Dệt may đối mặt với ‘xu thế ngược’

Phạm Sơn Thứ ba, 20/09/2022 - 11:47

Thị trường quốc tế “lạnh” dần đang đe dọa ngành dệt may. Trong bối cảnh đó, ngành dệt may cần những chính sách hỗ trợ mới và phù hợp hơn để duy trì phục hồi và tạo giá trị lan tỏa.

Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Vinatex, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2022 do Quốc hội tổ chức.

8 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 31,2 tỷ USD, tăng trưởng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2021. Theo ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), đây là mức tăng kỷ lục của ngành dệt may trong 10 năm qua, cho thấy khả năng tận dụng tốt những cơ hội của ngành.

Trong đó, không thể không nhắc đến những sự hỗ trợ kịp thời từ phía chính sách vĩ mô, giúp duy trì lực lượng lao động cũng như bảo đảm nguồn lực cho doanh nghiệp. Việc Việt Nam mở cửa sớm hơn các đối thủ cạnh tranh như Bangladesh hay Ấn Độ cũng giúp ngành dệt may Việt Nam tranh thủ được đà phục hồi.

Thực tế, trong suốt giai đoạn nền kinh tế gặp khó khăn, dệt may vẫn duy trì vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khi luôn đứng thứ nhất về thặng dư thương mại. Tận dụng những cơ hội đến từ các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới, dệt may có nhiều tiềm năng để phát triển mạnh mẽ.

Tuy nhiên, theo ông Trường, dệt may lại đang phải đối diện với “xu thế ngược” khi thị trường quốc tế đột nhiên “lạnh” dần. Bất ổn địa chính trị, lạm phát tăng cao khiến những biểu hiện suy thoái kinh tế toàn cầu đang ngày càng trở nên rõ rệt. Do đó, cầu thế giới đang và sẽ tiếp tục giảm mạnh. Giá hàng dệt may cũng đang rơi vào đà giảm dù mức lạm phát tại các thị trường lớn đều đang tăng cao.

Với tình trạng này, nếu trong 8 tháng đầu năm, trung bình mỗi tháng dệt may xuất khẩu được khoảng hơn 3,7 tỷ USD thì lãnh đạo Vinatex dự báo, 4 tháng cuối năm trung bình chỉ xuất khẩu được khoảng hơn 3,1 tỷ USD. Thị trường vẫn sẽ giữ tình trạng trầm lắng như vậy cho đến cả năm 2023.

Dệt may chuyển mình với kinh tế tuần hoàn

Trong khi đó, các quốc gia đối thủ của Việt Nam trong ngành hàng dệt may như Ấn Độ, Bangladesh… cũng đã áp dụng chính sách hỗ trợ, mở cửa trở lại để sản xuất và xuất khẩu bình thường.

Tình trạng này đặt ngành dệt may vào thách thức lớn. Không chỉ dệt may mà nhiều ngành hàng sản xuất khác cũng đang phải đối diện với những khó khăn tương tự, có nguy cơ làm giảm khả năng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam, đồng thời đe dọa tới sinh kế của người lao động.

Không chỉ đối mặt với thách thức thị trường, doanh nghiệp dệt may cũng đang rơi vào bài toán khó khi vận dụng chính sách vào thực tiễn.

Ông Trường chỉ ra, doanh nghiệp dệt may khi nhập khẩu nguyên vật liệu thì được miễn thuế, tuy nhiên khi mua nguyên vật liệu trong nước lại phải nộp thuế VAT, nộp thêm cả thuế nhập khẩu, đợi đến khi xuất khẩu mới được hoàn trả. Như vậy, trung bình doanh nghiệp phải chi trả thêm 24% giá trị khi mua nguyên vật liệu trong nước.

Tiếp theo đó là khó khăn về tiếp cận nguồn vốn, đặc biệt là kể từ tháng 7. Doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn vay nên bị hạn chế khả năng mua nguyên vật liệu, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất. Ngay cả doanh nghiệp lớn như Vinatex, trong việc tiếp cận vốn được giảm 2% lãi suất mới chỉ tiếp cận được khoảng 140 tỷ đồng.

Từ đó, ông Trường đề nghị, trong ngắn hạn cần tháo gỡ khó khăn nhập khẩu nguyên vật liệu thông qua chính sách miễn giảm thuế VAT và thuế nhập khẩu, từ đó không chỉ giúp hỗ trợ ngành dệt may mà còn tạo ra tính lan tỏa lợi ích tới các doanh nghiệp cung ứng trong nước.

Về tín dụng, ông Trường để nghị cân nhắc việc hỗ trợ lãi suất khoản vay ngắn hạn để mua nguyên vật liệu bằng ngoại tệ, bởi vay ngắn hạn là đặc biệt quan trọng trong việc duy trì sản xuất kinh doanh của những ngành hàng vẫn duy trì được đơn hàng như dệt may.

Nói về tầm nhìn trung hạn, lãnh đạo Vinatex nhận xét, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là hướng đi của ngành dệt may. Tuy nhiên, để đi theo hướng này, doanh nghiệp cần suất đầu tư vốn và chi phí vận hành cao, vì vậy cần được xem xét hỗ trợ thêm để đạt được hiệu quả. 

Tương lai ảm đạm của doanh nghiệp dệt may trước áp lực lạm phát

Tương lai ảm đạm của doanh nghiệp dệt may trước áp lực lạm phát

Doanh nghiệp -  2 năm

SSI Research ước tính, tăng trưởng doanh thu của các công ty dệt may tại Việt Nam sẽ giảm tốc trong 6 tháng cuối năm 2022 và năm 2023 khi khách hàng rút ngắn thời gian đặt trước đơn hàng từ 6 tháng xuống 3 tháng do lượng hàng tồn kho ở thị trường xuất khẩu ở mức cao và áp lực lạm phát.

Nghịch lý buồn của ngành dệt may vì Covid-19

Nghịch lý buồn của ngành dệt may vì Covid-19

Tiêu điểm -  3 năm

Mặc dù các đơn hàng dệt may dồi dào hơn, doanh nghiệp lại không dám nhận nhiều, chủ yếu do những biến động khó lường của dịch bệnh và nguồn lao động.

Dệt may chìm trong khó khăn, mục tiêu xuất khẩu khó khả thi

Dệt may chìm trong khó khăn, mục tiêu xuất khẩu khó khả thi

Tiêu điểm -  3 năm

VITAS cho biết nguy cơ cao nhất với ngành dệt may là khả năng đứt gãy chuỗi cung ứng do khách hàng chuyển đơn hàng đi nơi khác, và thiếu lao động do lao động về quê tránh dịch, không dễ quay trở lại ngay.

Dệt may Thành Công thua lỗ trong tháng áp dụng '3 tại chỗ'

Dệt may Thành Công thua lỗ trong tháng áp dụng '3 tại chỗ'

Doanh nghiệp -  3 năm

Dệt may Thành Công cho biết do tình hình dịch bệnh phức tạp, công ty thực hiện làm việc giãn cách nên năng suất lao động ngành may không đạt kế hoạch, cộng với chi phí hoạt động theo phương thức 3 tại chỗ cao, dẫn đến lợi nhuận sau thuế bị lỗ trong tháng này.

Trị dứt điểm lãng phí đầu tư công và các dự án tồn đọng

Trị dứt điểm lãng phí đầu tư công và các dự án tồn đọng

Tiêu điểm -  7 giờ

Nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị có giải pháp dứt điểm lãng phí trong đầu tư công – trụ cột quyết định tăng trưởng kinh tế và hàng nghìn dự án tồn đọng trên cả nước.

Tăng trưởng kinh tế nửa đầu 2025 nhiều tín hiệu khả quan

Tăng trưởng kinh tế nửa đầu 2025 nhiều tín hiệu khả quan

Tiêu điểm -  7 giờ

Tăng trưởng kinh tế sáu tháng đầu năm bám sát kịch bản đề ra nếu không có gì bất thường trong những ngày còn lại của tháng 6.

TP.HCM xin giữ lại toàn bộ nguồn thu từ quỹ đất để làm hạ tầng

TP.HCM xin giữ lại toàn bộ nguồn thu từ quỹ đất để làm hạ tầng

Tiêu điểm -  11 giờ

Làm việc với Tổng Bí thư Tô Lâm, TP.HCM kiến nghị nhiều cơ chế đặc thù nhằm phát triển kinh tế - xã hội sau sáp nhập với Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Bỏ thuế khoán: Hộ kinh doanh nào nên 'lên đời' thành công ty?

Bỏ thuế khoán: Hộ kinh doanh nào nên 'lên đời' thành công ty?

Tiêu điểm -  12 giờ

Sau khi bỏ thuế khoán, nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ băn khoăn có nên “lên đời” thành doanh nghiệp hay tiếp tục hoạt động cá thể. Việc chuyển đổi mô hình không chỉ liên quan đến chính sách thuế mới mà còn ảnh hưởng đến khả năng mở rộng và tồn tại dài hạn trên thị trường.

Đón sóng đầu tư khoáng sản hiếm giữa căng thẳng địa chính trị toàn cầu

Đón sóng đầu tư khoáng sản hiếm giữa căng thẳng địa chính trị toàn cầu

Tiêu điểm -  15 giờ

Căng thẳng địa chính trị liên tục tạo ra những khoảng trống nguồn cung khoáng sản chưa từng có, tạo cơ hội cho một số doanh nghiệp khai khoáng bứt phá.

Cách mạng xanh hóa bắt đầu từ những chiếc xe máy điện

Cách mạng xanh hóa bắt đầu từ những chiếc xe máy điện

Doanh nghiệp -  5 giờ

Hành trình "lên đời" của những chiếc xe máy điện, từ ồn ào, khói bụi sang năng lượng sạch, đang diễn ra từng ngày trên khắp các con phố tại Việt Nam.

Trị dứt điểm lãng phí đầu tư công và các dự án tồn đọng

Trị dứt điểm lãng phí đầu tư công và các dự án tồn đọng

Tiêu điểm -  7 giờ

Nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị có giải pháp dứt điểm lãng phí trong đầu tư công – trụ cột quyết định tăng trưởng kinh tế và hàng nghìn dự án tồn đọng trên cả nước.

Tăng trưởng kinh tế nửa đầu 2025 nhiều tín hiệu khả quan

Tăng trưởng kinh tế nửa đầu 2025 nhiều tín hiệu khả quan

Tiêu điểm -  7 giờ

Tăng trưởng kinh tế sáu tháng đầu năm bám sát kịch bản đề ra nếu không có gì bất thường trong những ngày còn lại của tháng 6.

Triết lý lãnh đạo đang định nghĩa lại nghệ thuật hiếu khách ở Nha Trang

Triết lý lãnh đạo đang định nghĩa lại nghệ thuật hiếu khách ở Nha Trang

Leader talk -  8 giờ

Không chỉ điều hành một khu nghỉ dưỡng 5 sao, ông Kristian Petersen đang định hình lại nghệ thuật hiếu khách bằng triết lý lãnh đạo đầy nhân văn và bền vững.

Sáu nhóm đối tượng mới bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2025

Sáu nhóm đối tượng mới bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2025

Sổ tay quản trị -  8 giờ

Luật BHXH 2024 bổ sung 6 nhóm đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm người lao động bán thời gian, chủ hộ kinh doanh và dân quân.

Aqua City hoàn tất pháp lý, Novaland khơi thông dòng tiền

Aqua City hoàn tất pháp lý, Novaland khơi thông dòng tiền

Bất động sản -  8 giờ

Được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 1/500 là bước tiến pháp lý quan trọng, mang tính quyết định đối với dự án Aqua City, đối tác tăng tốc giải ngân giúp Novaland gỡ khó dòng tiền.

Bất động sản thấp tầng chiếm sóng tại Hải Phòng

Bất động sản thấp tầng chiếm sóng tại Hải Phòng

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Từ trung tâm công nghiệp và logistics, Hải An – cửa ngõ Đông Nam Hải Phòng - vươn lên thành cực tăng trưởng mới, kéo theo thị trường bất động sản sôi động với loại hình nhà ở thấp tầng đang lên ngôi.