Doanh nghiệp
Chủ sở hữu khách sạn Kim Liên tăng vốn bất thành
Sau 4 tháng đề ra kế hoạch tăng vốn lên 2.786 tỷ đồng để đầu tư xây dựng Khu phức hợp Kim Liên, các cổ đông Công ty Du lịch Kim Liên đã huy bỏ phương án do không còn khả thi.
Tại Đại hội cổ đông thường năm 2020 vừa diễn ra, các cổ đông Công ty Cổ phần Du lịch Kim Liên (Du lịch Kim Liên), chủ sở hữu khách sạn Kim Liên đã thông qua tờ trình không thực hiện tăng vốn điều lệ.
Lý do mà ban lãnh đạo công ty đưa ra là sau khi tìm hiểu, nghiên cứu đồng thời xem xét ý kiến của cổ đông, Hội đồng quản trị nhận thấy việc tăng vốn điều lệ thời điểm hiện tại là không khả thi.
Trước đó, Đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 19/1 của công ty đã thông qua phương án tăng vốn từ gần 70 tỷ đồng lên 2.786 tỉ đồng để triển khai Dự án khu phức hợp Kim Liên trị giá gần 14.287 tỷ đồng trên khu đất 5-7 Đào Duy Anh, Hà Nội.
Ban lãnh đạo công ty cho biết dự kiến khu phức hợp này sẽ có 8 block gồm các khu trung tâm thương mại dịch vụ và shophouse. Theo đơn vị tư vấn Savills, quy mô dự án là hơn 14.000 tỷ đồng, tương đương 615 triệu USD.
Công ty cũng đã ký một số hợp đồng với các đối tác như Tập đoàn Tân Hoàng Minh, nhà thầu Delta để thực hiện dự án.

Tại ĐHCĐ bất thường đó, đại diện nhiều nhóm cổ đông nhỏ đã không đồng tình với quyết định tăng vốn. Cụ thể, đại diện cổ đông Công ty Tài chính Bưu điện (PTF) và Ngân hàng GPBank cho rằng các thông tin về dự án Khu phức hợp Kim Liên gồm qui mô, tổng mức đầu tư, kế hoạch tiến độ... chưa được trình đến ĐHĐCĐ và không rõ ràng. Phương án tăng vốn dựa trên khảo sát của đơn vị tư vấn Savills là không có căn cứ, cơ sở để cổ đông xem xét, biểu quyết.
Nhóm cổ đông này sau đó đã phủ quyết toàn bộ nội dung liên quan tăng vốn, sửa đổi điều lệ và ủy quyền HĐQT mời gọi nhà đầu tư chiến lược, lựa chọn nhà thầu dự án.
Mặc dù vậy, quyết định tăng vốn sau đó vẫn được thông qua với tỉ lệ tán thành lên tới 82,32% nhờ sự hậu thuẫn của nhóm cổ đông lớn nhất tại Kim Liên là Tập đoàn Thaigroup của Bầu Thụy.
Để thay thế cho phương án tăng vốn, Hội đồng quản trị của Công ty Du lịch Kim Liên đã đưa ra một tờ trình khác về triển khai hợp tác kinh doanh để thực hiện dự án 5 – 7 Đào Duy Anh.
Cụ thể, các công việc bao gồm tìm kiếm và lựa chọn đối tác hợp tác kinh doanh để triển khai dự án nhưng không thành lập tổ chức kinh tế, đảm bảo lợi nhuận không thấp hơn lợi nhuận bình quân 4 năm gần nhất của Du lịch Kim Liên và/hoặc không thấp hơn 25% vốn điều lệ hiện tại; các nội dung khác (ngoại trừ tăng vốn điều lệ) vẫn được giữ nguyên.
Du lịch Kim Liên tiền thân là khách sạn Bạch Mai, được biết đến là doanh nghiệp “đất vàng” khi quản lý và sử dụng lô đất với diện tích lên tới 3,5 ha tại số 5-7 Đào Duy Anh. Đây được coi là một trong những mảnh đất vàng lớn còn sót lại của 4 quận nội thành Hà Nội và là sức hút lớn với rất nhiều nhà đầu tư.
Năm 2015, Tập đoàn Thaigroup của ông Nguyễn Đức Thụy (bầu Thụy) đã chi ra hơn 1.000 tỷ đồng để mua lại 52% cổ phần của Công ty Cổ phần Du lịch Kim Liên từ Tổng Công ty kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Thaigroup sau đó đã cầm cố toàn bộ số cổ phần này này tại một ngân hàng để làm tài sản bảo đảm cho khoản vay.
Bên cạnh Thaigroup thì Thai Holdings – một công ty khác thuộc nhóm Thaigroup, do Bầu Thụy nắm giữ 20% vốn, từng là công ty con của Thaigroup, cũng đang nắm giữ 17,2% cổ phần tại khách sạn Kim Liên.
Dù nắm giữ tỷ lệ lớn cổ phần, song việc thông qua sau đó lại hủy phương án tăng vốn cho thấy vẫn tồn tại bất đồng nội bộ trong các nhóm cổ đông tại Công ty Du lịch Kim Liên.
Đại hội cổ đông vừa diễn ra cũng miễn nhiệm chức danh Chủ tịch và thành viên HĐQT đối với ông Nguyễn Đức Thụy theo đơn từ nhiệm, đồng thời miễn nhiệm ông Nguyễn Chí Kiên khỏi thành viên HĐQT từ ngày 24/5.
Sau đó, hai đại diện thay thế là ông Phan Mạnh Hùng (sinh năm 1978) và ông Trịnh Văn Thiệm (sinh năm 1978). Ông Thiệm đang là Tổng giám đốc của Bình Minh Group và cũng đang đại diện vốn cho cổ đông này, sẽ thay thế bầu Thụy trở thành Chủ tịch HĐQT của khách sạn Kim Liên từ 24/5.
Năm 2019, Du lịch Kim Liên lãi 12,5 tỷ đồng. Sang năm 2020, công ty đặt mục tiêu doanh thu hơn 62 tỷ đồng và dự kiến lỗ trước thuế hơn 8 tỷ đồng.
Công ty cho biết dịch Covid-19 tác động nặng nề đến ngành du lịch khách sạn, qua đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu công ty trong quý 1 (doanh thu tháng 3 của khối khách sạn, nhà hàng chỉ đạt 400 triệu đồng), dự kiến tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu cho đến hết quý 2 (tháng 4 dừng hoạt động theo yêu cầu của nhà nước). Công ty dự kiến doanh thu 6 tháng đầu năm rất thấp và sẽ đẩy mạnh doanh thu 6 tháng cuối năm để bù đắp.
Thaiholdings tăng vốn thần tốc để lên sàn chứng khoán
Masan muốn bỏ giới hạn room ngoại
Masan sẽ lấy ý kiến cổ đông để bỏ điều khoản quy định tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại Masan là 49% vốn điều lệ.
Vina T&T và bài toán sinh tồn trong biến động thuế quan Mỹ
Vina T&T kỳ vọng Việt Nam sẽ tìm được lối ra trước làn sóng áp thuế của Mỹ nhưng đồng thời cũng chuẩn bị cho mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Trước áp lực thuế quan, Becamex IDC hoãn thương vụ đấu giá lịch sử
Kế hoạch bán đấu giá 300 triệu cổ phiếu của Becamex IDC bị hoãn lại trong bối cảnh ngành bất động sản công nghiệp chịu áp lực lớn từ chiến lược thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Thâu tóm New Tech, Văn Phú - Invest mở lối vào thị trường địa ốc TP.HCM
Trong khi việc thanh toán quỹ đất cho dự án làm đường bị bế tắc, Văn Phú - Invest chuyển hướng sang mua bán - sáp nhập để có thể thâm nhập vào thị trường bất động sản TP.HCM.
F88 'mượn' vai những người khổng lồ bước ra ánh sáng
Nhờ đâu F88 đã liên tục nhận được những cái gật đầu của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn như ngân hàng MB, CIMB, Thế Giới Di Động?
Samsung tổ chức Ngày hội công nghệ SIC Tech Day 2025 tại TP. HCM
Ngày 12/4, Samsung Việt Nam chính thức tổ chức sự kiện công nghệ SIC Tech Day 2025 lần đầu tiên tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM.
Động thái thuế của Mỹ tác động thế nào đến tỷ giá VND/USD?
Thị trường ngoại hối và tỷ giá diễn biến tích cực hơn sau quyết định tạm hoãn thuế đối ứng 90 ngày của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Thuế đối ứng Mỹ: Đòn đau hay đòn bẩy cho doanh nghiệp Việt?
Bên cạnh việc mở rộng thị trường và phân tán rủi ro địa chính trị, doanh nghiệp cần “chuyển hóa” toàn bộ cấu trúc tài chính và quản trị tài sản để trở nên linh hoạt và chống chịu tốt hơn trước các biến động khó lường.
Trung ương Đảng thống nhất sắp xếp lại bộ máy hành chính, còn 34 tỉnh
Ban Chấp hành Trung ương thống nhất sắp xếp lại bộ máy hành chính còn 34 tỉnh, thành phố trong đó có 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.
'Doanh nghiệp Mỹ khó rút khỏi Việt Nam trong ngắn hạn'
Doanh nghiệp Mỹ có thể cân nhắc kỹ trong việc đầu tư mới hoặc mở rộng còn với các nhà máy đang hoạt động trôi chảy thì khả năng dịch chuyển rất thấp.
UOB tăng vốn điều lệ tại Việt Nam thêm 2.000 tỷ đồng
Lần tăng vốn mới này giúp vốn điều lệ của Ngân hàng UOB Việt Nam tăng gấp đôi so với năm 2021.
Bức tường thuế của ông Trump và bài học tự cường cho Việt Nam
Những thay đổi trong chính sách thuế và phục hồi sản xuất của Mỹ đang gây hiệu ứng dây chuyền lên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Ẩn sau đó là bài học về cách một quốc gia phục hưng sức mạnh thực sự.