Danh sách dự án đầu tư không hiệu quả của các bộ, ngành
Tính đến thời điểm 25/8/2017, theo báo cáo của các bộ, ngành có 43 dự án có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả, tổng vốn đầu tư được phê duyệt nhiều nghìn tỷ đồng
Bộ Giao thông vận tải không báo cáo cụ thể về các dự án đầu tư có dấu hiệu không hiệu quả của SBIC theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và đầu tư.
Công văn số 7454/BKHĐT-PTDN về Báo cáo Đề án nghiên cứu nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp nhà nước của Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, một số dự án của Bộ Giao thông vận tải có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả.
Theo báo cáo tại Công văn số 8694/BGTVT-QLDN ngày 4/8/2017, Bộ Giao thông vận tải thống kê có 2 doanh nghiệp có các dự án có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (SBIC) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Giai đoạn từ 2000 đến 2010, SBIC có khoảng 700 dự án đầu tư, trong đó có 238 dự án đã có quyết định đầu tư từ cấp có thẩm quyền. Hiện nay, SBIC đang thực hiện Đề án tái cơ cấu theo Quyết định số 1224/QĐ-TTG ngày 26/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Giao thông vận tải không báo cáo cụ thể về các dự án đầu tư có dấu hiệu không hiệu quả của SBIC theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và đầu tư.
Đối với Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam:
Theo Công văn số 8694/BGTVT-QLDN, Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có 3 dự án đầu tư có dấu hiệu không hiệu quả là: Dự án đầu tư xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, có tổng mức đầu tư được duyệt sau cùng là 6.177,7 tỷ đồng. Dự án đã dừng thực hiện từ năm 2012 và hiện đang làm thủ tục bàn giao cho Cục Hàng hải Việt Nam;
Dự án đầu tư xây dựng cảng Cái Cui có tổng mức phê duyệt sau cùng là 829,8 tỷ đồng, lợi nhuận đạt thấp hơn rất nhiều so với dự án được phê duyệt;
Dự án đầu tư xây dựng kho bãi container tại Hải Phòng có tổng mức đầu tư phê duyệt sau cùng là 352,95 tỷ đồng, dự án bị thua lỗ từ khi đưa vào khai thác.
Công ty con - Công ty TNHH MTV Sửa chữa tàu biển Vinalines (thuộc VINALINES): Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía Nam, có tổng mức đầu tư được duyệt sau cùng là 6.490 tỷ đồng. Dự án bắt đầu thực hiện đầu tư từ 2008, đến hết tháng 4/2017 Vinalines dã hoàn thành công tác thoái vốn và thu về một phần vốn đã đầu tư, tương đương 81,787 tỷ đồng.
Công ty con – Công ty TNHH MTV vận tải Biển Đông (thuộc VINALINES): Có 02 dự án đóng mới tàu container, tổng mức đầu tư được duyệt sau cùng là 1.140,66 tỷ đồng. 02 dự án hiện đang lỗ kéo dài từ năm 2009 đến nay, với tổng số lỗ luỹ kế là 1.608 tỷ đồng.
Tính đến thời điểm 25/8/2017, theo báo cáo của các bộ, ngành có 43 dự án có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả, tổng vốn đầu tư được phê duyệt nhiều nghìn tỷ đồng
Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, đây là tổng mức đầu tư được phê duyệt sau dùng của 43 dự án thuộc các bộ, 21 dự án thuộc các địa phương và 8 dự án của các ông lớn Nhà nước.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.