Doanh nghiệp
Đã độc quyền thị trường gọi xe Việt Nam, sao Grab còn phải đi giao bánh mỳ, hột vịt lộn?
Thâu tóm xong Uber Đông Nam Á, Grab toan tính gì khi nhanh chân tung ra dịch vụ giao nhận đồ ăn tại Việt Nam?
Số liệu trong năm 2017 cho thấy, cả nước có khoảng 540.000 cửa hàng ăn uống, trong đó có 430.000 cửa hàng nhỏ, hơn 7.000 nhà hàng thức ăn nhanh, 22.000 nhà hàng cà phê, bar và hơn 80.000 nhà hàng phát triển bài bản.
Nghĩa là chỉ cần chuyển vài chục mét trên một tuyến phố bất kì là đã bắt gặp các cửa hàng ăn uống ở khắp mọi nơi. Với những thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, đặc biệt tại các khu vực trung tâm, hoạt động kinh doanh ẩm thực diễn ra vô cùng sôi động với các món ăn không chỉ của Việt Nam mà còn đến từ rất nhiều các quốc gia trên thế giới.
Còn theo báo cáo của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor, giai đoạn từ 2014 - 2019, thị trường F&B Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 18% năm.
Nói cách khác, kinh doanh F&B đang trở thành một ngành rất hấp dẫn tại Việt Nam.
Tiềm năng là vậy, nhưng không ít chủ nhà hàng, quán ăn, quán cà phê cho biết, họ gặp khó khăn trong khâu giao nhận, trước bối cảnh nhu cầu đặt/gọi món trực tuyến từ phía khách hàng đang ngày một tăng cao.
Vì không thể “nuôi” đội ngũ giao nhận đồ ăn riêng, nên không ít quán vẫn đang thuê tài xế xe ôm đi giao món. Từ đây, thị trường giao nhận đồ ăn tại Việt Nam được ra đời.
Dư địa lớn tại thị trường giao nhận đồ ăn Việt Nam
Cũng theo báo cáo của Euromonitor, thị trường đặt món trực tuyến ở Việt Nam trong năm 2018 sẽ đạt khoảng 33 triệu USD và đạt hơn 38 triệu USD vào năm 2020, với tốc độ tăng trưởng trung bình 11%/năm.
Thị trường này tuy nhỏ so với mảng F&B nói chung, nhưng lại thu hút các doanh nghiệp theo đuổi bởi tính trung thành đối với loại hình dịch vụ này khá cao.
Now.vn (trước đây là DeliveryNow.vn) của Foody và Vietnammm.com (từng thâu tóm Foodpanda vào tháng 12/2015) là 2 tay lớn nhất tại thị trường này.
Dù cả hai từ chối tiết lộ thị phần hiện tại, nhưng một số nguồn tin cho biết Now.vn đang dẫn đầu thị trường về số lượng đơn hàng giao hằng ngày.
Lợi thế của Now.vn là thừa hưởng kinh nghiệm trong ngành F&B từ “cha đẻ” Foody với độ phủ sóng các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê rộng khắp Việt Nam. Thông qua đó, chủng loại, cũng như số lượng các món ăn, thức uống mà Now.vn cung cấp cho khách gọi món là rất đa dạng, phong phú.
Một lãnh đạo của Now.vn cho biết: “Nền tảng gọi món chính là yếu tố mà Now.vn thừa hưởng được nhiều nhất từ Foody. Dù ra đời như một dự án độc lập cách đây khoảng 3 năm, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực giao nhận đồ ăn, nhưng Now.vn tới nay đã có hơn 20.000 đối tác là các nhà hàng, quán ăn trên khắp cả nước”.
Thực đơn giao nhận món mà Now.vn cung cấp bao gồm: cơm trưa, đồ ăn vặt, thức uống, tráng miệng, cho tới các sản phẩm Homemade. Tại Hà Nội, TP.HCM, trung bình mỗi đơn hàng sẽ được giao tới tay khách trong khoảng 20-40 phút. Tỉ lệ ăn chia vào khoảng 15-20% giá trị đơn hàng.
“Vẫn chưa thể đưa ra một đánh giá cụ thể về thị trường giao nhận đồ ăn tại Việt Nam. Nhưng về lâu về dài, các tiêu chí giao hàng nhanh sẽ sớm thành chuẩn chung của thị trường, chứ không còn là lợi thế của riêng ai, thay vào đó sẽ là cuộc chiến giảm giá để giành thị phần. Khi có nhiều doanh nghiệp tham gia hơn, cuộc chiến này sẽ càng rõ nét”, lãnh đạo này nhận xét.
Dễ hiểu khi Grab đi giao bánh mỳ, bún, miến, hột vịt lộn
Thị trường còn nhiều dư địa phát triển, dân số trẻ thích đặt món ăn nhanh đã khiến Grab Việt Nam nhanh chóng triển khai dịch vụ GrabFood tại TP.HCM trong vài ngày qua.
Được biết, GrabFood là dịch vụ giao nhận thức ăn đã được Grab ra mắt tại Indonesia và Thái Lan. Thông qua dịch vụ này, khách hàng có thể lựa chọn địa điểm giao nhận, cũng như món ăn yêu thích của mình (sẽ có một số nhà hàng liên kết với Grab và đưa thực đơn trên ứng dụng để khách hàng chọn món).
Tính riêng tại địa bàn TP.HCM, tới nay đã có hơn 100 quán ăn tham gia vào hệ thống của GrabFood. Thực đơn mà dịch vụ cung cấp cũng khá đa dạng, từ các món bình dân như: bánh mỳ, bún, miến, xôi phở; cho tới Dimsum, gà rán, mỳ Ý, đồ chay...
So với con số 20.000 đối tác là nhà hàng, quán ăn mà Now.vn đang sở hữu, thực hơn mà GrabFood cung cấp cho khách hàng là khá ít ỏi. Nhưng đổi lại, Grab có thế mạnh là đội ngũ tài xế giao nhận hùng hậu, cộng thêm nền tảng GrabFood được tích hợp thẳng vào ứng dụng gọi xe có số lượng người dùng lớn nhất Việt Nam.
Với mỗi đơn hàng hiện tại, GrabFood sẽ giao nhận đồ ăn trong khoảng 45 phút, thu phí 15.000 đồng bằng tiền mặt, và đáng tiếc chưa có thanh toán qua thẻ.
Nhưng đây không phải rào cản lớn. Bởi không sớm thì muộn, GrabFood sẽ nhanh chóng cho phép khách hàng thanh toán qua GrabPay - ứng dụng ví điện tử của Grab đang được sử dụng cho hoạt động gọi xe.
Nhìn rộng ra, mục tiêu Grab hướng tới không đơn thuần là độc quyền ở mảng gọi xe, hay thắng ở mảng giao nhận đồ ăn. Mà xa hơn, cuộc chơi của Grab là xây dựng một hệ sinh thái dịch vụ toàn diện, nhằm “giam” người dùng trong vô vàn những tiện ích của mình.
Và đó cũng là mẫu số chung của rất nhiều Tập đoàn hàng đầu hiện nay: nắm giữ một lượng người dùng đủ lớn kết hợp nền tảng công nghệ tiện lợi. Tất nhiên, không thể thiếu một yếu tố quan trọng khác là thị trường phải tiềm năng, chưa được khai phá. Những yếu tố đó đang cho thấy sự tương đồng tại Đông Nam Á, và cụ thể hơn là Việt Nam.
Sau xe ôm, taxi, Grab Việt Nam đi ship bánh mỳ, bún, miến
Sau xe ôm, taxi, Grab Việt Nam đi ship bánh mỳ, bún, miến
Tính riêng tại địa bàn TP.HCM, đã có hơn 100 quán ăn với đủ các loại thực đơn tham gia vào hệ thống GrabFood.
Chuyện tài xế Việt Nam: Không dám bỏ nghề vì dưới là vợ, con, trên đầu là ngân hàng, Grab
Phần đông tài xế chạy Grab ở Việt Nam đều phải chịu nhiều áp lực vô hình từ gia đình, xã hội, khách hàng, ứng dụng gọi xe, và thậm chí là cả ngân hàng.
Vinasun, Mai Linh phải bán xe sống qua ngày trước sức ép của Grab
Doanh thu từ mảng vận tải hành khách bằng taxi của Vinasun 3 tháng đầu năm 2018 chỉ bằng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Từng khiến Uber phải quy hàng, 'vua gọi xe' Trung Quốc sẽ dùng lá bài nào cho Grab Việt Nam?
Didi Chuxing - ứng dụng gọi xe của Trung Quốc đã chính thức gửi hồ sơ lên Bộ Giao thông vận tải Việt Nam. Từng dùng lá bài "chủ nghĩa dân tộc" để hạ đo ván Uber tại Trung Quốc, vậy khi tiến vào thị trường gọi xe Việt Nam, ông lớn này sẽ dùng chiêu gì với Grab, Mai Linh, Vinasun, Vato.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.