Chứng khoán ngày 26/1: Hạ nhiệt
Sau phiên giải tỏa dồn nén do 2 ngày tạm ngừng hoạt động trước đó, khối lượng giao dịch hôm nay chỉ đạt hơn 50% so với hôm qua, với 293 triệu đơn vị, tương ứng với 9,3 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch.
Như phiên giao dịch cuối tuần trước, BID khá mạnh mẽ khi chỉ lên xuống sát giá trần, đóng cửa tăng 6,46%, tạo thành cổ phiếu có sức ảnh hưởng nhất sàn HOSE, nỗ lực cứu vãn một phiên giảm điểm sâu hơn của chỉ số VN-Index.
HOSE - Hụt hơi
Chỉ số VN-Index tăng mạnh ngay sau phiên mở cửa, lên mức đỉnh cao nhất trong ngày tại 1.130,1 điểm. Đáng tiếc, do các trụ lớn kéo chỉ số này lên trước đó có phần hụt hơi, nên biểu đồ giá VN-Index đã tạo đáy đầu tiên sau 30 phút.
Nỗ lực giành lại điểm của các mã lớn không dễ dàng sau đó, khi chỉ có thể kéo VN-Index lên một chút trước khi tụt dốc không phanh xuống mức 1.110 điểm, giảm tới 1,05% so với giá mở cửa phiên.
Đáng chú ý, sáng nay, trong số các cổ phiếu nâng đỡ VN-Index nhiều nhất, ngoài VRE, thì toàn là các mã ngân hàng như BID tăng 5,85%, CTG tăng 2,93%, MBB tăng 4,13%, STB tăng 5,73%, VPB tăng 1,15%.
Đến phiên chiều nay, tình trạng cũng không khả quan hơn, khi đỉnh được tạo ra khá thấp, chưa kể đóng cửa tại mức thấp nhất trong ngày tại 1.109,8 điểm, giảm 5,84 điểm (-0,52%).
Khối lượng giao dịch đạt 276,7 triệu đơn vị, tương ứng với 8 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch. Chốt phiên có 116 mã tăng giá, 187 mã giảm giá và 39 mã đứng giá.
Như phiên giao dịch cuối tuần trước, BID khá mạnh mẽ khi chỉ lên xuống sát giá trần, giá đóng cửa tăng 6,46%, tạo thành cổ phiếu có sức ảnh hưởng nhất sàn HOSE, nỗ lực cứu vãn một phiên giảm điểm sâu hơn của chỉ số VN-Index khi góp 2,681 điểm ảnh hưởng.
Theo sau BID vẫn là các mã ngân hàng, ngoài trừ VCB giảm 1,59%, thì CTG tăng giá 3,66%, VPB tăng 0,19%, MBB tăng 5,08%, STB tăng 6,69%, EIB tăng 2,88%, HDB tăng 0,11%. Tổng điểm ngành này đóng góp cho VN-Index phiên hôm nay vẫn khá cao với 4,675 điểm.
Ngược lại, VNM (Vinamilk) đứng đầu trong danh sách kìm hãm VN-Index khi giảm giá tới 2,5%, tương ứng với -2,872 điểm ảnh hưởng. Tiếp đến là SAB (Sabeco, -2,82%) góp -1,7 điểm ảnh hưởng.
Về khối lượng giao dịch, STB (Sacombank, tăng trần) tiếp tục dẫn đầu sàn với 34,3 triệu đơn vị, tăng trở lại hơn 50% so với phiên hôm qua. Mã SBT (CTCP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh, -5,92%) về thứ hai sau khi đạt 11,6 triệu đơn vị; HAG (CTCP Hoàng Anh Gia lai, -1,06%) đạt 10,8 triệu đợn vị được giao dịch.
Khối lượng giao dịch đột biến trên HOSE
Trong phiên giao dịch hôm nay, có 5 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 3 lần so với khối lượng trung bình 20 ngày trước đó.
Cụ thể gồm CTD (CTCP Xây dựng Coteccons) đứng đầu khi tăng 6,6 lần, RDP (CTCP Nhựa Rạng Đông) tăng 6,5 lần; ASP (Tập đoàn Dầu khí An Pha) tăng 6,1 lần, BSI (CTCP Chứng khoán BIDV) tăng 3,5 lần, STG (CTCP Kho vận niềm Nam) lên 3,1 lần.
Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài
Khối ngoại hôm nay vẫn rất hứng thú với STB khi mua mạnh 4 triệu đơn vị được giao dịch, tăng 27% so với cuối tuần trước. Tiếp sau là BID, VRE, E1VFVN30.
Ngược lại, các nhà đầu tư nước ngoài xả mạnh nhất hôm nay là mã HPG với 2,35 triệu đơn vị giao dịch.
HNX-Index diễn biến phức tạp
Tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội hôm nay, chỉ số HNX-Index diễn biến khá phức tạp, khi liên tục lên xuống với tốc độ khá nhanh. Trong phiên sáng, biểu đồ chỉ số này đã xuất hiện 3 đáy và 3 đỉnh, chênh lệnh cao thấp khá nhiều.
Cho đến phiên chiều, HNX dường như đã lặng sóng hơn khi biên độ chao đảo khá hẹp. Đóng cửa ở mức 127,35 điểm, tăng 0,53 điểm (+0,42%), với khối lượng giao dịch tăng 28% so với cuối tuần trước, đạt 94,46 triệu đơn vị, tương ứng với gần 1,45 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 81 mã tăng giá, 112 mã giảm giá và 64 mã đứng giá.
Hôm nay, SHB thay thế ACB trở thành mã chứng khoán có sức ảnh hưởng nhất trên sàn HNX khi giá tăng 7,26%, góp tới 0,554 điểm ảnh hưởng. Theo sau là PHP (+3,18%), SHS (+4,85) khi lần lượt góp 0,072 điểm, 0,06 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 12 mã tăng giá kịch trần, 14 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB (Ngân hàng TMCP Sài gòn) tiếp tục đứng đầu khi đạt 30,8 triệu đơn vị. PVS (Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam) theo sau với 6,9 triệu đơn vị, DST (CTCP Sách và Thiết bị giáo dục Nam Định) đạt 6 triệu đơn vị được giao dịch.
Khối lượng giao dịch đột biến trên HNX
Trong phiên giao dịch hôm nay, có 5 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 3 lần so với khối lượng trung bình 20 ngày trước đó.
Cụ thể, DST tăng 3,5 lần do đó đã đứng thứ 3 trong top mã giao dịch nhiều nhất trên sàn HNX hôm nay, cùng với đó là RCL, VE9, DS3, SPP.
Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài
SHB dẫn đầu về khối lượng nhà đầu tư ngoại mua vào với 4,7 triệu đơn vị, tăng gần gấp 3 lần so với cuối tuần trước, tiếp đến là SHS với 229,5 nghìn đơn vị.
Ngược lại, khối ngoại bán ra mạnh nhất vẫn là SHB đạt 2,2 triệu đơn vị được giao dịch.
Sau phiên giải tỏa dồn nén do 2 ngày tạm ngừng hoạt động trước đó, khối lượng giao dịch hôm nay chỉ đạt hơn 50% so với hôm qua, với 293 triệu đơn vị, tương ứng với 9,3 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch.
Chứng khoán này có thể là các trái phiếu trong lô 250 triệu USD vừa được Novaland xin ý kiến cổ đông để phát hành.
Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE) đăng thông báo lúc 2h sáng nay về việc ngừng giao dịch ngày 23/1/2018 và không đưa ra thời gian dự kiến giao dịch trở lại.
Chỉ có 137 mã tăng giá so với 162 mã giảm giá, nhưng VN-Index vẫn tăng mạnh 2,39% lên 1.087,42 điểm. Điều này cho thấy hầu hết mã có ảnh hưởng lớn đều tăng giá.
Người trẻ đứng trước cơ hội vay mua nhà với lãi suất thấp, song đằng sau đó là bài toán lãi suất thả nổi và đòn bẩy tài chính quá khả năng.
Lần đầu tiên sau gần 10 năm, VIB phải dịch chuyển hướng các khoản vay ra khỏi lĩnh vực bán lẻ.
Sau những bước đầu thành công với sản phẩm Tin Vay cho vay cá nhân hoàn toàn trực tuyến, VietCredit (Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt) tiếp tục mở rộng thị phần và lĩnh vực hoạt động bằng việc cho ra mắt thương hiệu Tin Vay Biz – sản phẩm cho vay hộ kinh doanh và tiểu thương, với đối tác đầu tiên - nền tảng phần mềm quản lý bán hàng KiotViet.
Chuyên gia của Standard Chartered cho rằng NHNN có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II/2025 để ứng phó lạm phát gia tăng.
Tổ chức tài chính phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng phát triển doanh nghiệp Hà Lan (FMO) đã ký kết hợp tác đầu tư 80 triệu USD cho SeABank nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, biến đổi khí hậu
Người trẻ đứng trước cơ hội vay mua nhà với lãi suất thấp, song đằng sau đó là bài toán lãi suất thả nổi và đòn bẩy tài chính quá khả năng.
Lần đầu tiên sau gần 10 năm, VIB phải dịch chuyển hướng các khoản vay ra khỏi lĩnh vực bán lẻ.
Sau những bước đầu thành công với sản phẩm Tin Vay cho vay cá nhân hoàn toàn trực tuyến, VietCredit (Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt) tiếp tục mở rộng thị phần và lĩnh vực hoạt động bằng việc cho ra mắt thương hiệu Tin Vay Biz – sản phẩm cho vay hộ kinh doanh và tiểu thương, với đối tác đầu tiên - nền tảng phần mềm quản lý bán hàng KiotViet.
2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.