Leader talk
Chưa biết khi nào hết dịch Covid-19, ngành du lịch cần làm gì?
Câu trả lời tốt nhất hiện nay là Chính phủ và các doanh nghiệp du lịch cần phối hợp giảm thiểu ảnh hưởng của dịch bệnh, khẳng định Việt Nam là điểm đến du lịch an toàn, theo khuyến nghị của EuroCham.
Du lịch lao đao vì không có khách
Có lẽ chưa bao giờ trong nhiều năm trở lại đây, du lịch Việt Nam lại ảm đạm như những tháng đầu 2020 khi lượng khách quốc tế sụt giảm nghiêm trọng vì sự bùng phát và diễn biến khó lường của dịch Covid-19. Trung Quốc và Hàn Quốc – hai thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam – lại là hai điểm nóng nhất của dịch bệnh này.
Kể từ đầu tháng 2, các chuyến bay giữa Việt Nam và Trung Quốc đã bị dừng, đồng thời khu vực cửa khẩu bị siết chặt cũng như tạm ngừng xuất nhập cảnh đối với khách Trung Quốc.
Tính đến đầu tháng 3, toàn bộ hãng hàng không Việt đã thông báo tạm dừng khai khác đường bay Việt Nam – Hàn Quốc sau khi cắt giảm tần suất chuyến bay trước đó do sự bùng phát tại Hàn Quốc. Chính phủ cũng đã quyết định tạm ngừng miễn thị thực đơn phương cho các công dân Hàn Quốc trong nỗ lực kiểm soát dịch bệnh.
Trong bước đi mới nhất, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý việc tạm dừng đơn phương miễn thị thực đối với tám nước châu Âu gồm Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha.
Châu Âu cũng là một trong những thị trường quan trọng với du lịch Việt Nam khi du khách thường có thời gian lưu trú lâu cùng mức chi tiêu cao. Tuy nhiên, khu vực này nhiều ngày gần đây liên tục ghi nhận tăng cao số ca mắc Covid-19, đặc biệt tại Ý.
Trả lời TheLEADER, ông Martin Koerner, Chủ tịch tiểu ban du lịch và nhà hàng – khách sạn của Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu (EuroCham), cho biết Việt Nam không phải ngoại lệ khi dịch Covid-19 đang tác động rất nghiêm trọng lên lĩnh vực du lịch thế giới.
Trong ngắn hạn, sự lây lan rộng của vi rút tại những thị trường khách quan trọng và do các lệnh hạn chế du lịch, lượng khách đến Việt Nam đã sụt giảm mạnh. Các doanh nghiệp trong ngành du lịch, nhà hàng – khách sạn, hàng không đã phải đưa ra các giải pháp tiết kiệm chi phí như cho nhân viên nghỉ không lương.
Tiếp đến là việc tạm thời đóng cửa như trường hợp các tàu du lịch tại vịnh Hạ Long hoặc các khu nghỉ dưỡng do không có khách và chi phí duy trì hoạt động quá cao.
“Đa số doanh nghiệp có thể tạm thời ứng phó như vậy trong một vài tháng, nhưng không thể kéo dài quá lâu”, ông Martin nhấn mạnh. Các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt nhiều thách thức khi mở cửa lại do cần thuê nhân công mới để thay vào vị trí của những nhân viên đã rời đi cũng như tốn nhiều chi phí sau thời gian đóng cửa.
Trong dài hạn, ông tin rằng thị trường sẽ sống động trở lại khi dịch bệnh kết thúc. “Tôi cũng tin rằng một khi tình hình quay lại bình thường, mọi người sẽ đi du lịch nhiều hơn để bù cho thời gian không được di chuyển. Điều này cũng sẽ giúp doanh nghiệp bù đắp phần nào tổn thất hiện nay”.
Ông Martin đánh giá tình hình hiện nay không khả quan đối với tăng trưởng du lịch và ngành du lịch nhiều khả năng sẽ phải ghi nhận số lượng du khách sụt giảm so với năm ngoái. Trong điều kiện tình hình tốt lên, thị trường sẽ chỉ bắt đầu hồi phục sớm nhất vào đầu mùa hè và khi đó, rất khó để bù đắp toàn bộ chỉ trong vòng nửa năm còn lại.
Dù vậy, dịch Covid-19 lần này hoàn toàn có thể xem là cơ hội cho sự thay đổi của du lịch Việt Nam vốn phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc và Hàn Quốc.
“Hoàn cảnh đặc biệt chúng ta đang trải qua hiện nay để lộ một vài yếu điểm trong thị trường du khách tại Việt Nam. Trong bất kỳ lĩnh vực nào, muốn giảm thiểu rủi ro thì cần tăng tính đa dạng. Đối với du lịch, tính đa dạng nghĩa là thu hút du khách từ nhiều lục địa và quốc gia”, ông Martin phân tích.
Singapore là ví dụ điển hình khi quốc gia này giới hạn tối đa 20% du khách có cùng quốc tịch. Điều này khiến doanh nghiệp trong ngành du lịch buộc phải vươn ra nhiều thị trường hơn ngoài Hàn Quốc và Trung Quốc.
Khẳng định Việt Nam là điểm đến an toàn
“Trước hết, Chính phủ Việt Nam đã và đang làm rất tốt trong việc phòng, tránh dịch Covid-19 lây lan mạnh hơn và đây là điều tối quan trọng. Những người làm trong ngành du lịch và lữ hành rất trân trọng các biện pháp hiệu quả của Chính phủ, vì nếu dịch bệnh bùng phát tương tự ở Hàn Quốc hay Ý thì tất cả doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn rất nhiều”, ông Martin chia sẻ.
Chủ tịch tiểu ban du lịch và nhà hàng – khách sạn EuroCham đề xuất miễn giảm thuế lập tức cho những doanh nghiệp du lịch, lữ hành bị ảnh hưởng trong năm 2020, giảm phí thuê đất, miễn phí lãi vay và tín dụng. Bên cạnh đó, sửa đổi các quy định thị thực cho những thị trường quan trọng như Úc và châu Âu.
“Ngay tại lúc này, chúng ta không thể biết trước khi nào dịch bệnh kết thúc. Câu trả lời tốt nhất là tất cả các bên liên quan, bao gồm Chính phủ và doanh nghiệp trong ngành du lịch, cần phối hợp để giảm thiểu ảnh hưởng của dịch bệch, khẳng định rằng Việt Nam là một điểm đến du lịch an toàn và đảm bảo luôn hỗ trợ cởi mở cho doanh nghiệp”, ông nhấn mạnh.
Cụ thể, để đem du khách đến với điểm đến an toàn này, các giải pháp cần được tiến hành ngay lập tức là tiếp thị thị trường, mở rộng hợp tác với các đối tác trọng yếu trong ngành để có các chiến dịch quảng bá Việt Nam là một điểm đến an toàn.
Trong khi Chính phủ có thể tiếp tục đặt ra các chính sách, khung pháp lý kích thích kinh tế phù hợp nêu trên, các doanh nghiệp tư nhân bị ảnh hưởng cần xây dựng kế hoạch xử lý khủng hoảng, đánh giá chi tiêu và cắt giảm tất cả các chi phí không cần thiết cho đến khi thị trường hồi phục.
Trong thời điểm hiện tại, du khách nội địa là một thị trường rất quan trọng với các khách sạn. “Chúng tôi hy vọng rằng thay vì những chuyến bay giá rẻ đến Thái Lan, du khách sẽ lựa chọn ở lại Việt Nam và ủng hộ các doanh nghiệp trong nước. Về vấn đề này, Chính phủ có thể triển khai một chiến dịch tiếp thị “du lịch nội địa” cho đến khi khủng hoảng kết thúc”, ông Martin khuyến nghị.
Dịch SARS trước đây đã ảnh hưởng rất nhiều đến ngành du lịch Việt Nam và một trong những bài học được rút ra là tình hình hiện nay chỉ là tạm thời, thị trường sẽ hồi phục, sống động trở lại khi dịch bệnh đi qua.
Singapore đã xử lý dịch bệnh khi đó khá hiệu quả khi Chính phủ đưa ra các biện pháp cứu trợ trị giá hàng trăm triệu USD. Các gói cứu trợ bao gồm giảm giá phí hạ cánh sân bay, giảm tiền thuế mà người sử dụng lao động trả cho người lao động nước ngoài, giảm thuế thuê mặt bằng cho các cửa hàng, khách sạn và nhà hàng. Đi kèm là các hoạt động tiếp thị mạnh mẽ để đưa khách du lịch trở lại.
'Ngày nào cũng có khách sạn đóng cửa'
Hàng loạt khách sạn lớn đóng cửa vì dịch Covid-19
Vinpearl - chuỗi khách sạn có số lượng phòng lớn nhất Việt Nam – đã quyết định đóng cửa tạm thời bảy khách sạn ở Đà Nẵng, Nha Trang và Phú Quốc.
Cơn ác mộng của các khách sạn
Một số khách sạn đã buộc phải đóng cửa hoặc cho nhân viên tạm nghỉ việc do vắng khách giữa mùa dịch Covid-19.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.