Tài chính
DFC giải ngân 100 triệu USD cho SeABank nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
Khoản vay này nhằm tạo điều kiện tiếp cận tài chính và giảm khoảng cách tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, đồng thời giải quyết các vấn đề khí hậu.

Tập đoàn Tài chính phát triển quốc tế Hoa Kỳ (DFC) đã giải ngân lần 1 số tiền 100 triệu USD trong khoản vay 200 triệu USD cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán: SSB). Khoản vay này nhằm tạo điều kiện tiếp cận tài chính và giảm khoảng cách tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, đồng thời giải quyết các vấn đề khí hậu.
Tổng cộng, SeABank đã nhận được các khoản tín dụng trị giá lên đến 495 triệu USD từ DFC, Tổ chức tài chính quốc tế (IFC, các quỹ đầu tư nước ngoài lớn như responsAbility, BlueOrchard, BRED, OPEC Fund, Kasikorn Bank để nâng cao năng lực tài chính, gia tăng nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Với sự hỗ trợ của DFC, SeABank sẽ cung cấp các khoản vay với chính sách ưu đãi và tăng cường khả năng tiếp cận tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với một phần dành riêng cho các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, các khách hàng bán lẻ, bao gồm cả các hộ kinh doanh cá thể.
Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ có đủ vốn để mở rộng kinh doanh, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng sẽ có đủ khả năng để cải thiện các hệ thống, công nghệ và quy trình môi trường, qua đó giảm thiểu phát thải carbon trong sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, SeABank cũng tài trợ cho các dự án liên quan đến tiết kiệm năng lượng, thúc đẩy các dự án kinh tế xanh tại Việt Nam.
Nguồn vốn từ DFC sẽ giúp SeABank nâng cao năng lực tài chính để thực hiện tốt hơn các dự án đã đề ra, tập trung vào khoảng cách tín dụng, giải quyết sự cách biệt giữa nhu cầu tài chính của thị trường và nguồn tiền hiện có của nền kinh tế. Bên cạnh đó, ngân hàng cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời liên tục cải tiến hệ thống và chính sách quản lý và môi trường để giúp giải quyết các vấn đề khí hậu.
Trước khi nhận được khoản vay từ DFC, đầu năm 2022, Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) và 5 quỹ đầu tư quốc tế gồm Banque Internationale de Commerce-BRED, BlueOrchard Microfinance Fund, Kasikorn Bank PCL, OPEC và responsAbility Investments AG đã thêm 70 triệu vào gói tín dụng cấp cho SeABank năm 2021, nâng tổng mức tín dụng lên 220 triệu USD nhằm hỗ trợ nguồn vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và tài trợ chống biến đổi khí hậu.
Tháng 10/2022, IFC tiếp tục đầu tư 75 triệu USD cho SeABank dưới dạng khoản vay có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông của SeABank trong vòng 5 năm nhằm hỗ trợ các chiến lược phát triển của ngân hàng và nâng cao khả năng tiếp cận tài chính, vay vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó có doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, đồng thời đẩy mạnh việc áp dụng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế tốt nhất trong quản lý rủi ro môi trường và xã hội.
Như vậy, SeABank đã nhận được các khoản tín dụng với tổng trị giá gần nửa tỷ USD từ DFC, IFC và 5 quỹ đầu tư quốc tế để nâng cao năng lực tài chính, gia tăng nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nữ chủ và chống biến đổi khí hậu. Điều này thể hiện cam kết bền vững, hướng tới cộng đồng của ngân hàng và sự công nhận của các tổ chức tài chính đẳng cấp thế giới đối với uy tín và hoạt động hiệu quả, minh bạch của SeABank.
DFC tài trợ cho SeABank khoản vay 200 triệu USD
SeABank tích cực bảo vệ môi trường, lan tỏa thông điệp 'vì cuộc sống xanh'
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) tiếp tục triển khai hoạt động xã hội thường niên “Tuần lễ công dân 2022” theo chủ đề “SeABankers vì cuộc sống xanh” tại tất cả các điểm giao dịch trên toàn quốc với rất nhiều hoạt động đa dạng và thiết thực như: hiến máu nhân đạo, xây dựng gian hàng xanh, thăm tặng quà và dọn vệ sinh viện dưỡng lão, thu gom và phân loại rác quanh Hồ Hoàn Kiếm, dọn dẹp và vệ sinh đường phố, nhặt rác trên bãi biển, tặng cây xanh…
SeABank đồng hành cùng phụ nữ Việt
Không chỉ là “tay hòm chìa khóa” của gia đình, hiện nay phụ nữ còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế với tỷ lệ doanh nghiệp được điều hành bởi phụ nữ lên đến hơn 20%. Nhận thức được vai trò của các khách hàng nữ, SeABank luôn dành nhiều sự ưu ái bằng các sản phẩm, dịch vụ chuyên biệt cùng nhiều chính sách ưu đãi dành cho cá nhân cũng như doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ với gói sản phẩm đồng hành cùng phụ nữ Việt.
IFC cung cấp 420 triệu USD cho SHB, OCB, VIB và SeABank
Các khoản vay của IFC sẽ giúp các ngân hàng Việt Nam tăng cường cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và thúc đẩy danh mục cho vay nhà ở, bao gồm phân khúc nhà ở giá rẻ.
SeABank nhận giải Ngân hàng sáng tạo nhất dành cho phụ nữ Việt Nam 2022
Giải thưởng này ghi nhận những nỗ lực của SeABank để phụ nữ được tiếp cận các dịch vụ tài chính chuyên nghiệp với nhiều tiện ích và ưu đãi vượt trội đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank tham vọng vốn hóa 20 tỷ USD cuối năm nay
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.
SeABank bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
Một trong những nội dung quan trọng được thông qua tại ĐHĐCĐ ngày 25/4 là việc bầu bổ sung ông Matthew Sander Hosford (sinh năm 1958, quốc tịch Mỹ) làm thành viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Sacombank chưa chốt mua công ty chứng khoán nào, nhà đầu tư 'vồ hụt' SBS
Lãnh đạo Sacombank khẳng định, sẽ không mua lại cổ phần của công ty chứng khoán SBS, cũng không mua BOS mà khi Ngân hàng Nhà nước cho phép sẽ tìm công ty phù hợp.
Giải pháp huy động vốn khác biệt của chứng khoán Kafi
Kể từ khi đổi chủ, Kafi không ngừng huy động vốn từ bên thứ ba. Tới cuối năm 2024, khoản vay từ cá nhân, tổ chức đã hơn 4.150 tỷ đồng, tăng 40 lần chỉ sau hai năm.
Techcombank dự chi hơn 7.000 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt
Kết quả kinh doanh khả quan giúp Techcombank duy trì chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt đều đặn.
Giá vàng hôm nay trưa 26/4: Trong nước bất ngờ tăng giá
Giá vàng trong nước bất ngờ tăng vào lúc gần trưa nay ở tất cả các nhà bán thêm từ 50.000 – 100.000 đồng/chỉ.
Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank tham vọng vốn hóa 20 tỷ USD cuối năm nay
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.
PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.
Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.
Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.
'Người cũ' ở MB làm tân chủ tịch PGBank
Tân chủ tịch PGBank có nhiều kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng, từng giữ nhiều vị trí cấp cao tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.