Doanh nghiệp
CII còn sở hữu bao nhiêu khu đất tại Thủ Thiêm?
Trên thực tế, số bất động sản mà doanh nghiệp này sở hữu hiện không còn nhiều sau khi thực hiện sang nhượng nhiều dự án trong các năm qua.

Mới đây, UBND TP.HCM đã phê duyệt kế hoạch đấu giá lại các lô đất trong khu đô thị Thủ Thiêm. Việc tổ chức đấu giá các quỹ đất sạch sẵn có tại Thủ Thiêm và những địa điểm khác là một trong bốn giải pháp chính tạo nguồn thu đất đai năm nay của TP.HCM.
Sau thông tin này, cổ phiếu CII của Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) lập tức tăng hết biên độ với lượng đặt mua lớn.
Còn nhớ CII cũng là cổ phiếu hưởng lợi nhiều nhất từ thương vụ đấu giá năm 2021 nhờ sở hữu quý đất lớn tại đây. Khi đó giá cổ phiếu CII tăng 3,5 lần lên mức đỉnh thời đại, sau khi kết quả đấu giá được công bố.
Tuy vậy trên thực tế, quỹ đất mà doanh nghiệp này sở hữu tại Thủ Thiêm không còn nhiều sau khi lần lượt sang nhượng dự án hoặc đồng phát triển với các nhà đầu tư khác trong mấy năm qua.
Theo báo cáo thường niên 2022, CII sở hữu 8 dự án có tổng diện tích gần chục hecta tại Thủ Thiêm. Trong đó có các dự án đã bàn giao như Lakeview 1 (1,4 ha) và Lakeview 2 (0,65 ha).
Trong năm 2022, CII cũng đã bàn giao khoảng 95% tại dự án D'verano, diện tích gần 0,95 ha với số vốn đầu tư 462 tỷ đồng. Đây là 3 dự án thấp tầng nằm trên trục đường trung tâm của Thủ Thiêm.
Một dự án lớn khác của CII là The River nằm ngay chân cầu Thủ Thiêm 1. Dự án bao gồm 2 giai đoạn trên khu đất 3,5 ha với tổng vốn đầu tư mỗi dự án khoảng 3.200 tỷ đồng, trong đó The River 1 đã gần hoàn tất bàn giao.
HongKong Land ban đầu là đối tác phát triển dự án The River của CII nhưng sau đó được thế chân bởi Refico Group. CII đã bán 80% cổ phần dự án cho Refico Group từ năm 2020 sau đó chuyển nhượng 20% còn lại cho các cổ đông khác.
Refico Group cũng là bên đã mua lại đến 80% cổ phần của dự án Riverfront Residence tại lô 3.13 có diện tích gần 0,6 ha. Dự án này được CII sở hữu qua công ty con là Công ty CP Sài Gòn RiverFront.
Như vậy, tính tới nay, CII chỉ còn sở hữu trực tiếp hai dự án tại khu vực lõi trung tâm Thủ Thiêm, là các lô 4.8 và 3.6 có diện tích khoảng gần 0,95 ha/dự án. Hai dự án này hiện đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, tổng vốn đầu tư ước tính gần 530 tỷ đồng.
Với thế mạnh về xây dựng cơ sở hạ tầng, CII sở hữu nhiều lô đất sạch ở Thủ Thiêm nhờ thực hiện các hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) về đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hoàn thiện đường xá và các khu dân cư tại khu vực Thủ Thiêm từ giai đoạn 2015-2016.
Cụ thể, CII xây dựng đường trục Bắc – Nam (đoạn từ chân cầu Thủ Thiêm 1 đến đường Mai Chí Thọ) dài khoảng 1,1 km, đường nội bộ trong phạm vi khu chức năng số 3 và số 4 với tổng chiều dài khoảng 8,3 km (không bao gồm đường Đại lộ Vòng cung – R1, đường Ven hồ Trung tâm – R2) và các công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ với xây dựng đường: thoát nước mưa, thoát nước thải, cấp nước, cấp điện, chiếu sáng, thông tin liên lạc, hào kỹ thuật, cây xanh.
Tổng vốn đầu tư dự án BT dự kiến đạt khoảng 2.641 tỉ đồng. Để hoàn vốn cho dự án, CII đã nhận được quyết định giao đất, cho thuê đất của dự án BT Thủ Thiêm từ UBND TP.HCM.
Theo đó, TP.HCM giao cho CII 90.078 m2 đất sử dụng ổn định lâu dài (để xây dựng nhà ở) và 6.054 m2 đất sử dụng 50 năm (để xây dựng văn phòng cho thuê), trả tiền thuê đất một lần cho toàn thời gian thuê.
CII tìm cách thoát khỏi dòng tiền âm
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.