Thương mại điện tử thành bại tại 'free ship'
Người tiêu dùng tại Việt Nam đặt "chi phí thấp" và "miễn phí vận chuyển" là những yếu tố hàng đầu khi mua hàng trực tuyến, với tỷ lệ 46%. Giá là yếu tố đứng thứ hai, đạt mức 43%.
Bắt đầu tăng tốc từ giữa những năm 2010, nhưng cho đến thời kỳ đại dịch COVID-19, ngành thương mại điện tử của Việt Nam mới bước sang một trang hoàn toàn mới. Trong bối cảnh đó, ngoài những cơ hội lớn, ngành thương mại điện tử Việt Nam cũng đối mặt với một số khó khăn, đặc biệt là ở cơ sở hạ tầng logistics.
Nhiều cơ hội để bùng nổ
Giao dịch trực tuyến trở nên phổ biến hơn
Theo báo cáo về hệ sinh khái khởi nghiệp của Nextrans, sự tiện lợi và an toàn ngày càng gia tăng của các giao dịch trực tuyến đang thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực thương mại điện tử. Những lần giãn cách xã hội trong đại dịch COVID-19 đã xây dựng thói quen thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt cao nhất Đông Nam Á.
Theo báo cáo của Visa, tại Việt Nam, hiện tại, 65% người tiêu dùng mang ít tiền mặt hơn so với trước đây và 76% người tiêu dùng đang sử dụng ví điện tử.
Tại Việt Nam, Tiki và Lazada đã tích hợp các giải pháp thanh toán trực tuyến như VNPay và eMoney. ZaloPay đã hợp tác thêm với 269 nhà bán lẻ và nhà cung cấp dịch vụ trong năm qua bên cạnh các thương hiệu hiện có, chẳng hạn như Baemin, Sendo và Circle K. Sự hợp tác giữa những nền tảng thương mại điện tử hàng đầu và những gã khổng lồ trong lĩnh vực thanh toán điện tử như VNPay, MoMo, ZaloPay và ShopeePay, sẽ thúc đẩy hơn nữa nhu cầu mua sắm trực tuyến và sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Cơ sở hạ tầng logistics đã được cải thiện, tạo thuận lợi cho các giao dịch thương mại điện tử trên toàn quốc
Chất lượng dịch vụ logistics có tác động đáng kể đến chi phí giao dịch thương mại điện tử, tốc độ giao dịch và độ an toàn của hàng hóa. Kỳ vọng của khách hàng về hoạt động giao hàng đã thúc đẩy các doanh nghiệp cải tiến công nghệ trong lĩnh vực logistics, từ đó đảm bảo hàng hóa được giao nhanh chóng và tiết kiệm.
Dịch vụ giao hàng đã được đưa vào chiến lược tăng trưởng của Tiki từ năm 2021. Theo ghi nhận của Tiki, nền tảng này đầu tư 10 triệu USD vào công nghệ và logistics mỗi năm. Và con số này dự kiến sẽ tăng lên trong thời gian tới.
Shopee cũng đang trong cuộc đua tương tự. Nền tảng đã tăng cường phát triển Shopee Express để tiếp cận được ngày càng nhiều người dùng ở khu vực nông thôn, dẫn đến số lượng mặt hàng được vận chuyển từ kho tăng gấp 3 lần.
Đổi mới trong chiến lược bán lẻ của các thương hiệu
Đại dịch cũng đã thúc đẩy các doanh nghiệp đa dạng về mô hình hoạt động trên nền tảng trực tuyến. Các trên nền tảng thương mại điện tử đã tích hợp các hình thức game giải trí, live streaming (phát trực tiếp) và mạng xã hội vào nền tảng để hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng tốt hơn.
Với thị phần chủ yếu nằm trong tay của 4 ông lớn Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và thói quen mua sắm của khách hàng chiếm ưu thế trên các kênh này, các startup rất khó thâm nhập vào thị trường B2C với mô hình thương mại điện tử truyền thống.
Điều này buộc các công ty mới thành lập phải tìm kiếm cơ hội ở những thị trường ngách - nơi mà nhu cầu của khách hàng vẫn chưa được đáp ứng. Đồng thời, các công ty này phải có mô hình kinh doanh sáng tạo và thích ứng nhanh để tồn tại trên thị trường.
Nhận định thị trường thương mại điện tử truyền thống đang cạnh tranh khốc liệt, một số startup mới đã tập trung vào các giải pháp thương mại điện tử hiện đại, đặc biệt là thương mại nhanh.
Tuy nhiên, hiện tại, hạ tầng logistics chưa hoàn thiện, khung pháp lý đang còn thiếu vẫn chưa tạo điều kiện cho một số loại hình startup phát triển. Theo nhận định của Nextrans, sự đóng cửa của các doanh nghiệp mới thành lập không chỉ thể hiện mô hình kinh doanh của những doanh nghiệp này không phù hợp mà còn là tín hiệu để Nhà nước tập trung vào cải thiện cơ sở hạ tầng và những động lực tăng trưởng khác nữa.
Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy ngành thương mại điện tử Việt Nam bước sang một giai đoạn mới đầy tích cực.
Mảng thương mại điện tử B2C vẫn là thị trường cạnh tranh khốc liệt; tuy nhiên, lĩnh vực này vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển các giải pháp thương mại điện tử hiện đại và các sản phẩm thích hợp, giúp giải quyết các vấn đề cụ thể trong ngành thương mại điện tử.
Người tiêu dùng tại Việt Nam đặt "chi phí thấp" và "miễn phí vận chuyển" là những yếu tố hàng đầu khi mua hàng trực tuyến, với tỷ lệ 46%. Giá là yếu tố đứng thứ hai, đạt mức 43%.
Trong năm 2022, các đối tác bán hàng Việt Nam đã bán gần 10 triệu sản phẩm trên các gian hàng trực tuyến của Amazon, cho thấy nhiều tín hiệu tăng trưởng tích cực, đóng góp cho sự phục hồi của doanh nghiệp địa phương.
Quqo gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 2020 và kể từ đó đã có hơn 40 nhà phân phối, hỗ trợ hơn 5.000 cửa hàng trên khắp TP. HCM và đã tăng trưởng 11 lần về tổng giá trị hàng hóa kể từ đầu năm 2022.
Báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á lần thứ 7 nhận định thương mại điện tử là nền tảng đón đầu xu hướng tiêu dùng hiệu quả và phát triển bền vững, bất chấp những khó khăn của kinh tế toàn cầu. Không nằm ngoài sự chuyển dịch chung, các doanh nghiệp, thương hiệu Việt Nam đã và đang tìm đến thương mại điện tử để mở rộng mô hình kinh doanh và tăng trưởng.
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
Quốc hội thông qua luật mới, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt có đường và tăng mạnh mức thuế với rượu bia theo lộ trình đến 2031.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam gỡ bỏ rào cản thủ tục từ 1/7, kỳ vọng thúc đẩy làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển.
Giờ đây, các startup AI sẽ có cơ hội được hướng dẫn kỹ thuật, cố vấn chuyên môn, hỗ trợ tiếp cận thị trường khi tham gia AWS Generative AI Accelerator 2025.
Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.