Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khuyến cáo về đầu tư tiền kỹ thuật số
Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã đưa ra thông báo khuyến cáo các nhà đầu tư cẩn trọng khi tham gia đầu tư vào các sản phẩm mới trong lĩnh vực công nghệ tài chính.
Khởi đầu rớt mạnh, trong phiên khó khăn, nhưng cuối cùng, trong phiên khớp lệnh đóng cửa, chỉ số VN-Index đã ngoi được lên trên giá tham chiếu để có được màu xanh tăng điểm.
HOSE - Nỗ lực trước khi đóng cửa
Ngay sau phiên mở cửa sáng nay (30/1), chỉ số VN-Index đã tụt dốc xuống mức 1092,44 điểm, giảm 1,59% so với giá tham chiếu, tuy nhiên, đáy đầu tiên cũng khá hẹp khi một số trụ lớn như VRE,SBT cố gắng đẩy VN-Index tăng trở lại.
Nhưng dường như lực khá mỏng nên sau đó, chỉ số này chao đảo liên tục và không có sự đột phá lớn, tạm nghỉ trưa tại 1.097,2 điểm.
Đáng chú ý, có đến 125 mã chứng khoán giảm điểm trên 1% trong phiên sáng nay, nỗ lực phục hồi chỉ đến từ việc các trụ lớn bớt giảm. Trong top 20 cổ phiếu có sức ảnh hưởng nhất sàn HOSE sáng nay, sắc xanh chỉ còn lại VRE, BVH, MWG, còn SAB đứng giá, số còn lại đồng loạt giảm.
Trong đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng giảm khá mạnh như CTG giảm 3,18%, BID sau 2 phiên tăng giá mạnh mẽ dường như đến hôm nay cũng đã đuối sức khi giảm 2,3%, MBB giảm 2,1%, VCB giảm 1,8%, VPB giảm 1,3%,…
Đến phiên chiều, chỉ số VN-Index đã có những chuyển biến khá tích cực khi liên tục dành lại điểm đã mất trong sáng nay khi lập đỉnh gần chạm mức tham chiếu, nhưng sau đó, tiếp tục chao đảo nhẹ và bất ngờ cứu vãn thành công phiên giảm điểm vào lúc đóng cửa tại 1.110,56 điểm, tăng 0,76 điểm (+0,07%).
Thanh khoản hôm nay khá tốt khi khối lượng giao dịch tăng 21,2% so với thứ Hai, đạt 335,4 triệu đơn vị, tương ứng với 9,3 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch. Chốt phiên có 153 mã tăng giá, 148 mã giảm giá và 45 mã đứng giá.
Tuy không mạnh mẽ như 2 phiên trước đó, nhưng chiều nay, BID đã có màn quay đầu ngoạn mục, khi giá tăng 4,05%, trong khi chốt phiên sáng vẫn giảm 2,3%. Điều này khiến BID tiếp tục trở thành cổ phiếu có sức ảnh hưởng nhất sàn HOSE, khi góp 1,787 điểm ảnh hưởng, thành công trong việc cứu một phiên giảm điểm của VN-Index.
Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng đã có sự phân hóa mạnh, khi theo BID chỉ có VPB tăng giá 1,54%, STB tăng 2,09%, EIB tăng 0,62%. Còn VCB lại giảm 1,47%, CTG giảm 0,88%, MBB giảm 0,91%.
Ngược lại, MSN (Tập đoàn Masan) đứng đầu trong danh sách kìm hãm VN-Index khi giảm giá tới 3,92%, tương ứng với -1,599 điểm ảnh hưởng. Tiếp đến là VCB góp -1,344 điểm ảnh hưởng.
Về khối lượng giao dịch, STB (Sacombank) tiếp tục dẫn đầu sàn với 30 triệu đơn vị. Mã SCR (CTCP Địa ốc Sài gòn Thường Tín, tăng trần) về thứ hai sau khi đạt 14 triệu đơn vị; HAG (CTCP Hoàng Anh Gia lai, -1,06%) tiếp tục đứng thứ ba, đạt 13,7 triệu đợn vị được giao dịch.
Khối lượng giao dịch đột biến trên HOSE
Trong phiên giao dịch hôm nay, có 4 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 20 ngày trước đó.
Cụ thể gồm TTF (CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường thành) đứng đầu khi tăng 8,5 lần, ASP (Tập đoàn Dầu khí An Pha) tiếp tục đứng trong danh sách này khi tăng 8,2 lần, AGR (CTCP Chứng khoán NHNN VN-Agriseco) tăng 5,9 lần, HCD (CTCP Đầu tư sản xuất và thương mại HCD) lên 4,2 lần.
Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài
Khối ngoại quay trở lại với mã E1VFVN30 khi mua mạnh 7 triệu đơn vị được giao dịch. Tiếp sau là TTF, DXG, HPG.
Ngược lại, các nhà đầu tư nước ngoài xả mạnh nhất hôm nay vẫn là mã HPG với 2,15 triệu đơn vị giao dịch.
HNX
Tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội hôm nay, diễn biến chỉ số HNX-Index dường như khá giống với chỉ số VN-Index trên sàn HOSE hôm nay, ngay sau phiên mở cửa, HNX cũng cắm đầu tạo đáy khá nhanh.
Tiếp đó, chỉ số này rung lắc mạnh hơn với biên độ khá nhỏ, cho đến phiên chiều, diễn biến cũng trở nên tích cực hơn khi bất ngờ đóng cửa trên mức tham chiếu với 127,36 điểm, tăng 0,01 điểm, (+0,01%).
Khối lượng giao dịch giảm trở lại 17% so với hôm qua, đạt 77,7 triệu đơn vị, tương ứng với gần 1,37 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 87 mã tăng giá, 100 mã giảm giá và 77 mã đứng giá.
Mã chứng khoán có sức ảnh hưởng nhất trên sàn HNX hôm nay không phải 2 cái tên hay được nhắc đến SHB và ACB nữa, với mức tăng giá sát trần thì VCG (Tổng công ty cổ phần XNK và xây dựng VN) có công đầu cứu một phiên giảm điểm của chỉ số HNX-Index khi góp tới 0,536 điểm ảnh hưởng.
Theo sau là SHB (+2,26%), VGC (+1,94) khi lần lượt góp 0,185 điểm, 0,085 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 17 mã tăng giá kịch trần, 20 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB (Ngân hàng TMCP Sài gòn) tiếp tục đứng đầu khi đạt 22,3 triệu đơn vị. PVS (Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam) theo sau với 10,2 triệu đơn vị, VCG đạt 8,9 triệu đơn vị được giao dịch.
Khối lượng giao dịch đột biến trên HNX
Trong phiên giao dịch hôm nay, có 4 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 3 lần so với khối lượng trung bình 20 ngày trước đó.
Cụ thể, VCG tăng 3,3 lần do đó đã đứng thứ 3 trong top mã giao dịch nhiều nhất trên sàn HNX hôm nay, cùng với đó là HKB, PGS, TTZ.
Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài
PVS dẫn đầu về khối lượng nhà đầu tư ngoại mua vào với 737 nghìn đơn vị, tiếp đến là SHB với 260 nghìn đơn vị.
Ngược lại, khối ngoại bán ra mạnh nhất vẫn là PVS với 1,26 triệu đơn vị được giao dịch.
Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã đưa ra thông báo khuyến cáo các nhà đầu tư cẩn trọng khi tham gia đầu tư vào các sản phẩm mới trong lĩnh vực công nghệ tài chính.
Như phiên giao dịch cuối tuần trước, BID khá mạnh mẽ khi chỉ lên xuống sát giá trần, đóng cửa tăng 6,46%, tạo thành cổ phiếu có sức ảnh hưởng nhất sàn HOSE, nỗ lực cứu vãn một phiên giảm điểm sâu hơn của chỉ số VN-Index.
Sau phiên giải tỏa dồn nén do 2 ngày tạm ngừng hoạt động trước đó, khối lượng giao dịch hôm nay chỉ đạt hơn 50% so với hôm qua, với 293 triệu đơn vị, tương ứng với 9,3 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch.
Những ngân hàng tập trung cho vay bán lẻ như MB, HDBank, VPBank hay VIB được kỳ vọng hưởng lợi lớn nhờ khả năng xử lý nhanh các khoản vay nhỏ.
Tốc độ, tiện lợi, an toàn là những yếu tố giúp thanh toán không tiền mặt chinh phục người tiêu dùng từ thành thị đến nông thôn, từ Gen Z đến thế hệ trung niên.
Chủ tịch Bamboo Airways Phan Đình Tuệ đã gửi đơn xin từ nhiệm và sẽ được trình cổ đông thông qua vào phiên họp bất thường ngày 5/7 tới đây.
Thủ tướng giao nhiệm vụ hướng dẫn hộ kinh doanh hiểu rõ lợi ích cũng như trách nhiệm sử dụng hóa đơn điện tử, đặc biệt là loại hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền.
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
Nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị có giải pháp dứt điểm lãng phí trong đầu tư công – trụ cột quyết định tăng trưởng kinh tế và hàng nghìn dự án tồn đọng trên cả nước.
Tăng trưởng kinh tế sáu tháng đầu năm bám sát kịch bản đề ra nếu không có gì bất thường trong những ngày còn lại của tháng 6.
Không chỉ điều hành một khu nghỉ dưỡng 5 sao, ông Kristian Petersen đang định hình lại nghệ thuật hiếu khách bằng triết lý lãnh đạo đầy nhân văn và bền vững.
Luật BHXH 2024 bổ sung 6 nhóm đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm người lao động bán thời gian, chủ hộ kinh doanh và dân quân.
Được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 1/500 là bước tiến pháp lý quan trọng, mang tính quyết định đối với dự án Aqua City, đối tác tăng tốc giải ngân giúp Novaland gỡ khó dòng tiền.
Từ trung tâm công nghiệp và logistics, Hải An – cửa ngõ Đông Nam Hải Phòng - vươn lên thành cực tăng trưởng mới, kéo theo thị trường bất động sản sôi động với loại hình nhà ở thấp tầng đang lên ngôi.
VinFast dự kiến bàn giao 135.000 xe trong năm 2025, tăng 39% so với năm 2024. Đa phần trong đó được hấp thụ bởi thị trường nội địa.