Covid-19 làm suy yếu khả năng 'miễn dịch' với các cú sốc bên ngoài của Việt Nam

Kiều Mai Thứ sáu, 17/12/2021 - 14:11

HSBC từng nhấn mạnh khả năng chống chịu trước các cú sốc bên ngoài của Việt Nam ngày càng tốt lên theo thời gian, nhưng bối cảnh thay đổi như hiện nay cho thấy sự cần thiết phải đánh giá lại tình hình tài khoản vãng lai.

Rủi ro gia tăng từ tài khoản vãng lai

Khả năng ứng phó trước các rủi ro bên ngoài của Việt Nam đã ngày càng tốt lên qua các năm, nhờ thặng dư tài khoản vãng lai do thặng dư thương mại tăng lên. Tuy nhiên, khả năng này đã yếu dần đi trong năm 2021, HSBC nhận định trong báo cáo cập nhật mới nhất.

Nguyên nhân là bởi trong bối cảnh giãn cách kéo dài, Việt Nam – “nhà vô địch thương mại” một thời – đã có hai quý thâm hụt thương mại liên tiếp là quý II và quý III.

Cụ thể, HSBC đánh giá tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng là một trong những thử thách khó khăn nhất mà Việt Nam từng gặp phải. Sau bốn tháng giãn cách xã hội, động lực kinh tế bên ngoài vốn là trụ cột tăng trưởng chính của nền kinh tế đã phần nào suy yếu do các nhà máy ngưng hoạt động.

Năm 2020, HSBC từng nhấn mạnh khả năng chống chịu trước các cú sốc bên ngoài của Việt Nam ngày càng tốt lên theo thời gian, nhưng bối cảnh thay đổi như hiện nay cho thấy sự cần thiết phải đánh giá lại tình hình tài khoản vãng lai.

Trong giai đoạn xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu, thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam đạt mức cao nhất, tương đương 11% GDP. Dữ liệu các năm sau đó cho thấy sự cải thiện của tài khoản vãng lai luôn song hành cùng với sự phát triển vị thế của Việt Nam trong thương mại toàn cầu. 

a
Thặng dư tài khoản vãng lai của Việt Nam đã tăng đều trong những năm qua nhờ tăng trưởng thương mại mạnh mẽ.

Ngay cả trong năm đầu tiên đại dịch xảy ra, thặng dư tài khoản vãng lai của Việt Nam đã ghi nhận mức cao kỷ lục, tương đương 5,5% GDP, nhờ xuất khẩu tăng trưởng vượt bậc, trong khi nhập khẩu thu hẹp bất thường.

Tuy nhiên, các chỉ số thương mại cơ bản đã thay đổi kể từ đợt bùng dịch do biến chủng Delta xuất hiện trong tháng 5. Trong quý II, Việt Nam chứng kiến mức thâm hụt tài khoản vãng lai theo quý cao nhất trong lịch sử, tương đương 6,7% GDP, giữa bối cảnh cán cân thương mại chuyển dịch từ thặng dư sang thâm hụt.

Mặc dù số liệu về tài khoản vãng lai cho nửa năm 2021 chưa được công bố, dữ liệu về thương mại cho thấy nhiều khả năng tài khoản vãng lai âm trong quý III.

a 1
Biên thặng dư tài khoản vãng lai của Việt Nam giảm mạnh chủ yếu do gián đoạn trong thương mại.

Ngoài ra, thâm hụt về dịch vụ cũng là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực.

Trước đại dịch, ngành du lịch phát triển mạnh mẽ mang lại nguồn thu ngoại hối quan trọng, khiến thâm hụt dịch vụ trường kỳ của Việt Nam giảm xuống mức thấp nhất là 1,5 tỷ USD vào năm 2019.

Tuy nhiên, khi ngành du lịch bị “đóng băng”, thâm hụt dịch vụ tăng gần 10 lần, lên đến 10 tỷ USD trong năm 2020. Tình hình chưa mấy cải thiện trong năm 2021 cho thấy thâm hụt dịch vụ năm nay cũng sẽ không dưới mức năm ngoái.

Dù Việt Nam đã bắt đầu những bước đầu tiên mở cửa lại biên giới, đón khách du lịch nước ngoài từ tháng 11, những yếu tố kết hợp như sự thiếu vắng du khách Trung Quốc và trì hoãn mở lại các đường bay quốc tế dự báo khả năng phục hồi ngắn hạn nhanh chóng theo hình chữ V của ngành du lịch ít có cơ hội xảy ra trong năm 2022.

Như vậy, ảnh hưởng tiêu cực của thâm hụt dịch vụ lên tài khoản vãng lai sẽ còn kéo dài, mặc dù nhiều khả năng sẽ không quá nhiều.

Điểm sáng 2022

Lượng kiều hối gửi về đều đặn từ cộng đồng rất đông người Việt ở nước ngoài là một trong những điểm sáng của Việt Nam. Bất chấp đại dịch, trong năm 2021, Việt Nam vẫn là nước nhận kiều hối cao thứ ba ở châu Á với tổng giá trị chuyển về đạt 18 tỷ USD, chỉ đứng sau Trung Quốc và Philippines.

Trong những giai đoạn như hiện nay, kiều hối ổn định là nguồn hỗ trợ có giá trị cho tài khoản vãng lai của Việt Nam, HSBC nhận định.

Cùng với đó, cán cân thương mại nhiều khả năng sẽ có thặng dư trong quý IV sau khi nền kinh tế mở cửa trở lại từ 1/10.

Trong tháng 10 và 11, cán cân thương mại đạt thặng dư cộng dồn 2,8 tỷ USD sau hai quý thâm hụt liên tiếp, góp phần đẩy thặng dư thương mại của cả năm tính đến thời điểm này lên mức 0,9 tỷ USD.

Tuy nhiên, ngay cả khi năm 2021 có thặng dư thương mại, mức độ thặng dư này không có khả năng bù đắp được thâm hụt chính và thâm hụt dịch vụ. Do vậy, HSBC dự đoán tài khoản vãng lai sẽ thâm hụt nhẹ ở mức khoảng 0,5% GDP, trước khi đạt thặng dư khiêm tốn tương đương 2,3% GDP trong năm 2022.

HSBC lưu ý Việt Nam cần hết sức thận trọng bởi tốc độ khôi phục chuỗi cung ứng phụ thuộc rất nhiều vào khả năng kiểm soát được đợt bùng dịch Covid-19 hiện tại.

Yếu tố tiên quyết hàn gắn chuỗi cung ứng

Ngoài ra, một vấn đề khác là lượng FDI duy trì ổn định vẫn là trụ cột vững chắc hỗ trợ cho cán cân của Việt Nam.

Bất chấp những biến động khó lường do đại dịch, FDI ròng liên tục duy trì ở mức 6% GDP, tương đương với mức trước đại dịch. Đây là một “con át chủ bài” của Việt Nam vì nguồn vốn này đổ vào lĩnh vực sản xuất đã giúp cải thiện tình hình tài khoản vãng lai.

Mặc dù vậy, những gián đoạn nặng nề trong chuỗi cung ứng gần đây đã làm dấy lên câu hỏi về triển vọng đầu tư của Việt Nam, khi thông tin cho thấy một số thương hiệu dệt may và da giày đã bắt đầu chuyển đi một phần hoạt động sản xuất.

“Chúng tôi vẫn tin rằng các quyết định đầu tư FDI phụ thuộc vào tiềm năng trong trung và dài hạn của nền kinh tế. Vẫn còn nhiều lý do chính đáng để lạc quan về các điều kiện cơ bản của Việt Nam nếu xét tới lợi thế cạnh tranh trong hiệu quả chi phí nhân công, cơ sở hạ tầng được cải thiện, các cụm công nghiệp có sẵn và một loạt hiệp định tự do thương mại”, HSBC nhấn mạnh.

HSBC nhấn mạnh ưu tiên lúc này của các nhà làm chính sách là lấy lại đà tăng trưởng và củng cố niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài. Nhiệm vụ cấp thiết nhất là làm sao kiểm soát được đợt bùng dịch Covid-19 thứ năm, đồng thời đưa ra những chế độ đãi ngộ phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút công nhân trở lại nhà máy làm việc an toàn, ổn định.

HSBC: GDP của Việt Nam có thể lấy lại mốc 6,8% trong năm 2022

HSBC: GDP của Việt Nam có thể lấy lại mốc 6,8% trong năm 2022

Tiêu điểm -  3 năm
Ông Tim Evans, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam dự báo, tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam sẽ lấy lại mốc 6,8% chủ yếu nhờ đầu tư FDI tăng mạnh, tập trung nhiều vào lĩnh vực sản xuất.
HSBC: GDP của Việt Nam có thể lấy lại mốc 6,8% trong năm 2022

HSBC: GDP của Việt Nam có thể lấy lại mốc 6,8% trong năm 2022

Tiêu điểm -  3 năm
Ông Tim Evans, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam dự báo, tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam sẽ lấy lại mốc 6,8% chủ yếu nhờ đầu tư FDI tăng mạnh, tập trung nhiều vào lĩnh vực sản xuất.
Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025

Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025

Tiêu điểm -  42 phút

Sáng 19/6, tại Hà Nội, Hội Báo toàn quốc 2025 với chủ đề Báo chí Việt Nam: Trung thành, sáng tạo, bản lĩnh, đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã chính thức được khai mạc.

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài chính về việc bỏ thuế khoán

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài chính về việc bỏ thuế khoán

Tiêu điểm -  1 giờ

Từ 2026, thuế khoán sẽ bị bãi bỏ, hàng triệu hộ kinh doanh loay hoay chuẩn bị, trong khi Bộ Tài chính khẳng định hỗ trợ toàn diện.

Người bán hàng rong không phải dùng hóa đơn điện tử

Người bán hàng rong không phải dùng hóa đơn điện tử

Tiêu điểm -  3 giờ

Hóa đơn điện tử, máy tính tiền được kết nối dữ liệu với cơ quan thuế sẽ chỉ áp dụng cho những hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm.

Khởi công đường vành đai 4 TP.HCM do Becamex IDC - Đèo Cả trúng thầu

Khởi công đường vành đai 4 TP.HCM do Becamex IDC - Đèo Cả trúng thầu

Tiêu điểm -  6 giờ

Đường vành đai 4 TP.HCM đoạn cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn do liên doanh Becamex IDC – Đèo Cả trúng thầu vừa được Bình Dương khởi công.

Trị dứt điểm lãng phí đầu tư công và các dự án tồn đọng

Trị dứt điểm lãng phí đầu tư công và các dự án tồn đọng

Tiêu điểm -  22 giờ

Nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị có giải pháp dứt điểm lãng phí trong đầu tư công – trụ cột quyết định tăng trưởng kinh tế và hàng nghìn dự án tồn đọng trên cả nước.

Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025

Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025

Tiêu điểm -  42 phút

Sáng 19/6, tại Hà Nội, Hội Báo toàn quốc 2025 với chủ đề Báo chí Việt Nam: Trung thành, sáng tạo, bản lĩnh, đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã chính thức được khai mạc.

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài chính về việc bỏ thuế khoán

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài chính về việc bỏ thuế khoán

Tiêu điểm -  1 giờ

Từ 2026, thuế khoán sẽ bị bãi bỏ, hàng triệu hộ kinh doanh loay hoay chuẩn bị, trong khi Bộ Tài chính khẳng định hỗ trợ toàn diện.

13 năm liền được chọn mua nhiều nhất: Vinamilk có gì đặc biệt?

13 năm liền được chọn mua nhiều nhất: Vinamilk có gì đặc biệt?

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

13 năm qua, thương hiệu Vinamilk là cái tên dẫn đầu danh sách được chọn mua nhiều nhất ngành sữa và FMCG, theo báo cáo từ Kantar Việt Nam.

Không 'bỏ nữ giới lại phía sau', doanh nghiệp sẽ 'xanh' hơn

Không 'bỏ nữ giới lại phía sau', doanh nghiệp sẽ 'xanh' hơn

Phát triển bền vững -  3 giờ

Thiếu vắng lãnh đạo và lao động nữ cản trở doanh nghiệp Việt dẫn đầu kinh tế xanh, làm giảm sức cạnh tranh và khả năng thu hút đầu tư xanh.

Người bán hàng rong không phải dùng hóa đơn điện tử

Người bán hàng rong không phải dùng hóa đơn điện tử

Tiêu điểm -  3 giờ

Hóa đơn điện tử, máy tính tiền được kết nối dữ liệu với cơ quan thuế sẽ chỉ áp dụng cho những hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm.

Tập đoàn FLC họp bất thường để thay đổi nhân sự cấp cao

Tập đoàn FLC họp bất thường để thay đổi nhân sự cấp cao

Doanh nghiệp -  3 giờ

Tập đoàn FLC sẽ tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung các thành viên HĐQT, Ban kiểm soát tại đại hội.

Cán bộ nhân viên SeABank chung tay làm sạch 11 bãi biển vì môi trường xanh

Cán bộ nhân viên SeABank chung tay làm sạch 11 bãi biển vì môi trường xanh

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6 và Ngày Đại dương thế giới 8/6, trong ngày 7/6, hàng trăm cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tại 11 tỉnh/thành đồng loạt ra quân dọn dẹp, thu gom rác thải ở các bờ biển theo chương trình “Ocean cleanup 2025”.

Đọc nhiều