Chứng khoán ngày 31/1: VN-Index bị đánh bật trở lại khi đe dọa ngưỡng 1.130 điểm
Dường như hôm nay chưa phải là ngày để VN-Index có thể vượt qua ngưỡng kháng cự 1.130 điểm tạo lập cuối tuần trước.
Con đường chinh phục vượt qua ngưỡng kháng cự 1.130 điểm không hề dễ dàng với chỉ số VN-Index.
HOSE - Khó khăn
Giá mở cửa hôm nay của VN-Index cũng chính là đỉnh cao nhất trong ngày.
Các chỉ số liên tục cố gắng vớt đáy vào phiên sáng dường như khá khó khăn khi số lượng mã chứng khoán có ảnh hưởng lớn tăng giá ít mà mức tăng lại khá thấp, khiến VN-Index lùi dần về ngưỡng 1.100 điểm, sắc đỏ lan rộng.
Cụ thể, một số trụ lớn tăng nhẹ trong phiên sáng như CTG tăng 1,47%, VNM tăng 0,1%, PLX tăng 0,56%, SSI tăng 2,35%, NVL tăng 0,25%, REE tăng 0,47%.
Nguyên nhân cho việc lao đầu xuống đáy thấp nhất trong ngày khi gần đến giờ nghỉ trưa là do sức nặng từ phía các mã chứng khoán có sức ảnh hưởng lớn khi giá giảm mạnh, như ROS giảm 6,02%, VRE giảm 2,89%, BID giảm 2,05%, BHN giảm 3,83%, BVH giảm 2,32%, GAS giảm 1,28%, MSN giảm 1,19%,…
Đến phiên chiều, diễn biến chỉ số VN-Index tuy không còn giằng co mạnh như sáng nay, nhưng cũng không mấy cải thiện khi đóng cửa dưới giá tham chiếu 10,69 điểm, tại mức 1.099,67 điểm (-0,96%).
Thanh khoản giảm mạnh khi khối lượng giao dịch đạt 269 triệu đơn vị, thấp hơn 23,36% so với hôm qua, giá trị giao dịch tương ứng hơn 7 nghìn tỷ đồng, trong đó 86% thông qua khớp lệnh. Chốt phiên có 80 mã tăng giá, 209 mã giảm giá và 47 mã đứng giá.
Cụ thể, mã chứng khoán có sức ảnh hưởng nhất sàn HOSE hôm nay là ROS (CTCP Xây dựng FLC Faros), giá giảm 5,62%, kìm hãm VN-Index tăng điểm trở lại khi đóng góp -1,731 điểm ảnh hưởng.
Tiếp đến là GAS (Tổng công ty khí VN, -1,93%) và BVH (Tập đoàn Bảo Việt, -4,27%) khi lần lượt góp -1,715 điểm, -0,889 điểm ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, trong nhóm cổ phiếu ngân hàng, ngoại trừ CTG tăng giá 0,18%, VCB và EIB đứng giá thì các mã còn lại thuộc nhóm này đều giảm giá gồm BID giảm 1,46%, MBB giảm 3,76%, VPB giảm 2,06%, STB giảm 3,38%, VPB giảm 2,06%.
Tổng điểm ngành này đóng góp cho VN-Index phiên hôm nay -2,317 điểm ảnh hưởng, tạo sức ép khá lớn khiến phiên giao dịch hôm nay trở thành phiên giảm điểm của VN-Index.
Ngược lại, cố gắng vớt lại phiên mất điểm sâu hơn của VN-Index phải kể đến mã MWG (Thế giới di động), giá tăng kịch trần, tương ứng với 1,03 điểm ảnh hưởng và VIC (Vingroup, +0,7%) góp 0,591 điểm ảnh hưởng vào chỉ số hôm nay.
Về khối lượng giao dịch, STB (Sacombank) tiếp tục dẫn đầu sàn với 26 triệu đơn vị, SBT (CTCP Mía đường Thành thành công Tây Ninh, -0,49%) đứng thứ hai, đạt 8,4 triệu đợn vị, tiếp đến mã SCR (CTCP Địa ốc Sài gòn Thường Tín, -2,46%) đạt 8,3 triệu đơn vị giao dịch.
Về thanh khoản tại khối ngoại, đáng chú ý khi MBB đứng đầu sàn cả về mua vào và bán ra với khối lượng giao dịch được thỏa thuận lớn, đạy 5,48 triệu cổ phiếu, tương ứng với trị giá 186,8 tỷ đồng.
Tiếp theo, mã E1VFVN30 với 3 triệu đơn vị được khối ngoại mua vào, tiếp theo là SSI, HDB, HSG.
Ngược lại, đứng thứ hai về lượng xả ra từ các nhà đầu nước ngoài là KBC, VPB, VRE.
Khối lượng giao dịch đột biến trên HOSE
Trong phiên giao dịch hôm nay, có 8 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 3 lần so với khối lượng trung bình 20 ngày trước đó.
Cụ thể gồm ITC (CTCP Đầu tư – Kinh doanh nhà) đứng đầu khi tăng 11,6 lần, SCD (CDBECO) tăng 9,3 lần, ATG (CTCP An Trường An) tăng 3,7 lần, HAR (CTCP Đầu tư thương mại BĐS An Dương Thảo Điền) tăng 3,4 lần.
Mã LCM (CTCP Khai thác và Chế biến khoáng sản Lào Cai), FIT (Tập đoàn F.I.T), TVS (CTCP Chứng khoán Thiên Việt) đều tăng 3,2 lần, PLP (CTCP Sản xuất và Công nghệ Nhựa Pha Lê) tăng 3,1 lần.
HNX-Index- thanh khoản tiếp tục tăng
Tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, diễn biến chỉ số HNX-Index khá giống sàn HOSE, khi hôm nay cũng là một phiên giảm điểm khá sâu với việc đóng cửa tại mức 123,15 điểm, giảm 2,75 điểm (-2,18%).
Khối lượng giao dịch tăng tiếp 13%, đạt 114,5 triệu đơn vị, tương ứng với gần 1,76 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 73 mã tăng giá, 129 mã giảm giá và 57 mã đứng giá.
Mã chứng khoán có sức ảnh hưởng nhất trên sàn HNX hôm nay vẫn là PVS (Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí VN) khi giá giảm 8,33%, tương ứng với 0,563 điểm ảnh hưởng, kéo mạnh chỉ số HNX-Index xuống.
Theo sau là ACB (-1,68%), SHB (-4,62%) khi lần lượt góp - 0,394 điểm, -0,368 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 13 mã tăng giá kịch trần, 24 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB (Ngân hàng TMCP Sài gòn) tiếp tục đứng đầu khi đạt 44 triệu đơn vị, tăng gấp 2 so với hôm qua. PVS (Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam) theo sau với 16,5 triệu đơn vị, ACB đạt 6,4 triệu đơn vị được giao dịch.
Về thanh khoản của khối ngoại trên sàn HNX, thì SHB dẫn đầu về khối lượng nhà đầu tư ngoại mua vào với 607,3 nghìn đơn vị, tiếp đến là HUT(CTCP TASCO) với 357,9 nghìn đơn vị.
Ngược lại, khối ngoại bán ra mạnh nhất vẫn là PVS với 2,2 triệu đơn vị được giao dịch.
Khối lượng giao dịch đột biến trên HNX
Trong phiên giao dịch hôm nay, có 3 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 20 ngày trước đó.
Cụ thể, VMI tiếp tục nằm trong danh sách này khi tăng 7,4 lần với 473,3 nghìn đơn vị được giao dịch, cùng với đó là L61, TTZ.
Dường như hôm nay chưa phải là ngày để VN-Index có thể vượt qua ngưỡng kháng cự 1.130 điểm tạo lập cuối tuần trước.
Khởi đầu rớt mạnh, trong phiên khó khăn, nhưng cuối cùng, trong phiên khớp lệnh đóng cửa, chỉ số VN-Index đã ngoi được lên trên giá tham chiếu để có được màu xanh tăng điểm.
Như phiên giao dịch cuối tuần trước, BID khá mạnh mẽ khi chỉ lên xuống sát giá trần, đóng cửa tăng 6,46%, tạo thành cổ phiếu có sức ảnh hưởng nhất sàn HOSE, nỗ lực cứu vãn một phiên giảm điểm sâu hơn của chỉ số VN-Index.
ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.
Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.
Nhiều chỉ số của Home Credit được FiinRatings đánh giá cao hơn trung bình ngành tài chính tiêu dùng, như chất lượng tín dụng và tỷ lệ an toàn vốn.
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
Việc đưa vào khai thác bến số 3, 4 Lạch Huyện giúp Cảng Hải Phòng tăng đáng kể năng lực tiếp nhận tàu lớn, củng cố vị thế là doanh nghiệp cảng biển có quy mô và mạng lưới khai thác lớn nhất tại Hải Phòng.
Công ty thành viên của Tập đoàn Sun Group vừa trúng đấu giá khu đất rộng gần 60ha ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với giá hơn 7.728 tỷ đồng.
Chưa đầy hai tuần để một chiếc thẻ Visa mang dấu ấn lịch sử dân tộc được hiện thực hóa từ ý tưởng đến tay người dùng, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) vừa tạo nên một kỳ tích ấn tượng trong ngành ngân hàng về sự sáng tạo, linh hoạt và công tác vận hành trong lĩnh vực này.
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.