Tài chính
Chuyển đổi số và câu chuyện của 'người dẫn dắt'
Những quyết định táo bạo, những sáng kiến vượt trội cùng nỗ lực không ngừng nghỉ - đó chính là tiền đề quan trọng để định vị “người dẫn dắt” trong cuộc chơi chuyển đổi số đầy cạnh tranh. Mỗi nhà băng đều chọn cho mình một lối đi riêng, song có thể nói Techcombank đang khẳng định vai trò của “người dẫn dắt” với sự đồng hành của 12,2 triệu khách hàng, tính đến tháng 6/2023.
Trải nghiệm khách hàng là thước đo uy tín nhất
Chuyển đổi số hiện là xu thế tất yếu, là yêu cầu cấp bách với mọi ngành nghề. Riêng với ngành ngân hàng, với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, chuyển đổi số giờ đây không còn là vấn đề của sự lựa chọn, mà định hình tương lai của nhà băng. Nếu như VietinBank có VietinBank iPay Mobile, thì Vietcombank cũng ra mắt VCB Digibank 24/7, hay BIDV là SmartBanking… để mang đến trải nghiệm đồng nhất, liền mạch trên cách kênh số cho khách hàng.
Tuy nhiên, Techcombank mới là hiện tượng trong nỗ lực chinh phục công nghệ số và dẫn dắt cuộc chơi, khi trở thành ngân hàng của rất nhiều sự kiện “đầu tiên”: Ngân hàng tiên phong tại Việt Nam miễn phí giao dịch chuyển khoản điện tử [Zero Fee] từ tháng 9/2016; Ngân hàng đầu tiên thực hiện chuyển đổi nền tảng lên đám mây [cloud-first] cùng ông lớn thế giới Amazon Web Servies vào tháng 8/2021…
Ứng dụng ngân hàng số Techcombank Mobile, kể từ khi chính thức ra mắt vào tháng 11/2021 đến nay, đã liên tục chinh phục được không chỉ những khách hàng khó tính trên App Store với 4,7/5 điểm, đồng thời, lọt vào "mắt xanh" của rất nhiều tổ chức đánh giá quy mô toàn cầu. Năm 2023, Techcombank Mobile được vinh danh “Ứng dụng ngân hàng di động mới sáng tạo nhất” do tạp chí Global Business Outlook trao tặng.
Theo công bố mới nhất từ kết quả kinh doanh quý 2/2023, Techcombank đánh dấu nửa đầu năm 2023 với tổng số lượng khách hàng lên tới 12,2 triệu, trong đó thêm khoảng 1,4 triệu khách hàng được thu hút mới, với tỷ trọng 45,3% gia nhập qua các kênh kỹ thuật số và 43,8% thông qua các đối tác trong hệ sinh thái. Số lượng giao dịch của khách hàng cá nhân qua các kênh ngân hàng điện tử đã tăng lên 499,7 triệu trong quý 2 năm 2023, tăng 36,4% so với cùng kỳ năm, trong khi tổng giá trị giao dịch đạt khoảng 2,3 triệu tỷ đồng.
.jpg)
Cùng với đó, Techcombank triển khai dịch vụ ngân hàng thông qua hệ sinh thái WinLife tại hơn 3.000 cửa hàng Masan trên toàn quốc. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2023, hơn 0,6 triệu khách hàng từ hệ sinh thái này đã bắt đầu thực hiện thường xuyên giao dịch với Techcombank. Hệ sinh thái, dựa trên nền tảng thanh toán số mà Techcombank xây dựng, đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự thay đổi thói quen của người dùng từ thanh toán bằng tiền mặt sang các giao dịch số hóa tiện lợi và an toàn, đạt hơn 10 triệu giao dịch trong 6 tháng của năm 2023.
Những trải nghiệm vượt trội và niềm tin từ khách hàng đã giúp chỉ số quan trọng là tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của ngân hàng này chứng kiến đà tăng trở lại, đạt gần 35% cuối quý 2/2023. Số dư CASA của nhà băng này đạt 133,4 nghìn tỷ đồng, tăng 7,5% so với quý trước, và 12,6% so với cùng kỳ năm 2022, cho thấy sự phục hồi đáng khích lệ.
Tổng giám đốc Techcombank, ông Jens Lottner, cho biết: “Kết quả vượt trội trong việc thu hút thêm hơn 1,4 triệu khách hàng mới đến với Techcombank chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023, nhiều hơn cả năm 2022 cộng lại, là nhờ sự kiên định thực thi chiến lược “khách hàng là trọng tâm”, cũng như, chú trọng đầu tư cho các sản phẩm số hóa, được tinh chỉnh phù hợp theo nhu cầu cá nhân hóa ngày càng cao của các khách hàng”.
Hành trình “Người dẫn dắt”
Với tầm nhìn “Chuyển đổi ngành tài chính, nâng tầm giá trị sống” và sứ mệnh tiên phong dẫn dắt hành trình chuyển đổi số của ngành ngân hàng, Techcombank đã và đang tăng tốc đầu tư mạnh vào ba trụ cột Số hóa, Dữ liệu, Nhân tài trong chiến lược 5 năm, 2021-25.
Chỉ riêng 2023, Techcombank ước tính đầu tư hơn 100 triệu USD cho công nghệ với hơn 1.000 nhân sự đang cống hiến toàn thời gian cho lĩnh vực công nghệ, số hóa và dữ liệu. Có thể nói đây là nguồn lực vô cùng lớn mà không phải tập đoàn nào, ngay cả các công ty lớn trong ngành công nghệ, cũng có thể huy động được.

Ông Alex Macaire, Giám đốc khối tài chính Tập đoàn Techcombank cho biết, nhờ các quyết định đầu tư trong chiến lược chuyển đổi số, ngân hàng đã chuyển đổi thành công 43 hệ thống dữ liệu lên cloud trong năm qua. Cùng với đó, 10 nền tảng mới từ những công ty hàng đầu thế giới được tích hợp vào hệ thống cloud của ngân hàng và phần lớn trong số đó là những nền tảng lần đầu tiên có mặt trên cloud của ngành ngân hàng tại Việt Nam.
Đối với khách hàng doanh nghiệp, Techcombank đã triển khai giải pháp thanh toán số qua mã QR cho các nhà bán lẻ, giúp tăng tốc độ thanh toán và nâng cao hiệu quả bán hàng. Có thể nói, Techcombank là ngân hàng đầu tiên tung ra ứng dụng thông báo tức thì cho nhiều thủ quỹ và chủ kinh doanh, giúp doanh nghiệp loại bỏ đáng kể các nút thắt trong giao dịch, tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa hiệu quả.
Ngoài ra, ngân hàng này còn triển khai bảng điều khiển theo dõi hiệu quả hoạt động trong ứng dụng số, từ đó giúp các đơn vị chấp nhận thẻ đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn. Theo Techcombank, đây chỉ là giai đoạn đầu tiên của một loạt các dịch vụ và giải pháp giá trị gia tăng được cá nhân hóa mà Ngân hàng sẽ cung cấp cho các khách hàng thương mại, như cổng thanh toán, cho vay nhanh dựa trên POS, tạo tài sản kép cho cá nhân/doanh nghiệp...
Trong quý 2 năm 2023, Techcombank đã hợp tác với Kyriba – nhà cung cấp giải pháp ngân quỹ hàng đầu – để cung cấp giải pháp quản lý thanh khoản và nguồn vốn cho doanh nghiệp (C-Cash). Nền tảng này giúp hiển thị đầy đủ dữ liệu tiền mặt xuyên suốt các đơn vị kinh doanh của doanh nghiệp và giữa các ngân hàng, cũng như dự báo dòng tiền.
Với nền tảng, lợi thế sẵn có, Techcombank được kỳ vọng sẽ tiếp tục khẳng định vị thế của “người dẫn dắt”, đồng thời, góp phần tạo sức bật, nâng tầm vị thế ngân hàng Việt trong khu vực và thế giới. Điều này cũng góp phần giúp Techcombank dành cùng lúc 2 giải thưởng danh giá từ tạp chí uy tín hàng đầu châu Á FinanceAsia là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” và “Ngân hàng ứng dụng công nghệ sáng tạo nhất Việt Nam” vào tháng 7/2023.
Techcombank dẫn đầu về tăng trưởng tín dụng và tiền gửi
Techcombank dẫn đầu về tăng trưởng tín dụng và tiền gửi
"Chúng tôi tiếp tục dẫn đầu thị trường về tăng trưởng tín dụng và tiền gửi, lần lượt đạt 8,5% và 6,6% so với đầu năm, trong khi nợ xấu và CAR được duy trì ở mức lành mạnh" ông Jens Lottner, Tổng Giám đốc Techcombank, chia sẻ trong báo cáo kết quả kinh doanh quý II/2023.
Công nghệ số hóa và đám mây: Yếu tố cốt lõi cho bản sắc Techcombank
Hành trình chuyển đổi số hóa dữ liệu lên Cloud là bước ngoặt để biến đổi một tổ chức truyền thống, với tốc độ tăng trưởng theo cấp số cộng, sang một mô hình kinh doanh linh hoạt được dẫn dắt bởi công nghệ, với tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân. “Đây là sự thay đổi tư duy triệt để nhằm mang đến thành tựu thay đổi vượt trội cho ngành tài chính ngân hàng”, ông Alex Macaire – Giám đốc khối tài chính kế hoạch của Techcombank, chia sẻ trong cuộc phỏng vấn mới nhất.
Techcombank thúc đẩy hợp tác 2 nền kinh tế năng động nhất Đông Nam Á
Diễn đàn doanh nghiệp khu vực Singapore, với sự tham gia của nhà tài trợ bạch kim – Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank), đã thu hút sự tham dự đông đảo của các doanh nghiệp hàng đầu Singapore, các kỳ lân công nghệ tài chính (fintech) tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam, cũng như các đối tác đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt nền kinh tế số.
Techcombank nhận giải 'Ngân hàng tốt nhất Việt Nam'
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa được tạp chí uy tín hàng đầu châu Á FinanceAsia vinh danh là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” và “Ngân hàng ứng dụng công nghệ sáng tạo nhất Việt Nam”, tại lễ công bố giải thưởng FinanceAsia Country Awards lần thứ 27, diễn ra vào cuối tháng 6/2023.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.