Chứng khoán ngày 14/5: VIC - GAS tăng mạnh giúp VN-Index hồi phục mốc 1.060 điểm
Ngọc Chi
Thứ hai, 14/05/2018 - 18:18
VIC (+6,45%) và GAS (+6,21%) là 2 cổ phiếu góp phần nhiều nhất cho thành tích của VN-Index hôm nay khi tương ứng 7,77 điểm và 4,86 điểm ảnh hưởng.
HOSE - VIC và GAS đóng góp lớn
Mở cửa phiên sáng nay, chỉ số VN-Index đã tăng mạnh 0,65%, lên trên mốc 1.050 điểm. Tuy nhiên, chỉ sau 1 giờ giao dịch, do chịu áp lực bán mạnh đã khiến VN-Index thoái lui và chuyển sang sắc đỏ.
Diễn biến chính của VN-Index là giằng co chủ yếu giữa sự cản trở từ đa số cổ phiếu nhóm ngân hàng và sự hỗ trợ như VIC, GAS, VJC, PLX, ROS.
Ba cổ phiếu chiếm phần lớn dòng tiền của sàn sáng nay là VPB, NVL, VIC.
Sau những lùm xùm liên quan tới FE Credit vừa qua, cổ phiếu VPB bị bán ra cực mạnh khi giá rớt sàn nhanh chóng sau 1 giờ giao dịch. Đến trưa, giá VPB đã được hồi lại một chút khi chỉ còn giảm 2,68%. Nhà đầu tư nhảy vào bắt đáy với khoảng 3,13 triệu cổ phiếu VPB. Cổ phiếu NVL cũng chịu bị áp lực bán lớn khi giá giảm 2,88%.
Riêng VIC, tuy khối lượng giao dịch cao nhưng giá lại không giảm và tăng 2,26% vào lúc chốt phiên sáng.
Một số mã lớn tăng giá khác là GAS tăng 1,89%; MSN tăng 0,75%; VRE tăng 1,64%; VJC tăng 0,74%; PLX tăng 1,56%, BVH tăng 0,85%,…
Trong nhóm cổ phiếu ngân hàng, ngoài BID tăng nhẹ 0,88%, CTG tăng 0,51%, VCB đứng giá thì còn lại đều giảm giá gồm HDB giảm 0,48%; VPB giảm 3,68%; TPB giảm 2,35%; STB giảm 0,38%; MBB giảm 0,16%.
Đến chiều, chỉ số VN-Index tăng mạnh hơn khi áp lực bán ra tiếp tục giãn bớt. Các mã lớn tiếp tục có sự hồi phục lớn về giá khiến chỉ số chính vượt qua mốc 1.060 điểm. Sau đợt ATC khá thành công, VN-Index đóng cửa tại mức 1.066,98 điểm, tăng 22,13 điểm (+2,12%) so với tham chiếu.
Khối lượng giao dịch không mấy cải thiện so với phiên trước khi tăng nhẹ 2%, đạt 137,9 triệu đơn vị, tương ứng với 4,32 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 171 mã tăng giá, 122 mã giảm giá và 45 mã đứng giá. Trong đó, có 10 mã tăng trần và 10 mã giảm sàn.
VIC (+6,45%) và GAS (+6,21%) là 2 cổ phiếu góp phần nhiều nhất cho thành tích của VN-Index hôm nay khi tương ứng 7,77 điểm và 4,86 điểm ảnh hưởng.
Ngày càng gần thời điểm chào sàn của Vinhomes (dự kiến 17/5), dường như điều này đang tác động tích cực lên bộ cổ phiếu VIC – VRE.
Sự tăng giá mạnh của nhóm cổ phiếu ngân hàng, đa số trên 3% vào phiên trước, khiến nhóm này đã thu hút khá lớn sự chú ý của giới đầu tư vào hôm nay. Tuy nhiên, đến lúc chốt phiên, không còn đồng lòng như trước khi chỉ có VCB tăng 0,69%; BID tăng 0,88%; CTG tăng 0,34%; MBB tăng 1,47%. Còn lại giảm khá gồm VPB giảm 3,48%; HDB giảm 2,17%; TPB giảm 1,01%. Riêng STB và EIB đứng giá.
Đáng chú ý khác là cổ phiếu VND đã trở lại giảm sàn sau phiên tăng trần trước đó. Cùng với đó là áp lực xả mạnh từ khối ngoại.
Về khối lượng giao dịch, mã SBT (CTCP Mía đường TTC Tây Ninh, +0,56%) với 10 triệu đơn vị dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là VPB (-3,48%) với 8,48 triệu đơn vị và HHS (CTCP Đầu tư – Dịch vụ Hoàng Huy, +6,29%) đạt hơn 4,44 triệu đơn vị.
SBT dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 2,48 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là VRE, HPG, PVD.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là SSI với 1,6 triệu đơn vị. Theo sau là HPG, CTG, VND.
Trong phiên giao dịch hôm nay, có 2 mã đạt khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 3 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó. Cụ thể, APC (CTCP Chiếu xạ An Phú) tăng 19,3 lần; SBA (CTCP Sông Ba) tăng 13,7 lần.
HNX – Rập rình quanh tham chiếu
Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, sáng nay, chỉ số HNX-Index dao động với biên độ hẹp quanh mức tham chiếu, tuy nhiên, phần lớn thời gian là nằm trên. Thời điểm chỉ số này rớt đáy là phần lớn đến từ việc chuyển sắc đỏ của ACB và SHB. Mặc dù sau đó, HNX-Index miễn cưỡng trở lại sắc xanh, nhưng chỉ nhích lên 0,04% so với tham chiếu vào giờ nghỉ trưa.
Khi đó, chỉ có SHB tăng 0,94% và PVS tăng 1,62% là tạo trụ nâng đỡ đáng kể. Còn 2 mã lớn khác thì ACB và VGC tham chiếu, VCS giảm 1,23%.
Đến chiều, chỉ số HNX-Index không nhiều thay đổi khi liên tục rập rình quanh mốc tham chiếu cho đến gần cuối phiên. Áp lực bán ra giảm, lực cầu được cải thiện khiến HNX-Index đóng cửa tại 123,28 điểm, tăng 0,51 điểm (+0,42%).
Khối lượng giao dịch tăng trở lại 11% so với phiên trước, đạt hơn 51 triệu đơn vị, tương ứng hơn 0,6 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 95 mã tăng giá, 72 mã giảm giá và 50 mã đứng giá.
ACB (+0,68%) là mã chứng khoáng góp phần nhiều nhất cho thành tích của HNX-Index hôm nay với 0,18 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 14 mã tăng giá kịch trần, 14 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB (+0,94%) dẫn đầu sàn khi đạt 5,13 triệu đơn vị. ITQ (giảm sàn) theo sau với 2,9 triệu đơn vị, PVS (CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí VN, +1,62%) đạt gần 1,4 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, SHB là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 168,2 nghìn đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là VGC với 154,2 nghìn đơn vị.
Hôm nay, HNX có 9 mã có khối lượng giao dịch đột biến, tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó gồm SDG, S74, SD7, ITQ, HKB, TTH, TTZ, PVL, DPS.
Trên sàn HOSE, chỉ số VN-Index đảo chiều khá ngoạn mục khi biên độ dao động lên tới 30 điểm tuyệt đối. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch lại đạt mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10/2017.
Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.
VinFast hôm nay ra mắt dòng xe điện chở hàng cỡ nhỏ EC Van, hướng đến cuộc cách mạng xanh trong vận tải hàng hóa. Với tải trọng trên 600 kg cùng kích cỡ gọn gàng, khả năng vận hành linh hoạt, VinFast EC Van là lựa chọn tối ưu cho nhu cầu vận chuyển hàng quãng ngắn của các đơn vị kinh doanh, đồng thời là phương tiện sinh kế phù hợp cho kinh tế hộ gia đình.
Doanh nghiệp kỳ vọng sớm có chương trình hành động cụ thể, lộ trình rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và cần cơ chế phản hồi chính sách hiệu quả từ cộng đồng doanh nghiệp.
Tại CX Leader Summit 2025, hơn 300 nhà lãnh đạo doanh nghiệp và những người làm chuyên môn về trải nghiệm khách hàng sẽ bàn về cách thức xây dựng thương hiệu khác biệt.
Trước ngưỡng cửa kỷ nguyên vươn mình của nền kinh tế, mảnh đất Triển lãm Giảng Võ xưa đang chuẩn bị viết tiếp câu chuyện mới - nơi một biểu tượng phồn thịnh sẽ ra đời để người Hà Nội có thể vừa hoài niệm quá khứ, vừa chạm đến tương lai.