Doanh nghiệp
Chuyện ‘niêm yết cửa sau’ của Thaiholdings
Niêm yết cửa sau thường được áp dụng khi chủ thể dự kiến niêm yết ban đầu có quá nhiều vấn đề hồ sơ tài chính, pháp lý không đáp ứng được các yêu cầu của Ủy ban chứng khoán Nhà nước.
Ngày 22/6, HĐQT Công ty Cổ phần Thaiholdings (Thaiholdings) đã thông qua kế hoạch mua cổ phần của Tập đoàn Thaigroup (Thaigroup). Số lượng mua dự kiến là 165 triệu cổ phần, tương đương 66% vốn điều lệ của Thaigroup.
Giá mua dự kiến không quá 20.000 đồng/cổ phần, tương ứng, tổng giá trị đầu tư dự kiến khoảng 3.300 tỷ đồng. Đơn vị chuyển nhượng là các cổ đông của Thaigroup. Sau khi thương vụ hoàn tất, Thaigroup trở thành công ty con của Thaiholdings.
Trước đó, Thaiholdings được thành lập năm 2011, tiền thân là Công ty Đầu tư Phát triển Kinh Thành và từng là công ty con của Thaigroup. Đến tháng 4/2019, các cổ đông của công ty đã góp đầy đủ 389 tỷ đồng vốn điều lệ và chuyển sang mô hình hoạt động holdings.
Trong mô hình này, công ty mẹ Thaiholdings sẽ không trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh tại các công ty thành viên mà chỉ đóng vai trò là cổ đông. Doanh thu và lợi nhuận của công ty mẹ sẽ tới từ việc hợp nhất các hoạt động kinh doanh của các đơn vị thành viên và cổ tức trả từ các đơn vị thành viên.
Để thực thi mô hình hoạt động này, tháng 7/2019, Thaiholdings tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 539 tỷ đồng theo hình thức phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Đồng thời công ty mẹ của Thaiholdings là Thaigroup tiến hành thoái toàn bộ vốn .
Các cổ đông mới nắm giữ phần vốn của Thaiholdings là các cá nhân, bao gồm ông Nguyễn Đức Thụy, ông Vũ Ngọc Định, Nguyễn Chí Kiên
Ngày 19/6 vừa rồi, Thaiholdings đã thực hiện niêm yết toàn bộ 53,9 triệu cổ phiếu trên HNX, với mã chứng khoán THD. Công ty cũng lên kế hoạch phát hành để tăng vốn lên 3.500 tỷ đồng, thời gian phát hành dự kiến trong năm 2020. Mục đích sử dụng vốn thu về nhằm mua cổ phần Thaigroup và cổ phần Bảo hiểm Xuân Thành.
Trên thực tế, có thể nhìn nhận việc hoán đổi vai trò giữa Thaigroup và Thaiholdings như một vụ “niêm yết cửa sau”. Hoạt động niêm yết cửa sau thường được áp dụng khi chủ thể dự kiến niêm yết ban đầu có quá nhiều vấn đề hồ sơ tài chính, pháp lý không đáp ứng được các yêu cầu của Ủy ban chứng khoán Nhà nước.
Thông qua việc chuyển nhượng cổ phần, Thaigroup sẽ hoàn tất việc đưa các tài sản của mình lên sàn chứng khoán dưới pháp nhân công ty mẹ Thaiholdings.
Trước đó, tháng 4/2019, Thaiholdings cũng tiến hành mua cổ phần của Công ty Tôn Đản Hà Nội và Công ty Du lịch Kim Liên.
Cụ thể, công ty này mua 14,2 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ sở hữu 19,52% vốn điều lệ của Công ty Tôn Đản Hà Nội với giá mua là 20.000 đồng/cổ phần. Tương ứng, tổng giá trị đầu tư 284 tỷ đồng. Đây là doanh nghiệp sở hữu toà nhà văn phòng Thaiholdings Tower tại số 210 Trần Quang Khải.
Bên cạnh đó, công ty này cũng mua gần 1,2 triệu cổ phần Công ty Du lịch Kim Liên với giá mua 305.100 đồng/cổ phần, tương ứng, tổng giá trị đầu tư hơn 365 tỷ đồng. Qua đó, sở hữu 17,2% vốn điều lệ của Du lịch Kim Liên, chủ sở hữu khách sạn Kim Liên, Hà Nội.
Chủ sở hữu khách sạn Kim Liên tăng vốn bất thành
Chuyện 'xóa mù' quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc
Hệ thống quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc có thể được xem là nguồn cảm hứng, hình mẫu cho hoạt động chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đèo Cả huy động vốn cho cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh
Cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh là một trong số các dự án cao tốc trọng điểm đang được Đèo Cả tích cực tập trung nguồn lực triển khai.
Doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã gây dựng BIM Group lớn mạnh như thế nào?
Với sự kiên định và tầm nhìn sâu sắc, doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã dẫn dắt BIM Group trở thành một trong những tập đoàn đa ngành lớn tại Việt Nam, có tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài biên giới quốc gia.
Ngành phân bón phục hồi mạnh
Thay vì phân hóa trong cùng kỳ năm trước, diễn biến phục hồi đồng đều ở toàn ngành phân bón trong quý III cũng như chín tháng đầu năm nay.
Lạc quan về tăng trưởng kinh tế, người Việt tăng chi tiêu
Tin tưởng hơn vào tăng trưởng kinh tế, người tiêu dùng Việt Nam đã tăng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu lẫn các trải nghiệm.
Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao
Bài phát biểu của bà Mariam J. Sherman, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào về triển vọng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam.
Dám thử và sai để làm đúng ở Alphanam
Alphanam đang có một thế hệ nhân sự ở độ đôi mươi với những tư duy mới mẻ, khác biệt về cuộc sống và công việc.