Tạo giá trị từ kinh tế tuần hoàn
Động cơ thực hiện bước chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn nằm ở bài toán làm thế nào để tạo ra giá trị và lợi ích thiết thực từ mô hình này.
Giai đoạn 2022 – 2026, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ áp dụng 6 mục tiêu kinh tế tuần hoàn tại huyện Côn Đảo như giải pháp thúc đẩy tăng trưởng bền vững, cải thiện đời sống người dân.
6 mục tiêu này được triển khai theo đề án "Nghiên cứu và ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững huyện Côn Đảo giai đoạn 2022 - 2026", bao gồm không rác thải nhựa, tăng tỷ lệ tái chế chất thải rắn lên 10 – 12%; tăng tỷ lệ tiết kiệm và tuần hoàn nước; tăng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo; tăng cường sử dụng xe điện; bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là rừng và san hô; thực hành du lịch tuần hoàn và giáo dục nhận thức về kinh tế tuần hoàn.
Dưới sự tư vấn của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn (ICED), một số giải pháp sẽ được Côn Đảo triển khai có thể kể đến như sử dụng chất thải hữu cơ làm phân bón; chế biến sản phẩm có giá trị thương mại từ phụ phẩm nông nghiệp; khai thác các nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời, sóng biến; tái chế rác thải; sử dụng hiệu quả tài nguyên trong sản xuất…
Mặt khác, Côn Đảo thực hiện nghiêm ngặt chính sách không sử dụng đồ nhựa dùng một lần trong đời sống cũng như hoạt động du lịch. Các chương trình bảo vệ tài nguyên, bảo vệ sinh vật dưới nưới và trên đất liền cũng được triển khai.
Lý giải về quyết định thí điểm kinh tế tuần hoàn tại Côn Đảo, theo chính quyền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, mô hình tuyến tính tại địa phương không còn phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững. Các hoạt động kinh tế đem lại giá trị cho tỉnh như du lịch, khai khoáng… bộc lộ ra nhiều vấn đề, tác động tiêu cực tới môi trường, hệ sinh thái cũng như đời sống người dân.
Côn Đảo cũng đang vướng phải những thách thức riêng. Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng ICED, Côn Đảo gặp khó khăn về phát triển nông nghiệp, công nghiệp do phải phụ thuộc vào nguồn cung ứng từ đất liền. Tình trạng thiếu điện, thiếu nước ngọt, môi trường bị ô nhiễm từ du lịch… ngày càng trở nên trầm trọng khi lượng du khách đến với Côn Đảo tăng nhanh, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của huyện đảo này.
Tuy nhiên, huyện Côn Đảo, với nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái phong phú, đặc biệt là hệ sinh thái rừng, rất có tiềm năng phát triển dịch vụ sinh thái. Côn Đảo cũng là điểm đến du lịch đa giá trị, không chỉ là cảnh sắc thiên nhiên mà còn là những di tích lịch sử cách mạng hay điểm du lịch tâm linh.
Huyện Côn Đảo cũng rất thích hợp để thí điểm kinh tế tuần hoàn do quy mô dân số vừa phải, còn nhiều dư địa để triển khai các dự án. Qua khảo sát, người dân Côn Đảo cũng tỏ ra rất hợp tác với quyết sách bền vững của chính quyền địa phương.
Nhận thấy tiềm năng của mô hình kinh tế tuần hoàn khi ứng dụng tại huyện Côn Đảo, chính quyền Bà Rịa – Vũng Tàu đã quyết định lựa chọn huyện Côn Đảo tiên phong với mô hình thí điểm kinh tế tuần hoàn. Bên cạnh việc hóa giải thách thức của huyện Côn Đảo, mô hình kinh tế tuần hoàn cũng được kỳ vọng sẽ chứng minh được hiệu quả và nhân rộng ra toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Động cơ thực hiện bước chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn nằm ở bài toán làm thế nào để tạo ra giá trị và lợi ích thiết thực từ mô hình này.
Kinh tế tuần hoàn chỉ có thể phát triển khi người tiêu dùng chấp nhận sử dụng sản phẩm từ kinh tế tuần hoàn.
Dựa trên triết lý về kinh tế tuần hoàn, nhiều đơn vị đã triển khai giải pháp ứng dụng kỹ thuật số để thu gom, phân loại rác ngay trên các thiết bị thông minh, bước đầu cho thấy kết quả khả quan.
Mô hình kinh tế tuần hoàn tạo ra giá trị kinh tế cao, đồng thời tôn trọng những giá trị tự nhiên, sẽ là giải pháp quan trọng cho Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh "vòng xoáy đi xuống" của vùng đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?