Leader talk

Chủ tịch VCCI: Doanh nghiệp chỉ có thể cầm cự thêm tối đa 6 tháng

Phương Anh Thứ hai, 27/09/2021 - 13:45

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nhấn mạnh giãn cách xã hội mãi sẽ khiến các doanh nghiệp sụp đổ.

Cộng đồng doanh nghiệp ‘thoi thóp’ vì Covid-19

Cùng chung bối cảnh với thế giới, nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp ở Việt Nam đang trải qua giai đoạn vô cùng khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Các mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, của các doanh nghiệp đang phải đối mặt với những thách thức lớn chưa từng có.

Nhận định này được ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh trong hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp mới đây.

Theo đó, mỗi tháng qua đi, chục ngàn doanh nghiệp phải đóng cửa, rời khỏi thị trường, chuỗi sản xuất bị đứt gãy, tổn thất của cộng đồng doanh nghiệp là vô cùng lớn và có nguy cơ kéo dài.

Cụ thể, chỉ trong tám tháng đầu năm, đã có trên 85.000 doanh nghiệp, tức trên 10% số doanh nghiệp cả nước rút khỏi thị trường. Tính trung bình, mỗi tháng trên 10.000 doanh nghiệp, tăng hơn 24% so với cùng kỳ năm 2020.

Ông Công cho biết với ảnh hưởng của dịch bệnh, giãn cách xã hội kéo dài, trong bốn tháng trở lại đây, tổng cầu nền kinh tế suy giảm, sản xuất, giao thương đình trệ, chuỗi cung ứng đứt gãy, lao động mất việc làm, chi phí sản xuất, kinh doanh tăng vọt. Nhiều đơn hàng bị mất, nhiều lĩnh vực kinh tế hoạt động dưới 60% công suất.

Tất cả thành phần kinh tế, các ngành nghề đều bị ảnh hưởng tiêu cực, trong đó nghiêm trọng nhất là các lĩnh vực du lịch, chế biến thuỷ sản, giao thông vận tải.

Đơn cử, với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản, tại các tỉnh thành phía Nam chỉ có khoảng 30% số doanh nghiệp còn hoạt động nhờ đảm bảo được điều kiện “3 tại chỗ”, nhưng cũng vô cùng khó khăn vì chi phí tăng vọt và chỉ có thể huy động 30 – 50% số lao động, công suất giảm chỉ còn 40 – 50%.

Với các doanh nghiệp ngành gỗ, đã có trên 50% số doanh nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ dừng sản xuất và đang đối diện nguy cơ phá sản.

Ngành lữ hành, lưu trú và ăn uống chịu tác động vô cùng nghiêm trọng, kéo dài từ năm 2019 đến nay. Công suất phòng trung bình cả nước chỉ đạt 15%, nhiều nơi dưới 10%, nhiều cơ sở phải đóng cửa.

Chủ tịch VCCI: Giãn cách xã hội mãi sẽ khiến doanh nghiệp sụp đổ
Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam. Ảnh:VGP.

Cùng với đó, theo phản ánh từ các hiệp hội doanh nghiệp của các ngành hàng liên quan đến xuất khẩu và sử dụng nhiều lao động, chỉ có từ 15 – 20% các nhà máy sản xuất cầm chừng do theo được “3 tại chỗ”, còn lại đến 80 – 85% số nhà máy phải ngừng ngừng sản xuất.

Về lao động, theo khảo sát của VCCI, trung bình gần 91% doanh nghiệp đã giảm quy mô lao động trong thời kỳ diễn ra dịch bệnh. Nói cách khác, cứ khoảng 10 doanh nghiệp thì có 9 doanh nghiệp phải chấp nhận cho người lao động thôi việc do hoạt động sản xuất kinh doanh kém khả quan trong thời gian dịch bệnh bùng phát.

Tình trạng người lao động mất việc làm do ảnh hưởng từ dịch bệnh phổ biến nhất ở các tỉnh Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh duyên hải miền Trung.

Kết quả khảo sát về sức chịu đựng của doanh nghiệp Việt Nam trước tình trạng kéo dài của dịch bệnh, của giãn cách xã hội, cho thấy một doanh nghiệp điển hình chỉ có thể cầm cự thêm tối đa 6 tháng, trong đó thấp nhất là lĩnh vực nông lâm, thủy sản (trung bình 4,7 tháng), thông tin truyền thông (4,9 tháng) và xây dựng (5,3 tháng).

Vị Chủ tịch VCCI nhấn mạnh: “Đợt bùng dịch thứ tư tại Việt Nam diễn biến phức tạp, hiện đã ngấm sâu, lan rộng và không thể trở về trạng thái Zero Covid. Do đó, nếu giãn cách xã hội mãi, các doanh nghiệp sẽ sụp đổ”.

Hai chủ trương, ba giải pháp cấp bách

Với những thay đổi trong chiến lược ứng phó Covid-19, Chủ tịch VCCI đề xuất hai chủ trương mới.

Thứ nhất, cần nhìn nhận các doanh nghiệp là một chủ thể trong ứng phó Covid-19, từ đó tin tưởng giao quyền và trang bị, nâng cao năng lực y tế tại chỗ cho các doanh nghiệp.

Theo đó, cần công nhận và cho doanh nghiệp chủ động tự xét nghiệm, tự điều trị các ca F0 nhẹ tuỳ theo khả năng, điều kiện của doanh nghiệp. Nhà nước chỉ cần hỗ trợ, hướng dẫn và ban hành các quy định, chính sách phù hợp.

Thứ hai, cần có chủ trương kiên quyết bảo vệ, hỗ trợ duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn của doanh nghiệp trong điều kiện sống chung với dịch.

Để triển khai công tác phòng chống dịch đi đôi với phục hồi, phát triển kinh tế trong điều kiện “bình thường mới”, ông Công cho nhấn mạnh vaccine là chìa khoá, việc mở cửa kinh tế phải đồng bộ với độ phủ về vaccine.

Cùng với đó, sản xuất phải an toàn. Kinh nghiệm thế giới cho thấy việc mở cửa lại nền kinh tế nếu không tuân thủ hai nguyên tắc này, hậu quả sẽ khó lường.

Chủ tịch VCCI: Giãn cách xã hội mãi sẽ khiến doanh nghiệp sụp đổ 1
Chủ tịch VCCI nhấn mạnh cần nhìn nhận các doanh nghiệp là một chủ thể trong ứng phó Covid-19.

Đối với các giải pháp cấp bách, cần thực hiện ngay, Chủ tịch VCCI kiến nghị và đề xuất ba vấn đề.

Thứ nhất, đối với công tác y tế, phòng chống dịch, đề nghị Chính phủ sớm xem xét, sửa đổi bổ sung các quy định về phòng chống dịch trong tình hình mới.

Theo đó, cần ban hành một văn bản pháp luật mới thay thế các Chỉ thị 15, 16, 19…với nội dung phù hợp tình hình mới, chiến lược chống dịch mới và quan điểm “sống chung lâu dài với dịch bệnh”.

Ông kiến nghị có chủ trương, chính sách phát huy, hỗ trợ các doanh nghiệp đã có sẵn phòng y tế, tổ y tế nâng cao năng lực, trang thiết bị y tế, thuốc điều trị Covid-19, huấn luyện thực hiện "Y tế tại chỗ" để tham gia hoạt động chống dịch tại doanh nghiệp.

Ông cũng đề nghị Bộ Y tế, Bộ Thông tin & truyền thông, Bộ Công an khẩn trương nghiên cứu hoàn thiện hệ thống “thẻ xanh Covid-19”, thống nhất sử dụng 1 nền tảng/ứng dụng, liên thông dữ liệu giữa các bộ, ngành liên quan; điều chỉnh các quy định về nhập cảnh, giấy phép lao động cho phù hợp… để tạo điều kiện ổn định nguồn nhân lực lao động, chuyên gia, lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Thứ hai, đối với các giải pháp đảm bảo duy trì sản xuất kinh doanh an toàn. Công tác phòng chống dịch bệnh trở thành một phần không tách rời của quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của quản trị doanh nghiệp, và chi phí phòng chống dịch bệnh cũng thành một phần tất yếu của chi phí sản xuất.

Vì vậy, đề nghị Chính phủ, Quốc hội kịp thời cho triển khai nghiên cứu, xây dựng, ban hành các chính sách, quy định mới, kể cả pháp luật, để chủ động tránh nguy cơ chính sách lạc hậu trở thành điểm nghẽn cho hoạt động của doanh nghiệp trong điều kiện bình thường mới.

Ông Công đề nghị Bộ Y tế phối hợp với các bộ ngành liên quan xây dựng bộ tiêu chí chung về sản xuất an toàn thời dịch bệnh để các doanh nghiệp, địa phương nghiên cứu, vận dụng vào tình hình thực tế.

Cùng với đó, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương bãi bỏ ngay các quy định riêng của địa phương về hạn chế, kiểm tra, kiểm soát vận tải hàng hóa giữa các vùng, chỉ kiểm tra tại các điểm giao nhận hàng hóa; không phân biệt hàng hóa thiết yếu; lái xe chỉ cần xét nghiệm âm tính, tuân thủ 5K và các biện pháp an toàn khác.

Thứ ba, đối với các chính sách hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, đề nghị Chính phủ chỉ đạo bộ, ngành, các cơ quan liên quan khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện miễn, giảm các loại thuế, phí, tiền điện, nước và các biện pháp đã nêu trong Nghị quyết 105/NQ-CP.

Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng ít nhất 30% số lượng các thủ tục hành chính liên quan tới doanh nghiệp được thực hiện theo phương thức điện tử, không tiếp xúc; rút ngắn 1/3 các thời hạn quy định cho các thủ tục này.

Ngoài ra, ông đề nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục có những chính sách hỗ trợ mạnh hơn như nới hạn mức tín dụng; miễn giảm, vay ưu đãi lãi suất thấp, nâng hạn mức tài sản thế chấp để tăng giá trị vốn vay lưu động từ 70% lên mức cao hơn.

Không chỉ vậy, tăng cơ hội tiếp cận vốn cho khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ kinh doanh dưới hình thức các quỹ bảo lãnh tín dụng, quỹ hỗ trợ. 

Loạt khó khăn trong tiếp cận tài chính bủa vây doanh nghiệp nhỏ và vừa

Loạt khó khăn trong tiếp cận tài chính bủa vây doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tiêu điểm -  3 năm
Nhiều hạn chế trên thị trường tài chính đã ngăn cản các doanh nghiệp tiếp cận dòng vốn để phát triển, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa ít tiềm lực.
Loạt khó khăn trong tiếp cận tài chính bủa vây doanh nghiệp nhỏ và vừa

Loạt khó khăn trong tiếp cận tài chính bủa vây doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tiêu điểm -  3 năm
Nhiều hạn chế trên thị trường tài chính đã ngăn cản các doanh nghiệp tiếp cận dòng vốn để phát triển, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa ít tiềm lực.
Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Leader talk -  1 ngày

Trân trọng giới thiệu bài viết "TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH" của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.

Bao giờ Việt Nam có một triệu chuyên gia AI?

Bao giờ Việt Nam có một triệu chuyên gia AI?

Leader talk -  1 ngày

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT tin rằng, nếu có được một triệu chuyên gia AI, Việt Nam sẽ thực sự sánh vai với cường quốc hàng đầu về công nghệ.

Chuyển đổi tư duy theo mô hình lãnh đạo số toàn diện

Chuyển đổi tư duy theo mô hình lãnh đạo số toàn diện

Leader talk -  1 ngày

Mô hình lãnh đạo số toàn diện phản ánh sự kết hợp giữa chuyển đổi số, quản trị dữ liệu và tối ưu vận hành.

Thời cơ vàng để du lịch Việt Nam bứt phá

Thời cơ vàng để du lịch Việt Nam bứt phá

Leader talk -  3 ngày

Du lịch Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng để bứt phá, tăng tốc, tận dụng mọi lợi thế để khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch thế giới.

Khơi thông nguồn lực đất đai từ những dự án sai phạm, vướng mắc

Khơi thông nguồn lực đất đai từ những dự án sai phạm, vướng mắc

Leader talk -  5 ngày

Hàng loạt động thái của Chính phủ, Quốc hội trong thời gian gần đây đang thể hiện quyết tâm của các cơ quan quản lý trong nỗ lực tháo gỡ các vướng mắc, củng cố niềm tin của nhân dân và khơi thông nguồn lực cho phát triển.

Hộp Darvas: Cách tiếp cận thông minh trong thị trường chứng khoán

Hộp Darvas: Cách tiếp cận thông minh trong thị trường chứng khoán

Tủ sách quản trị -  8 phút

Hộp Darvas: Phương pháp giao dịch chứng khoán dựa trên phân tích biểu đồ giá, xác định điểm vào lệnh thông minh giúp tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.

Xanh SM và VinClub triển khai tính năng liên kết tài khoản tự động

Xanh SM và VinClub triển khai tính năng liên kết tài khoản tự động

Nhịp cầu kinh doanh -  15 phút

Xanh SM và VinClub chính thức triển khai chương trình liên kết tài khoản tự động - “Chạm là liên kết, xanh hơn, lời hơn”, mở ra trải nghiệm tích điểm và nâng hạng thành viên thuận tiện cho hàng chục triệu khách hàng.

VinFast hợp tác JIGA mở rộng xưởng dịch vụ tại Philippines

VinFast hợp tác JIGA mở rộng xưởng dịch vụ tại Philippines

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

VinFast và MGA.414 Corporation (đơn vị vận hành chuỗi dịch vụ ô tô JIGA) vừa ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) về việc mở rộng mạng lưới xưởng dịch vụ cho xe điện VinFast tại thị trường Philippines, hướng tới mục tiêu thiết lập hơn 100 xưởng tại quốc gia này trong năm nay.

Sốt đất sáp nhập tỉnh thành: Cạm bẫy rình rập giữa cơn cuồng nhiệt

Sốt đất sáp nhập tỉnh thành: Cạm bẫy rình rập giữa cơn cuồng nhiệt

Bất động sản -  3 giờ

Thông tin sáp nhập một số tỉnh thành đang khiến giá đất nền tăng vọt, nhưng nhà đầu tư cần tỉnh táo để tránh rủi ro.

Bảo hiểm nhân thọ như nắng sau mưa

Bảo hiểm nhân thọ như nắng sau mưa

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Trong bối cảnh nền kinh tế trải qua nhiều biến động, ngành bảo hiểm nhân thọ đang dần phục hồi và khẳng định vai trò bảo vệ tài chính cho người dân.

CTX Holdings khởi động dự án trên 'đất vàng' Hà Nội

CTX Holdings khởi động dự án trên 'đất vàng' Hà Nội

Doanh nghiệp -  4 giờ

Tái khởi động một số dự án 'đất vàng', CTX Holdings cho thấy mình đang từng bước trở lại đường đua bất động sản, dù tốc độ còn khá chậm.

Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường

Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường

Tiêu điểm -  15 giờ

Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.