Amazon: Doanh nghiệp Việt đẩy mạnh bảo vệ sở hữu trí tuệ trực tuyến
Hương Giang
Thứ năm, 04/05/2023 - 09:57
Trong thời đại toàn cầu hóa, bảo vệ sở hữu trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Trong năm qua, 18,6% đối tác bán hàng Việt Nam của Amazon đã được bảo hộ nhãn hiệu tại Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản cũng như các khu vực khác.
Mới đây, Amazon Global Selling Việt Nam vừa công bố báo cáo xu hướng xây dựng và bảo vệ thương hiệu cũng như quyền sở hữu trí tuệ của các đối tác bán hàng trên nền tảng Amazon.
Theo báo cáo này, số lượng thương hiệu Việt Nam đăng ký bán hàng trên Amazon đã tăng 7 lần trong vòng 3 năm qua, trong đó khoảng thời gian trung bình từ khi đăng ký tài khoản đến khi đăng ký thương hiệu giảm trung bình đến 85%.
Đồng thời, các đối tác bán hàng Việt Nam cũng quan tâm đến mở rộng thị trường toàn cầu. Một số thương hiệu trong số đó đã được bảo hộ nhãn hiệu tại nhiều quốc gia khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản và châu Âu.
Bên cạnh tăng doanh số, việc xây dựng và phát triển thương hiệu toàn cầu là một trong những động lực thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam gia nhập thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới.
Amazon đã tiến hành khảo sát và cho thấy những đối tác Việt Nam bán hàng thành công đã đầu tư nghiêm túc vào việc đăng ký và xây dựng thương hiệu, sử dụng các công cụ và sản phẩm của Amazon để tìm hiểu nhu cầu khách hàng, thu hút và tăng lượng truy cập vào cửa hàng trực tuyến và trang bán hàng, đồng thời nâng cao hình ảnh, nội dung và câu chuyện về sản phẩm và thương hiệu.
Amazon đang cung cấp một bộ công cụ mạnh mẽ cho các đối tác bán hàng đăng ký thương hiệu (Amazon Brand Registry).
Theo một khảo sát nội bộ của Amazon, các đối tác bán hàng Việt Nam rất hài lòng với các sản phẩm và dịch vụ của Amazon trong việc hỗ trợ người bán xây dựng thương hiệu riêng (đứng thứ 2 trong số các danh mục đánh giá). Trong bối cảnh Việt Nam đang dần bước vào một giai đoạn mới của thương mại điện tử xuyên biên giới, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong xuất khẩu trực tuyến ngày càng trở nên quan trọng.
Amazon cam kết nâng cao sự nhận thức và khả năng tuân thủ của các đối tác bán hàng, đồng thời thúc đẩy bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong xuất khẩu trực tuyến thông qua công nghệ, giáo dục và thực thi. Đặc biệt, Amazon cung cấp một bộ công cụ mạnh mẽ cho các đối tác bán hàng đăng ký thương hiệu (Amazon Brand Registry), giúp quản lý và bảo vệ thương hiệu cũng như quyền sở hữu trí tuệ của họ.
Công cụ này cho phép thương hiệu được bảo vệ thông qua việc sử dụng các biện pháp bảo vệ tự động dựa trên công nghệ máy học và phân tích dữ liệu. Nó cũng giúp tìm kiếm và báo cáo các hành vi vi phạm đáng ngờ một cách kịp thời.
Ngoài ra, công cụ Transparency của Amazon cung cấp cho mỗi sản phẩm của thương hiệu một mã 2D độc nhất để ngăn chặn hàng giả. Khách hàng có thể xác minh sản phẩm của họ đến từ thương hiệu đó.
Các thương hiệu cũng có thể báo cáo những hành vi vi phạm tiềm ẩn và chống lại hàng giả thông qua công cụ chống hàng giả Project Zero. Các thương hiệu được phép loại bỏ trực tiếp các sản phẩm vi phạm ra khỏi danh mục sản phẩm và gian hàng trên Amazon.
Amazon còn cung cấp khóa đào tạo về quy định tuân thủ và bảo vệ thương hiệu để giúp doanh nghiệp nắm rõ các điều khoản và chính sách hiện hành. Điều này giúp phòng tránh các rủi ro trong quá trình vận hành kinh doanh.
Amazon cũng hợp tác với các cơ quan chính phủ và hiệp hội ngành hàng để hoàn thiện các quy tắc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thương mại điện tử xuyên biên giới. Đơn vị chống tội phạm hàng giả của Amazon đã hợp tác với các thương hiệu và cơ quan thi hành pháp luật trên toàn thế giới để thực hiện điều tra về hàng giả và gian lận trên Amazon. Điều này giúp ngăn chặn các trường hợp lạm dụng cửa hàng Amazon và các nhà bán lẻ khác trong toàn ngành.
Tại Việt Nam, trong 20 năm qua, số lượng phụ nữ được phong học hàm giáo sư đã tăng từ 4,3% lên 15,3%, số lượng phụ nữ tham gia các tổ chức nghiên cứu của cả nước đã tăng lên gần 50%. Sự tăng trưởng nhanh chóng đó cho thấy phụ nữ Việt Nam đang ngày càng tham gia tích cực vào hoạt động đổi mới sáng tạo.
Một báo cáo gần đây cho thấy ngày càng có nhiều đương sự nước ngoài chọn giải quyết các tranh chấp sở hữu trí tuệ quốc tế tại Trung Quốc. Các chuyên gia cho biết, điều này cho thấy các nhà sáng tạo nước ngoài đang ngày càng công nhận và tin tưởng vào hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ Trung Quốc.
Vừa qua, tại Thành phố Huế đã diễn ra Hội nghị Sở hữu trí tuệ (SHTT) toàn quốc năm 2023 nhằm tổng kết, đánh giá công tác quản lý nhà nước (QLNN) về SHTT năm 2022, đồng thời bàn thảo những định hướng lớn cho hoạt động SHTT trong năm 2023, phục vụ đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế - xã hội.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.