6GW điện gió ngoài khơi đến 2030: Rất khó khả thi
Bộ Công thương nhận định rất khó khả thi đạt được 6GW điện gió ngoài khơi vào năm 2030 theo quy hoạch điện VIII.
Việt Nam hướng tới chuỗi cung ứng hoàn chỉnh và hiệu quả giữa lúc thị trường quốc tế bắt đầu đặt mua các bộ phận trong cấu trúc điện gió ngoài khơi từ Việt Nam.
Ngày 4/10, bà Hilde Solbakken, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam đã công bố và trao báo cáo "Chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi cho kịch bản phát triển nhanh của Việt Nam”. Ông Nguyễn Hoàng Long, Thứ trưởng Bộ Công thương (Moit), đại diện Việt Nam nhận báo cáo này.
Báo cáo do Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam thực hiện, phân tích các khía cạnh quan trọng, bao gồm tiềm năng nội địa hóa các thành phần chính của dự án điện gió ngoài khơi, đánh giá hạ tàng cảng, mức độ sẵn sàng của các nhà cung ứng trong nước, tiềm năng tạo việc làm.
Đáng chú ý, kết quả chính của báo cáo "Chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi cho kịch bản phát triển nhanh của Việt Nam" đã chỉ ra 4 điểm quan trọng:
Việt Nam có tiềm năng đáng kể trong việc nội địa hóa các thành phần chính của dự án điện gió ngoài khơi, đặc biệt là chế tạo chân đế, lắp ráp vỏ bọc và cung cấp tháp gió.
Sự cần thiết phải nâng cấp hệ thống cảng biển hiện tại ở cả hai miền Bắc và Nam để đáp ứng nhu cầu hậu cần cho ngành điện gió ngoài khơi.
Các nhà cung ứng trong nước, đặc biệt là những doanh nghiệp trong ngành dầu khí, thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ và có kế hoạch tham gia thị trường điện gió ngoài khơi.
Ngành điện gió ngoài khơi có thể tạo ra hàng chục nghìn việc làm mới, đặc biệt là ở khu vực phía Nam.
Báo cáo cũng chỉ ra những tín hiệu tích cực khi các đối tác quốc tế “bắt đầu đặt mua” các bộ phận trong cấu trúc điện gió ngoài khơi từ Việt Nam.
Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng, với tốc độ gió cao, điều kiện đáy biển thuận lợi, cùng hệ thống cơ sở hạ tầng điện gió trên bờ và gần bờ hiện có.
Báo cáo là nguồn thông tin quan trọng cho Chính phủ và Bộ Công thương trong việc lập kế hoạch phát triển điện gió ngoài khơi, ông Nguyễn Hoàng Long nhận xét.
Thứ trưởng Bộ Công thương cũng cho biết khả năng tận dụng kinh nghiệm từ ngành dầu khí để phát triển chuỗi cung ứng trong nước, hiện thực hóa các cam kết quốc tế về phát thải ròng bằng 0 tại COP26 và Quy hoạch Điện VIII.
6 khuyến nghị cho "Chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi cho kịch bản phát triển nhanh của Việt Nam
- Cải thiện khung chính sách và thể chế về điện gió ngoài khơi.
- Đầu tư chiến lược vào cơ sở hạ tầng cảng.
- Nâng cấp quy mô sản xuất của các nhà cung ứng.
- Xây dựng danh mục dự án rõ ràng.
- Hợp tác với các trường đại học để phát triển kỹ năng.
- Tăng cường hợp tác quốc tế.
- Thành lập hai trung tâm năng lượng tái tạo liên vùng ở miền Bắc và miền Nam, đóng vai trò là trung tâm sản xuất, nghiên cứu và khu công nghiệp xanh.
Bộ Công thương nhận định rất khó khả thi đạt được 6GW điện gió ngoài khơi vào năm 2030 theo quy hoạch điện VIII.
PVN và EVN cần được góp sức của nhà đầu tư ngoại, hoặc các công ty thành viên có cổ phần chi phối để có thể bước vào sân chơi điện gió ngoài khơi.
PTSC và Sembcorp Utilities đã trao thầu gói thầu đo gió, thủy văn và khảo sát nghiên cứu địa chất thuộc dự án xuất khẩu năng lượng tái tạo ngoài khơi từ Việt Nam sang Singapore.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.