'Đây là lúc Chính phủ phải bơm máu thật nhanh để cứu doanh nghiệp'

Phương Linh Thứ ba, 09/11/2021 - 07:04

Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên cho rằng, một gói hỗ trợ khoảng 10% GDP kéo dài trong hai năm sẽ giúp các doanh nghiệp hồi phục nhanh sau đại dịch.

PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng

Doanh nghiệp cần lượng vốn lớn để phục hồi chứ không phải ưu đãi nhỏ giọt

Tình hình kinh tế Việt Nam đang trong bối cảnh cực kỳ khó khăn. Tăng trưởng kinh tế quý III/2021 chứng kiến sự suy giảm rất mạnh, lần đầu tiên sau nhiều năm đổi mới, GDP giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước - đây là mức giảm sâu nhất trong lịch sử.

Trong 10 tháng năm 2021, có 48,5 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 16% so với quý III/2020. Cũng trong giai đoạn này, khoảng 35 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; 13,6 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể. Bình quân trong một tháng, cả nước có khoảng 9,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Những con số này đặt ra nhiệm vụ vô cùng thách thức trong việc phục hồi kinh tế những tháng còn lại của năm. Trong khi đó, chỉ còn chưa tới hai tháng nữa là hết năm 2021.

Trong tình thế hiện nay, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng cho rằng, doanh nghiệp đang rất cần một gói cứu trợ cực mạnh để hồi phục. 

"Đây là lúc Chính phủ phải bơm máu thật nhanh để cứu doanh nghiệp, nếu không là ngất", ông Thiên nói.

Hiện nay, nhiều ý kiến vẫn còn tranh luận về gói hỗ trợ kinh tế khoảng bao nhiêu % GDP, song theo ông Thiên, có lẽ sẽ không thể như năm ngoái là 2% mà các doanh nghiệp cần một sự hỗ trợ lớn hơn.

Có thể, sẽ không đến mức như Nhật Bản (lên đến 40-50% GDP), bởi ở Nhật có hệ thống bảo đảm và nguồn lực lớn, song gói hỗ trợ doanh nghiệp của Việt Nam cũng không nên quá thấp. Gói hỗ trợ nền kinh tế nên ở mức 10% GDP trong 2 năm hoặc có thể kéo dài hơn để giúp các doanh nghiệp phục hồi.

Việc thực thi chương trình hỗ trợ này sẽ là câu chuyện đòi hỏi hoạt động giám sát và kiểm tra thận trọng để vừa đảm bảo an toàn cho hệ thống, đồng thời tạo được động lực phục hồi và nắm bắt thời cơ tốt nhất cho nền kinh tế.

"Gói hỗ trợ 2% đã rất chật vật, thì 10% còn vất vả hơn rất nhiều, nhưng lần này là chúng ta vẫn phải làm. Khó khăn lúc này đòi hỏi Chính phủ nỗ lực nhiều hơn nhiều lần. Tôi tin, nếu chúng ta có một hệ thống khuyến khích đúng thì chúng ta sẽ làm được", ông Thiên nhấn mạnh.

Về cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp, vị chuyên gia kinh tế này cho rằng, cần ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp lớn, những doanh nghiệp có điều kiện đứng dậy trước, có khả năng phục hồi sớm nhất để lan tỏa điều tích cực đến toàn nền kinh tế và các doanh nghiệp khác.

Nền kinh tế cần mở cửa mạnh mẽ để 'trợ thở' cho doanh nghiệp

Tại talk show "Trỗi dậy sau khủng hoảng", ông Thiên dẫn chứng một ví dụ: "Trong nhà có 10 đứa con đều đói siêu vẹo, nếu chỉ có mỗi 2 bơ gạo mà chia đều cho 10 người, toàn sức trẻ cả, còn bố mẹ, ông bà con nít thì chắc là chết hết. Câu chuyện hiện nay không phải là bảo toàn được tất cả trong ngắn hạn mà phải giải bài toán cứu cả gia đình trong dài hạn. 

Chính vì vậy, 2 bơ gạo đó nên tập trung nuôi 3 người khỏe nhất trong nhà, còn tất cả phải nhịn, cố nhịn. 3 người khỏe nhất này sẽ đứng dậy, đi làm và mang về 20 bơ gạo, nhờ đó, cả gia đình sẽ được cứu sống".

Tương tự như vậy, câu chuyện hỗ trợ doanh nghiệp hiện nay không phải là vấn đề lợi ích của từng doanh nghiệp, doanh nghiệp nào được hỗ trợ nhiều hơn, mà là tương lai của đất nước. Chính phủ phải hỗ trợ riêng cho các doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng lớn để kéo cả nền kinh tế đứng dậy, ông Thiên nhấn mạnh.

Theo như chuyên gia của Dragon Capital, nền kinh tế Việt Nam cách đây 10-15 năm, tỷ phú Việt Nam chỉ có vài người, nhưng bây giờ con số này đã lớn hơn rất nhiều lần. Đây là một sức vươn lên cực mạnh, không còn quá "èo uột" như ngày xưa nữa, mà cấu trúc tỷ phú càng ngày cho chúng ta thấy không chỉ ở mỗi lĩnh vực bất động sản. 

Lực lượng "đại bàng" của Việt Nam bắt đầu xuất hiện, tạo ra một khí thế, làm trụ cột cho nền kinh tế tốt. Trong một nền kinh tế đa phần là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, rất yếu, thì đây chính là thời điểm cần nhìn rõ vai trò của những tập đoàn lớn để giúp cho nền kinh tế đứng dậy.

Cho nên, những doanh nghiệp đại bàng ở Việt Nam cần phải có một cách tiếp cận mới, đặc biệt trong thời hậu Covid-19. Theo kinh nghiệm quốc tế, nhiều quốc gia đã phải dành một quỹ cho vay đối với những doanh nghiệp lớn. Họ sẽ vay một lượng rất lớn, mà không chắc gì từng ngân hàng riêng lẻ có thể đáp ứng được. Ngân hàng còn phải lo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. 

Do đó Chính phủ cần phải quan tâm, ban hành một gói vay cho những tập đoàn lớn để làm trụ cột cho nền kinh tế phát triển. Điều này cực kỳ có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay, ông Thiên nhấn mạnh.

Nếu đóng cửa mãi, nền kinh tế thị trường sẽ "chết"

Bên cạnh việc hỗ trợ về vốn cho doanh nghiệp, ông Thiên cho rằng, Chính phủ cần hỗ trợ về cơ chế, phải thông đường, thông chính sách cho doanh nghiệp.

Thời gian dịch bệnh và giãn cách xã hội kéo dài vừa qua đã khiến chuỗi cung ứng của toàn nền kinh tế bị đứt gãy nặng nề, các doanh nghiệp đang trong hoàn cảnh hết sức lao đao. Nếu tình trạng này còn kéo dài, nền kinh tế thị trường sẽ khó có thể hồi phục.

Bi kịch của câu chuyện nông sản, hàng hoá không thể tiêu thụ chính là bài học đắt giá cần rút ra trong thời gian vừa qua. Muốn kinh tế thị trường phát triển, hoạt động lưu thông trong nền kinh tế từ hàng hoá, lao động đến dòng tiền cần được thông suốt.

Muốn vậy, theo ông Thiên, quan điểm về dịch và tình thế chống dịch hiện nay đã thay đổi. Việt Nam không còn chạy đua theo nguyên lý "zero-Covid", theo nghĩa là phải "làm sạch" xã hội này khỏi virus thì mới có thể làm ăn kinh tế được.

Nỗ lực tự thân của doanh nghiệp là không đủ để vượt qua đại dịch

Quan điểm mới về dịch này tạo không gian cho mở cửa nền kinh tế trở lại, để mọi nguồn lực được phát huy một cách bình thường, đặc biệt là nguồn lực lao động sau một thời gian bị đứt đoạn, bị phong tỏa. Điều này rất quan trọng, tức là thay đổi quan điểm về dịch, cách chống dịch cũng như cách bảo đảm an toàn cho xã hội, để chống lại khái niệm khủng hoảng kép, trong đó có khủng hoảng y tế.

Thứ hai, nền kinh tế thế giới bắt đầu bình thường hóa trở lại, thậm chí nhiều nơi trên thế giới suốt cả năm nay đã đang trở lại bình thường. Có một số lĩnh vực then chốt, khó khăn nhất như du lịch, hàng không, để mở cửa trở lại thì nhiều nước cũng đã đang triển khai.

Việt Nam với độ mở cửa cao trong bối cảnh thế giới mở cửa chính là điều kiện để tiếp cận với không gian phát triển, điều kiện phát triển bình thường của Việt Nam.

Thứ ba, cách tiếp cận của Nhà nước, bao gồm trực tiếp có Chính phủ, Quốc hội, là hướng đến câu chuyện theo tầm dài hạn chứ không phải chỉ cấp cứu. Cần bớt cách tiếp cận kiểu cứu nguy, đặt vấn đề theo cách tổng thể hơn, tương thích với tiếp cận chống dịch.

Trên 3 nền tảng ấy, nền kinh tế đang chuẩn bị tinh thần để hoạt động trở lại. Ngay cả ở những chỗ khó khăn nhất như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, khí thế cũng đang trở lại tích cực. Đấy là những điều kiện đảm bảo khả năng phục hồi và trỗi dậy cho nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới, ông Thiên nhấn mạnh.

Doanh nghiệp đau đầu vì chi phí tăng cao giữa Covid

Doanh nghiệp đau đầu vì chi phí tăng cao giữa Covid

Tiêu điểm -  3 năm
Trong khi phải nỗ lực cắt giảm nhiều loại chi phí để có thể đảm bảo dòng tiền hoạt động, vượt qua khủng hoảng Covid-19 và tìm cơ hội phục hồi, các doanh nghiệp lại phải đối mặt với sự gia tăng của nhiều loại chi phí, một phần do ảnh hưởng từ đại dịch.
Doanh nghiệp đau đầu vì chi phí tăng cao giữa Covid

Doanh nghiệp đau đầu vì chi phí tăng cao giữa Covid

Tiêu điểm -  3 năm
Trong khi phải nỗ lực cắt giảm nhiều loại chi phí để có thể đảm bảo dòng tiền hoạt động, vượt qua khủng hoảng Covid-19 và tìm cơ hội phục hồi, các doanh nghiệp lại phải đối mặt với sự gia tăng của nhiều loại chi phí, một phần do ảnh hưởng từ đại dịch.
Dự báo và hoạch định tương lai cho bài toán tài chính doanh nghiệp

Dự báo và hoạch định tương lai cho bài toán tài chính doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  3 năm

Hơn 500 nhà lãnh đạo và chuyên gia tài chính sẽ quy tụ trong Diễn đàn CFO Việt Nam 2021 do CFO Việt Nam phối hợp với ACCA Việt Nam và Hiệp hội Quốc tế các nhà quản trị tài chính cấp cao (IAFEI) tổ chức.

Doanh nghiệp BOT điêu đứng vì dịch Covid-19

Doanh nghiệp BOT điêu đứng vì dịch Covid-19

Doanh nghiệp -  3 năm

Hầu hết các doanh nghiệp BOT đều bị ảnh hưởng nặng nề trong đợt giãn cách xã hội quý 3, khi phải dừng thu phí theo yêu cầu của Nhà nước và không thể tiến hành các hoạt động đầu tư.

Những công ty luật đằng sau các thương vụ tỷ đô của doanh nghiệp Việt

Những công ty luật đằng sau các thương vụ tỷ đô của doanh nghiệp Việt

Doanh nghiệp -  3 năm

Allen & Overy, VILAF Hồng Đức, YKVN, Latham & Watkins, AWR Lloyd...là những công ty luật thường xuyên xuất hiện trong vai trò tư vấn cho các giao dịch tài chính gần đây của các doanh nghiệp Việt.

Doanh nghiệp trong đại dịch: Vừa nỗ lực vì mục tiêu kép, vừa ghé vai ‘gánh lấy muôn vàn yêu thương’

Doanh nghiệp trong đại dịch: Vừa nỗ lực vì mục tiêu kép, vừa ghé vai ‘gánh lấy muôn vàn yêu thương’

Doanh nghiệp -  3 năm

Trong tình thế khó khăn của đất nước, các doanh nghiệp như Tập đoàn TH không chỉ âm thầm chiến đấu vượt qua hoàn cảnh cam go để đảm bảo công việc, thu nhập cho người lao động, chiến đấu cho sự sống của chính doanh nghiệp mình mà còn đồng hành, sát cánh cùng nỗ lực dập dịch của Chính phủ.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Tiêu điểm -  3 giờ

UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng Vingroup nghiên cứu, xây dựng chương trình chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.

SeABank được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

SeABank được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

SeABank vừa được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay

Tài chính -  4 giờ

Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.

Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu

Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu

Diễn đàn quản trị -  4 giờ

Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Tiêu điểm -  5 giờ

Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.

Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội

Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội

Diễn đàn quản trị -  5 giờ

Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.

Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn

Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn

Tài chính -  5 giờ

Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.

Đọc nhiều