Bất động sản
Có nên siết đầu tư bất động sản cao cấp?
Bộ Xây dựng đề xuất kiểm soát chặt chẽ việc cho phép đầu tư mới các dự án khu du lịch nghỉ dưỡng, căn hộ và biệt thự cao cấp.

Bộ Xây dựng mới đây đã kiến nghị về việc kiểm soát chặt chẽ việc cho phép đầu tư mới các dự án bất động sản, đặc biệt là các dự án bất động sản cao cấp.
Nguyên nhân của đề xuất này được Bộ Xây dựng lý giải là do thị trường bất động sản năm 2020 đang gặp nhiều khó khăn. Cả nguồn cung sản phẩm và lượng thanh khoản trên thị trường đều sụt giảm mạnh mẽ so với những năm trước do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19. Nguồn cung nhà ở trung, cao cấp đang dư thừa rất nhiều, trong khi thị trường lại đang rất thiếu nguồn cung nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá thấp.
Theo Bộ Xây dựng, nhu cầu nhà ở của người dân thuộc phân khúc trung, cao cấp có giá từ 25 triệu đồng/m2 trở lên chỉ chiếm khoảng từ 20 - 30% và tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn. Trong khi đó, nhu cầu của người mua nhà đối với phân khúc nhà ở bình dân, giá thấp, dưới 25 triệu đồng/m2 chiếm đến 70 - 80% thị trường.
Bộ Xây dựng cho rằng, cơ cấu hàng hóa bất động sản hiện nay đang chưa phù hợp với nhu cầu người mua nhà. Thị trường đang dư thừa nhà ở cao cấp, diện tích lớn, giá bán cao, nhưng lại thiếu sản phẩm nhà ở bình dân phù hợp với nhu cầu của đại bộ phận dân cư đô thị.
Chính vì vậy, bộ này đề xuất phải kiểm soát chặt chẽ việc cho phép đầu tư mới các dự án bất động sản, đặc biệt là các dự án bất động sản cao cấp như khu du lịch nghỉ dưỡng, biệt thự, căn hộ cao cấp nhằm tránh để tình trạng dư thừa tồn kho, gây bất ổn cho thị trường bất động sản.
Dù mang mục tiêu tích cực nhằm cân bằng cung - cầu trên thị trường, song đề xuất của Bộ Xây dựng đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều trong giới chuyên gia và doanh nghiệp. Nhiều ý kiến cho rằng, việc dùng biện pháp can thiệp hành chính vào sự phát triển của thị trường bất động sản sẽ khiến thị trường phát triển lệch lạc, thiếu công bằng đối với các doanh nghiệp, chủ đầu tư dự án.
Một chủ đầu tư bất động sản tại Hà Nội nhìn nhận, trong bối cảnh thị trường bất động sản suy giảm, giao dịch “đóng băng”, nguồn cung hạn chế do thủ tục hành chính kéo dài, nếu Bộ Xây dựng kiểm soát các dự án cao cấp sẽ gây thêm rất nhiều khó khăn, gánh nặng cho các chủ đầu tư.
Theo đó, khi đầu tư, doanh nghiệp phải chịu rất nhiều chi phí, từ tiền sử dụng đất, tiền đền bù đất, chi phí tài chính như lãi suất, chi phí đầu tư xây dựng. Những yếu tố này đã quyết định đến cơ cấu giá thành sản phẩm. Một dự án có vị trí đẹp, chất lượng xây dựng và chất lượng dịch vụ tốt thì không thể định vị tại phân khúc bình dân, nhà ở giá rẻ.
Đồng ý với quan điểm cho rằng, nhà ở xã hội, giá rẻ là dòng sản phẩm có nhu cầu thật mà thị trường hiện nay đang thiếu rất nhiều, song theo ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bất động sản BHS, không dễ để các chủ đầu tư bất động sản hiện nay phát triển dòng sản phẩm này.
Nguyên nhân là do các sản phẩm bất động sản bình dân có lợi nhuận rất thấp. Trong khi đó, các doanh nghiệp cũng không nhận được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước để phát triển.
Trong điều kiện dịch bệnh, nền kinh tế khó khăn khiến tài chính của người dân hạn chế, bất động sản giá rẻ và nhà ở xã hội sẽ càng được săn đón trên thị trường. Do đó, trong thời gian tới, có thể các chủ đầu tư sẽ lựa chọn phát triển dòng sản phẩm có mức giá phù hợp hơn với khả năng thanh toán của khách hàng để đẩy thanh khoản.
Đưa ra giải pháp cho việc phát triển thị trường bất động sản, theo ông Nguyễn Đức Lập, Viện trưởng Viện Nghiên cứu đào tạo bất động sản, Bộ Xây dựng chỉ nên thống kê, tổng hợp chính xác số lượng dự án, số lượng sản phẩm từng loại hình sản phẩm ở từng phân khúc khác nhau và đưa ra các khuyến cáo cần thiết để doanh nghiệp quyết định họ nên làm gì và đầu tư như thế nào.
Thay vì siết chặt việc đầu tư các dự án bất động sản cao cấp, Bộ Xây dựng có thể điều chỉnh nguồn cung trên thị trường bằng việc hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ. Đồng thời, Chính phủ và Bộ Xây dựng có thể cân nhắc việc không " giải cứu" cho các doanh nghiệp phát triển sản phẩm cao cấp.
Việc làm này sẽ ít tác động đến kế hoạch, chiến lược kinh doanh của các chủ đầu tư đã có thương hiệu, đã có nghiên cứu thị trường và có sẵn nguồn khách hàng trung thành của họ.
Mặt khác, theo ông Lập, để vượt qua giai đoạn thị trường khó khăn và tìm kiểm thanh khoản cho dự án, bản thân các doanh nghiệp cũng nên có các giải pháp như giảm giá bán, giãn tiến độ thanh toán, tăng chiết khấu, bảo trợ lãi suất cho khách hàng.
Bên cạnh đó, để tăng thanh khoản cho thị trường bất động sản, các cơ quan quản lý nhà nước có thể cân nhắc cho phép tăng tỷ lệ sở hữu của người nước ngoài đối với bất động sản cao cấp.
Đây sẽ là nguồn cầu lớn đối với thị trường bất động sản Việt Nam. Nhất là sau đại dịch Covid-19 khi Chính phủ đã có những thành công rất lớn trong việc chống dịch, kích thích người nước ngoài lựa chọn Việt Nam là điểm đến an toàn và mua ngôi nhà thứ hai, ông Lập nhận định.
Bất động sản trên đà giảm tốc kéo dài vì Covid-19
Không dễ bắt đáy thị trường bất động sản
Theo ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bất động sản BHS, trong bối cảnh thị trường gặp khó khăn do dịch bệnh, điều quan trọng nhất đối với các chủ đầu tư là phải đưa ra dòng sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng để dự án có thanh khoản.
Đến thời của giao dịch bất động sản trực tuyến?
Trong khi cách thức bán bất động sản truyền thống đang chật vật do những khó khăn của dịch bệnh Covid-19 thì kênh bán hàng trực tuyến lại đang cho thấy khả năng hóa giải "điểm nghẽn" tiếp cận khách của các chủ đầu tư và sàn giao dịch.
Môi giới bất động sản âm thầm xoay sở trong mùa dịch
Trong khi Hội môi giới bất động sản Việt Nam ước tính có tới 800 sàn giao dịch bất động sản đóng cửa vì Covid-19, một số doanh nghiệp lớn vẫn tìm cách xoay xở bán hàng trong giai đoạn dịch bệnh.
Bắt đáy thị trường bất động sản
Tác động kép của dịch Covid-19 lại đang là một ẩn số khó đoán nhất của thị trường bất động sản.
Chặt quá hoá nghẽn, nhà ở xã hội mắc kẹt ở vạch xuất phát
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Mạnh tay cấm căn hộ kinh doanh du lịch, TP.HCM ngăn ngừa tranh chấp chung cư
Quyết định 26/2025 vừa được UBND TP.HCM ban hành sẽ tháo gỡ hàng loạt các vướng mắc trong việc quản lý vận hành nhà chung cư hiện nay trên địa bàn thành phố.
Vay ngân hàng mua nhà: 'Cạm bẫy ngọt ngào' trong cơn sốt giá
Với giá nhà đất cao như hiện nay, việc vay ngân hàng mua nhà có thể đặt người mua trước những áp lực tài chính lớn, thậm chí rơi vào vòng xoáy nợ nần.
Flamingo Holding chơi lớn, hồ Núi Cốc thoát kiếp ‘công chúa ngủ quên’
Hồ Núi Cốc, viên ngọc ẩn mình giữa miền trung du, sắp được đánh thức. Dự án Flamingo Majestic Island Resort hứa hẹn biến nơi đây thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp, mở ra một chương mới cho du lịch Thái Nguyên.
Chuyển động mới tại siêu dự án Sài Gòn Co.op An Phú
VIAC chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Novaland và Nova An Phú, buộc Sài Gòn Co.op thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng phát triển dự án Sài Gòn Co.op An Phú.
SonKim Capital và PVI AM hợp lực kiến tạo bất động sản cho giới siêu giàu
CTCP Quản lý quỹ PVI và SonKim Capital thiết lập quan hệ đối tác chiến lược phát triển dòng sản phẩm đầu tư bất động sản riêng cho nhà đầu tư tổ chức và cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.
GSM nhận 45.800 đơn đặt cọc xe VinFast Green sau 72 giờ mở bán
GSM đã nhận 45.813 đơn đặt cọc không hoàn huỷ, mua bốn mẫu xe VinFast Green từ các đối tác doanh nghiệp và khách hàng cá nhân chỉ sau 72 giờ mở bán, thiết lập một kỷ lục mới trên thị trường ô tô Việt Nam.
Thủy sản đánh bắt đứng trước nguy cơ bị cấm xuất khẩu vào Hoa Kỳ
Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.
Nới room ngoại tối đa cho 4 ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc
Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.
Vietnam Airlines ra mắt 2 đường bay mới đến Ấn Độ
Vietnam Airlines khai thác hai đường bay quốc tế giữa Hà Nội với hai điểm đến mới của Ấn Độ là Bengaluru và Hyderabad trong tháng 5/2025 bằng tàu bay Airbus A321.
Sun Group khởi công dự án nhà ở xã hội đầu tiên tại Hà Nam
Tập đoàn Sun Group và tỉnh Hà Nam sáng nay tổ chức lễ khởi công công trình nhà ở xã hội trong quần thể đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City tại TP. Phủ Lý.
Trungnam Group mở thế trận táo bạo trong cuộc đua năng lượng
Trungnam Group cho biết đã và đang chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực để phục vụ các kế hoạch tham vọng gắn với quy hoạch điện lực quốc gia thời kỳ mới.