Sở hữu trí tuệ

Đăng ký sở hữu trí tuệ thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Hoàng An Chủ nhật, 23/07/2023 - 09:40

Với những đòi hỏi ngày càng nghiêm ngặt của thị trường Trung Quốc trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tập trung vào hoạt động kiểm định chất lượng, xuất xứ, nguồn gốc. Trong đó, việc đăng ký bảo hộ, khai thác và thực thi về sở hữu trí tuệ (SHTT) tại Trung Quốc đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

Thúc đẩy đăng ký sở hữu trí tuệ giúp các doanh nghiệp tăng khả năng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc (Ảnh: Saigon Times)

Tiềm năng xuất khẩu lớn

Với kim ngạch xuất khẩu đạt 48,90 tỷ USD, Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, chỉ sau Mỹ. Trong số các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam, riêng xuất khẩu rau quả có khả năng đạt kim ngạch xuất khẩu lên tới 5 tỷ đô la Mỹ trong năm 2023, đóng góp mạnh mẽ cho kim ngạch xuất khẩu của đất nước.

Tuy nhiên, hiện tại chưa có nghiên cứu hoặc thống kê nào từ phía Việt Nam về số lượng đơn đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu dáng, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý xuất phát từ Việt Nam và được đăng ký tại các quốc gia khác. 

Tuy nhiên, theo ông Lê Quang Vinh, Nhà sáng lập, cộng sự và luật sư tại hãng luật Bross & Partners, Trung Quốc có lẽ là nơi mà Việt Nam có nhu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (chủ yếu là nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý) đứng thứ 2 thế giới (sau Mỹ) vì theo báo cáo hàng năm của Cơ quan sở hữu trí tuệ Trung Quốc (CNIPA), chẳng hạn như năm 2019, Việt Nam có 488 đơn đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc trong đó có 313 nhãn hiệu được cấp.

Năm 2020, Việt Nam có 345 đơn đăng ký nhãn hiệu trong đó có 254 nhãn hiệu được cấp bảo hộ, và cùng trong năm này Việt Nam có 11 đơn sáng chế, 3 đơn giải pháp hữu ích và 5 đơn kiểu dáng công nghiệp nộp tại CNIPA.

Theo Tiến sỹ Trần Lê Hồng, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, mặc dù có tiềm năng rất lớn trong hoạt động xuất nhập khẩu sang thị trường Trung Quốc, hiện tại số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp nói chung và đăng ký nhãn hiệu nói riêng của các doanh nghiệp Việt Nam tại Trung Quốc vẫn khá khiêm tốn, và tỷ lệ bảo hộ được cấp vẫn chưa cao.

Nguyên nhân của tình trạng này đó là doanh nghiệp Việt Nam chưa có đủ hiểu biết về việc bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của Trung Quốc, cũng như thiếu kinh nghiệm trong việc xác lập quyền sở hữu đối với các đối tượng này tại Trung Quốc.

Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp trong đăng ký SHTT tại Trung Quốc

Trước tình hình đó, Việt Nam đang tích cực triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đăng ký nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý tại các thị trường xuất khẩu, trong đó có Trung Quốc.

Các hoạt động này bao gồm đàm phán và gia nhập các hiệp định thương mại tự do, nhằm tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho việc đăng ký quyền sở hữu công nghiệp ở các quốc gia nước ngoài.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đang xây dựng các chính sách và chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát triển tài sản trí tuệ, cùng với việc thiết lập các kênh tư vấn trong nước.

Ông Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội, tính trên địa bàn Hà Nội, hoạt động hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp và làng nghề truyền thống của thành phố đang được đẩy mạnh và lan rộng đến các địa phương trong Thủ đô.

Hiện tại, Hà Nội đã bảo hộ gần 100 sản phẩm nông nghiệp và làng nghề thông qua việc cấp nhãn hiệu tập thểnhãn hiệu chứng nhận và hai sản phẩm đang được thẩm định bảo hộ chỉ dẫn địa lý (bao gồm Gà mía Sơn Tây và Bưởi đường La Tinh - Hoài Đức). Trong năm 2024, Hà Nội tiếp tục hỗ trợ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nhãn chín muộn Đại Thành - Quốc Oai.

Nhiều sản phẩm sau khi được bảo hộ đã nhận được sự quan tâm từ các đối tác nước ngoài nhờ có dấu hiệu nhận diện đầy đủ và nguồn gốc rõ ràng, ví dụ như Mây tre đan Phú Nghĩa, sản phẩm sơn mài Hạ Thái - Duyên Thái, tranh thêu tay Thường Tín, giày da Phú Yên - Phú Xuyên, nhãn chín muộn Quốc Oai và chuối Vân Nam.

LEGO đầu tư nhà máy tỷ đô và bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngay tại Việt Nam

LEGO đầu tư nhà máy tỷ đô và bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngay tại Việt Nam

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Là một trong những tập đoàn lớn nhất của Đan Mạch, cuối năm 2022, LEGO đã bắt đầu khởi công xây dựng nhà máy trung hòa carbon đầu tiên trên thế giới tại Bình Dương. Tuy nhiên, một trong những vấn đề khiến tập đoàn này còn nghi ngại đó là hiện tượng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra hết sức phổ biến ở Việt Nam.

Lại vụ Peppa và sói Wolfoo: Quyền tài phán trong tranh chấp sở hữu trí tuệ xuyên biên giới

Lại vụ Peppa và sói Wolfoo: Quyền tài phán trong tranh chấp sở hữu trí tuệ xuyên biên giới

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Mới đây, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã chính thức thụ lý vụ kiện Sconnect (chủ sở hữu phim hoạt hình Wolfoo) và eOne (chủ sở hữu phim hoạt hình Peppa Pig). Trước đó, Tòa án cấp cao Vương quốc Anh cũng đã tuyên bố các tòa án nước này có thẩm quyền xử lý vụ kiện.

Đề xuất giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ trên nền tảng trực tuyến

Đề xuất giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ trên nền tảng trực tuyến

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số đang bị xâm phạm nghiêm trọng. Tuy khung pháp lý liên quan đến sở hữu trí tuệ đã được xây dựng khá toàn diện, hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số tại Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả.

Amazon: Doanh nghiệp Việt đẩy mạnh bảo vệ sở hữu trí tuệ trực tuyến

Amazon: Doanh nghiệp Việt đẩy mạnh bảo vệ sở hữu trí tuệ trực tuyến

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Trong thời đại toàn cầu hóa, bảo vệ sở hữu trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Trong năm qua, 18,6% đối tác bán hàng Việt Nam của Amazon đã được bảo hộ nhãn hiệu tại Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản cũng như các khu vực khác.

Áp lực thanh khoản lên hệ thống chưa lớn

Áp lực thanh khoản lên hệ thống chưa lớn

Tài chính -  13 phút

Dù tỷ giá đã tăng gần sát vùng đỉnh cũ, tuy nhiên, VDSC đánh giá áp lực thanh khoản lên hệ thống ngân hàng không lớn.

Khi ngân hàng muốn tự kinh doanh bảo hiểm

Khi ngân hàng muốn tự kinh doanh bảo hiểm

Tài chính -  1 giờ

Lợi ích từ việc hoàn thiện hệ sinh thái, cũng như những khó khăn từ hoạt động bán chéo đang thúc đẩy các ngân hàng thành lập các công ty bảo hiểm của riêng mình.

Thỏa sức đam mê tại 'thế giới vang' WineFest 2024

Thỏa sức đam mê tại 'thế giới vang' WineFest 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

WineFest 2024 vừa khép lại hành trình của mình tại ba thành phố lớn là: Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM với sự tham gia của gần 2.000 người yêu thích rượu vang.

Startup tìm cách sinh tồn giữa mùa đông gọi vốn

Startup tìm cách sinh tồn giữa mùa đông gọi vốn

Diễn đàn quản trị -  4 giờ

Trong mùa đông gọi vốn, các startup cần nỗ lực xây dựng năng lực nội tại và mối quan hệ với nhà đầu tư, chờ thời điểm phù hợp để huy động vốn và bứt tốc.

Giá nhà đất 'cao bất thường' làm nóng nghị trường Quốc hội

Giá nhà đất 'cao bất thường' làm nóng nghị trường Quốc hội

Bất động sản -  4 giờ

Một số đại biểu Quốc hội chỉ ra tình trạng đầu cơ thổi giá, gây nhiễu loạn thông tin thị trường nhằm thao túng tâm lý của người mua để trục lợi.

Những đòn tâm lý trong bán hàng

Những đòn tâm lý trong bán hàng

Tủ sách quản trị -  5 giờ

"Những đòn tâm lý trong bán hàng" của Brian Tracy giúp người bán hàng nắm bắt tâm lý khách hàng, nâng cao kỹ năng thuyết phục và chốt đơn hiệu quả.

'Pha lấy đà' của doanh nghiệp bất động sản phân khúc 'vừa túi tiền'

'Pha lấy đà' của doanh nghiệp bất động sản phân khúc 'vừa túi tiền'

Doanh nghiệp -  5 giờ

Mặc dù kết quả kinh doanh sụt giảm đáng kể, giới phân tích vẫn có góc nhìn khá lạc quan đối với các doanh nghiệp địa ốc phân khúc trung cấp và bình dân.