Phát triển bền vững
‘Công thức’ để thị trường điện gió ngoài khơi Việt Nam thành công
Hội đồng Điện gió toàn cầu đánh giá sự chuyển đổi sang cơ chế đấu thầu cạnh tranh trong thập kỷ này, sau kế hoạch hỗ trợ ổn định, là quá trình then chốt để điện gió ngoài khơi Việt Nam thành công.
Nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Thế giới dự đoán điện gió ngoài khơi có thể đáp ứng từ 5 – 12% nhu cầu cung cấp điện của quốc gia vào năm 2035, với công suất lắp đặt 11 – 25 GW. Đây là một phần trong tổng số 160GW tổng tiềm năng kỹ thuật được Bộ Công thương xác định tại Việt Nam.
Việt Nam được đánh giá là một thị trường điện gió ngoài khơi còn non trẻ, với nguồn tài nguyên gió dồi dào và các yếu tố cơ bản để tăng trưởng, trở thành thị trường hàng đầu ở Đông Nam Á.
Theo lộ trình phát triển hiện tại, các dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn đầu tiên nhiều khả năng không được kết nối với lưới điện cho đến năm 2026 hoặc muộn hơn, và sự phát của các dự án này đều chưa được hỗ trợ do thiếu chính sách rõ ràng.
Nhận định này được Hội đồng Điện gió toàn cầu (GWEC) đưa ra trong báo cáo hợp tác cùng Nhóm Tham vấn năng lượng tái tạo vừa qua.
GWEC nhấn mạnh: “Điều quan trọng là cần đảm bảo chính sách hiện nay và trong tương lai được thiết kế để cho sự tăng trưởng ổn định và bền vững, để ngành công nghiệp gió ngoài khơi có đủ thời gian phát triển”.
Khởi động nhanh bằng cơ chế giá FIT
Dựa trên kết quả phân tích và tham vấn, GWEC khuyến nghị một biểu giá FIT mới cho điện gió ngoài khơi nên được áp dụng ngay từ bây giờ để hỗ trợ giai đoạn đầu với 4 – 5GW kết nối với lưới điện.
Cụ thể, FIT cần được thông báo càng sớm càng tốt để đảm bảo sự ổn định trong ngành, tránh cản trở các dự án hiện đang phát triển, và hỗ trợ giai đoạn đầu của các dự án sẽ chưa được hoàn thành trong vòng ít nhất 5 năm nữa.
Hiện nay, mức giá FIT cho điện gió ngoài khởi là 0,098 USD/KWh, dựa trên điện gió gần bờ và sẽ hết hạn vào tháng 11 tới.
Vì vậy, FIT cho dự án điện gió ngoài khơi chuẩn có thể yêu cầu cập nhật cách tính do sự khác biệt về chi phí và giai đoạn chín muồi của thị trường đối với các công nghệ này, GWEC phân tích.
GWEC đánh giá FIT sẽ tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong việc thúc đẩy phát triển dự án, từ đó sẽ giúp hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp địa phương học hỏi và hợp tác với các nhà phát triển có kinh nghiệm, cũng như các công ty trong chuỗi cung ứng.
Cùng với đó, việc chuyển đổi sớm sang hình thức đấu thầu sẽ gây áp lực lớn đối với các công ty trong việc cải tiến và cung cấp với chi phí thấp, nếu không có nguồn lực và thời gian. Áp lực quá lớn có thể dẫn đến việc không cung cấp được khối lượng hoặc theo kế hoạch mong muốn, chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng do chi phí vượt mức hoặc thậm chí mức giá cao hơn dự kiến khi đấu thầu sớm.
Giai đoạn chuyển tiếp cần rõ ràng và công khai
GWEC nhấn mạnh trong giai đoạn chuyển tiếp trước khi hết hạn giá FIT mới cho 4 – 5GW ban đầu của các dự án điện gió ngoài khơi, một kế hoạch thu xếp việc chuyển đổi từ FIT mới sang đấu thầu cần được thực hiện rõ ràng và thông báo công khai.
Theo đó, việc công bố các hướng dẫn cho chương trình đấu thầu nên bắt đầu trong khi FIT cho điện gió ngoài khơi vẫn đang được áp dụng, để cung cấp cho các nhà phát triển tầm nhìn đầy đủ về khung pháp lý sẽ áp dụng đối với các dự án của họ.
Điều này sẽ cho phép các nhà phát triển có tầm nhìn bao quát về doanh thu dự kiến, và đưa ra quyết định sáng suốt về việc đầu tư và phát triển dự án.
Bên cạnh đó, Việt Nam cần có thông báo đầy đủ về việc chuyển đổi sang đấu thầu để lập kế hoạch xây dựng lưới điện, đáp ứng các dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn, tránh rủi ro cắt giảm công suất.
GWEC lưu ý trước khi đấu thầu được áp dụng, tính khả thi cấp vốn của hợp đồng mua bán điện (PPA) hiện tại cần được cải thiện để thu hút đầu tư nước ngoài. “Tính khả thi cấp vốn của PPA sẽ rất quan trọng đối với sự phát triển của các dự án điện gió ngoài khơi do quy mô đầu tư lớn”, tổ chức này nhấn mạnh.
Nguyên nhân là bởi trong khi các dự án điện gió trên bờ quy mô nhỏ có thể được cấp vốn thông qua các ngân hàng địa phương, và các nhà đầu tư thấy PPA mẫu hiện tại là phù hợp, thì điện gió ngoài khơi quy mô lớn sẽ yêu cầu tài chính quốc tế. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài không tự tin triển khai với các điều khoản hiện tại.
Đơn cử, PPA hiện tại được đánh giá không tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là về chậm trễ xây dựng lưới điện và các rủi ro về chạy thử nghiệm phát sinh; cơ chế cắt giảm và bồi thường; rủi ro chuyển đổi tiền tệ; bảo vệ khỏi sự thay đổi của luật pháp; trọng tài giải quyết tranh chấp quốc tế; và những vấn đề khác.

Theo GWEC, Việt Nam cần phải có đủ thời gian để chuẩn bị cho chính sách đấu thầu, cần thông báo tối thiểu trước hai năm cho các bên liên quan chính trong ngành về bất kỳ thay đổi đáng kể nào trong cách tiếp cận.
Việc đấu thầu với thời gian và hướng dẫn thực hiện rõ ràng cũng sẽ tạo điều kiện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có đủ thời gian để chuẩn bị hạ tầng lưới điện khi mức độ đấu nối gia tăng, và khuyến khích các dự án cấp thiết nhất trong hệ thống điện.
Chính phủ Việt Nam nên kết hợp một quá trình tham vấn có hệ thống và cởi mở khi xây dựng chính sách điện gió ngoài khơi trong tương lai, tổ chức này nhấn mạnh.
Là một phần của đối thoại mở, các nhà phát triển phải được thông báo về mọi thay đổi đối với thiết kế đấu thầu hoặc các phương án hỗ trợ đang được xem xét và được mời gửi lấy ý kiến.
Việc thiếu đối thoại và tham vấn cởi mở càng làm tăng thêm rủi ro cho các nhà đầu tư và nhà phát triển, điều này sẽ làm giảm việc tham gia vào các cuộc đấu thầu và vào thị trường gió ngoài khơi.
Các quyết định chính sách của chính phủ cũng cần được công bố công khai và truyền đạt rõ ràng cho các bên quan tâm.
Thiết kế đấu thầu
GWEC cho rằng khi được công bố, cuộc đấu thầu cần có quy mô đủ lớn, ví dụ 2 – 3 GW mỗi đợt phân bổ, để đáp ứng sự quan tâm mạnh mẽ đến lĩnh vực điện gió ngoài khơi ở Việt Nam. Điều này sẽ thúc đẩy cạnh tranh nếu cung và cầu được cân bằng.
Hơn nữa, một lộ trình rõ ràng cho các vòng đấu thầu trong tương lai (sau năm 2030) cần được công bố để thể hiện tham vọng dài hạn và xây dựng một ngành công nghiệp bền vững, phù hợp với quy hoạch phát triển điện VIII và mục tiêu của Việt Nam là thúc đẩy một “nền kinh tế xanh”.
Thiết kế các phiên đấu thầu cần phân biệt giữa công nghệ hoàn thiện và công nghệ kém hoàn thiện, đặc biệt, cần xem xét cách các cuộc đấu thầu ngoài khơi và gần bờ có thể tương tác và kết hợp với điện gió nổi trong tương lai.
Việt Nam được khuyến nghị cần có các mức hỗ trợ khác nhau theo yêu cầu của từng công nghệ khác nhau với cùng một nguồn năng lượng tái tạo là gió, do các giai đoạn phát triển khác nhau.
“Một quy trình cấp phép hiệu quả và hợp lý là yêu cầu cần thiết để bàn giao dự án đúng thời hạn. Chính chủ cần chuẩn bị cho việc mua bán điện gió ngoài khơi với cơ quan “một cửa”, đơn vị sẽ chịu trách nhiệm điều phối chung hoạt động cấp phép, hoặc phân chia trách nhiệm phê duyệt cấp phép rõ ràng hơn trong các cơ quan nhà nước”, GWEC nhấn mạnh.
Lưới điện ‘oằn mình’ đỡ điện mặt trời, điện gió bùng nổ
Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’
Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.
Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng
Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.
Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Mcredit có tân tổng giám đốc
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
100 chuyện nghề: Lưu giữ ký ức và tiếp lửa nghề báo
“100 chuyện nghề” không chỉ là một tuyển tập kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025), mà còn là nơi lưu giữ ký ức và tiếp nối ngọn lửa nghề báo.
Ưu đãi cực hời chờ “Gai con” tại Ocean City
Diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/6 tại Ocean City - “thành phố lễ hội” phía Đông Hà Nội, concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” không chỉ là sự trở lại hoành tráng của dàn nghệ sĩ hot hit với đại tiệc âm nhạc mãn nhãn - mãn nhĩ mà còn là cơ hội vàng để săn loạt ưu đãi cực hời đến từ hệ sinh thái Vingroup. Từ di chuyển, ăn uống, vui chơi cho đến mua sắm hay thậm chí... mua xe, tất cả đều đang “trải thảm” ưu đãi dành riêng cho hội “Gai con”.