự án hạ tầng kỹ thuật chính khu dân cư Bắc Rạch Chiếc do Công ty CP Địa ốc 10 làm chủ đầu tư. Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP.HCM đang thụ lý, chưa có kết luận điều tra.
Riêng hai kiến nghị không phù hợp với cơ sở pháp lý hiện tại là quyết định giao đất đối với dự án căn hộ Madison (quận 1) và kiến nghị liên quan đến việc xem xét chấp thuận cho Công ty CP Thế Kỷ 21 (công ty con của Novaland) được tiếp tục triển khai dự án The Water Bay (TP Thủ Đức).
TP. HCM gỡ khó 25.000 căn hộ chưa được cấp sổ hồng
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?