Điểm mấu chốt để khơi thông 30 tỷ USD trong bất động sản du lịch

Giang Sơn Thứ sáu, 06/05/2022 - 10:59

Doanh nghiệp đầu tư bất động sản du lịch gặp nhiều khó khăn do phải đối mặt các quy trình, thủ tục chưa rõ ràng khi cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương vận dụng các quy định pháp lý thiếu nhất quán và lúng túng trong xử lý công việc.

Nhiều dự án bất động sản du lịch đang gặp khó khăn trong việc xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho người mua

Du lịch không thể phát triển nếu không có phân khúc bất động sản du lịch nhưng dòng vốn đổ vào bất động sản du lịch đang bị tắc do những vướng mắc về pháp lý.

Dẫn số liệu từ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tiến sỹ Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia chứng minh đóng góp ngày càng tăng của bất động sản du lịch đối với sự phát triển của ngành du lịch.

Theo đó, dù mới chỉ hình thành và phát triển trong khoảng 5 năm trở lại đây nhưng bất động sản du lịch đã đóng góp tương đương khoảng 21,3% số lượng buồng phòng của các khách sạn 3-5 sao trên toàn quốc.

Tính đến tháng 9/2021, các dự án bất động sản du lịch như căn hộ du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng và nhà phố du lịch, tập trung tại 15 địa phương có ngành du lịch phát triển, đã lên đến 681.886 tỷ đồng, tương đương 30 tỷ USD.

Các dự án bất động sản du lịch đã cung cấp dịch vụ lưu trú mới cho khách du lịch, mang lại sự tự do thoải mái hơn so với không gian gò bó của các mô hình khách sạn nghỉ dưỡng truyền thống.

Bàn về vấn đề này, Tiến sỹ Nguyễn Thị Nga, Trưởng bộ môn Luật Đất đai và kinh doanh bất động sản - Đại học Luật Hà Nội, cho rằng thị trường bất động sản du lịch lại có vai trò lớn thúc đẩy ngành du lịch phát triển rộng khắp trong cả nước, điều tiết công ăn việc làm, tạo dòng tiền nhàn rỗi từ các khu vực giàu có đến các địa bàn khó khăn, giúp vực dậy nền kinh tế khu vực, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách trong xã hội.

Đặc biệt, bà Nga nhấn mạnh bất động sản du lịch có thể biến những vùng đất hoang sơ, “vùng đất chết” thành những cơ sở lưu trú sang trọng, góp phần phát triển kinh tế ở những vùng xâu vùng xa, từ đó phát huy được hiệu quả sử dụng đất và nâng cao giá trị đất đai.

Điển hình như nhiều vùng cát trắng ở Cam Ranh – Khánh Hoà, Mũi Né – Bình Thuận hay đảo Phú Quốc trước đây không phát triển được kinh tế nhưng hiện nay đã mọc lên nhiều khu nghỉ dưỡng cao cấp, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

“Với sự đầu tư của khoa học, công nghệ, nguồn tài chính lớn, lại được đầu tư chủ yếu bởi các chủ thể đầu tư lớn, có tiềm năng và thế mạnh về tài chính, kinh nghiệm trên thương trường nên có khả năng để để nâng cao giá trị của các bất động sản hiện hữu là rất lớn,” bà Nga phân tích.

Những nút thắt

Mặc dù vậy, bất động sản du lịch đang bị “thắt nút” khiến một phần trong dòng vốn 30 tỷ USD ở lĩnh vực này chưa được khai thông. Tại Hội thảo “Thị trường bất động sản du lịch Việt Nam: Những nút thắt pháp lý, thực tiễn và giải pháp tháo gỡ” tổ chức hôm nay tại Khánh Hoà, ông Lực chỉ ra nút thắt lớn nhất là vấn đề pháp lý.

Khái niệm bất động sản du lịch vẫn chưa được nêu cụ thể trong các văn bản pháp lý ngành xây dựng, kinh doanh bất động sản và nhà ở, vì vậy lĩnh vực này vẫn chưa có nền tảng pháp lý rõ ràng để các chủ đầu tư căn cứ định hướng phát triển ổn định, bền vững.

Mặc dù hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản du lịch đang chịu sự điều chỉnh của ít nhất là 5 luật liên quan như Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở và Luật Du lịch, nhưng có 5 điểm chưa được, gây thách thức đối với loại hình bất động sản này.

Điểm nghẽn đầu tiên là bất động sản lịch chưa được định danh. Luật đất đai có quy định các loại đất được sử dụng cho từng mục đích cụ thể nhưng không quy định rõ loại đất nào được dùng để xây căn hộ du lịch và dạng khác.

Thực tế hiện nay đang áp dụng loại đất sử dụng cho mục đích sản xuất phi nông nghiệp, kinh doanh thương mại là những loại đất đã được sử dụng cho loại hình kinh doanh khách sạn, khu du lịch.

Tuy nhiên, sau khi hoàn thành công trình, nếu chủ đầu tư thực hiện việc bán căn hộ hay nhà phố du lịch… để sử dụng cho mục đích nhà ở thì sẽ vi phạm quy định của pháp luật do đã tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất sản xuất phi nông nghiệp sang đất ở.

Ngược lại, chủ đầu tư sử dụng loại đất có mục đích để ở để xây dựng condotel, shophouse thì có thể bị coi là vi phạm pháp luật vì những loại hình này là loại hình kinh doanh du lịch không được xây dựng trên nền đất ở.

Cũng vì chưa được định danh nên bất động sản du lịch chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu như sổ đỏ, sổ hồng; từ đó gây khó khăn cho việc huy động vốn từ các nhà đầu tư cá nhân, thế chấp hay chuyển nhượng.

Bất động sản du lịch hiện nay chịu sự điều chỉnh chung của nhiều hệ thống văn bản pháp lý khác nhau chủ yếu liên quan đến bất động sản nhà ở, từ hoạt động đầu tư, kinh doanh đến việc quản lý, giám sát, sử dụng; vì vậy rất dễ dẫn tới thiếu chi tiết, cụ thể, phù hợp với đặc thù từng sản phẩm như căn hộ du lịch, nhà phố du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng khác với nhà ở.

Ông Lực chỉ ra thực tế là việc vận dụng các quy định pháp lý của các lĩnh vực khác nhau dẫn tới việc thiếu nhất quán, đồng bộ trong áp dụng của các cơ quan nhà nước, địa phương từ đó gây ra sự lúng túng trong quá trình xử lý công việc. Doanh nghiệp gặp phải nhiều khó khăn, phức tạp do phải đối mặt các quy trình, thủ tục chưa rõ ràng. Các tổ chức tín dụng gặp rủi ro trong quá trình tham gia tài trợ vốn cho đầu tư phát triển bất động sản cũng như xử lý nợ xấu liên quan.

Hiện cũng chưa có quy định kiểm soát trách nhiệm giữa chủ đầu tư và khách hàng, pháp luật hiện nay chưa có quy định chế tài cụ thể về trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc đưa ra và thực hiện các cam kết lợi nhuận khi chào bán các sản phẩm trong các dự án bất động sản, từ đó thực tế đã xảy ra các tranh chấp giữa các bên không được giải quyết triệt để. Điều này có ảnh hướng tiêu cực đến sự phát triển ổn định và bền vững của thị trường.

Qua nghiên cứu luật hoá một số loại hình đất mới (ví dụ như “đất ở không hình thành đơn vị ở”), ông Lực nhânh thấy cơ quan quản lý nhà nước tại một số địa phương đã có những chủ trương, chính sách mở cửa rất trúng để thu hút kêu gọi đầu tư, nhưng quá trình thực thi còn chưa nhất quán thông suốt, thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể.

Điểm mấu chốt để khơi thông 30 tỷ USD trong bất động sản du lịch
Tiến sỹ Cấn Văn Lực: Cần có nghị định xử lý những vướng mắc hiện nay của bất động sản du lịch

Giải pháp tháo gỡ

Theo ông Lực, muốn tháo gỡ những vướng mắc này đầu tiên phải thay đổi tư duy phát triển, bất động sản du lịch cần được xem là một thành phần quan trọng trong ngành kinh tế mũi nhọn như du lịch, từ đó xây dựng quy hoạch phát triển dài hạn cho bất động sản du lịch.

Về mặt pháp lý, cần sớm bổ sung, hoàn thiện khung pháp lý cho bất động sản du lịch như định danh chính thức các loại bất động sản du lịch trong Luật Kinh doanh bất động sản; Luật Xây dựng.

Đồng thời, để giải quyết cấp bách những vướng mắc đang tồn tại, cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành các văn bản dưới luật để hướng dẫn thống nhất các địa phương cấp giấy chứng nhận sở hữu tài sản, chuyển nhượng cho nhà đầu tư theo đúng hồ sơ pháp lý mà doanh nghiệp/ chủ đầu tư dự án đã được cơ quan quản lý nhà nước tại các địa phương cấp trước đó.

“Giải pháp này sẽ giúp tháo gỡ hàng trăm nghìn tỷ đang bị ứ đọng ở các dự án bất động sản nghỉ dưỡng, không làm gián đoạn đầu tư của doanh nghiệp, kích thích doanh nghiệp đầu tư, phát triển kinh tế, tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư, giúp tăng thu cho ngân sách”, ông Lực nói.

Trong khi chờ Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản được sửa đổi, ông Lực cho rằng cần sớm ban hành nghị định tháo gỡ những vướng mắc hiện nay như cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho người mua bất động sản du lịch.

Việc cấp giấp chứng nhận quyền sử dụng đất cũng cần có điều kiện như cần có tiêu chí thế nào là căn hộ du lịch, nhà phố du lịch… cũng như các quy định về sở hữu chung - riêng, các chế tài với các bên liên quan.

BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM

BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM

Bất động sản -  3 ngày

BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.

Đất Xanh ký hợp tác chiến lược với gần 20 đối tác lớn trong và ngoài nước

Đất Xanh ký hợp tác chiến lược với gần 20 đối tác lớn trong và ngoài nước

Bất động sản -  5 ngày

Tập đoàn Đất Xanh vừa ký kết hợp tác chiến lược với gần 20 đối tác trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, xây dựng và vận hành, nhà cung cấp thiết bị trọn gói đến từ nhiều thương hiệu lớn trên thế giới và Việt Nam.

Phát Đạt bất ngờ xuất hiện tại ‘thành phố dưỡng lành’ La Pura

Phát Đạt bất ngờ xuất hiện tại ‘thành phố dưỡng lành’ La Pura

Bất động sản -  6 ngày

Công ty CP Phát triển bất động sản Phát Đạt vừa bất ngờ thông báo tham gia phát triển dự án tổ hợp La Pura tại Bình Dương.

Nhỏ giọt nguồn cung, căn hộ hạng sang Hà Nội liệu có đắt khách?

Nhỏ giọt nguồn cung, căn hộ hạng sang Hà Nội liệu có đắt khách?

Bất động sản -  1 tuần

Cùng với đà tăng giá mạnh của phân khúc chung cư Hà Nội, thị trường cũng xuất hiện một vài dự án căn hộ hạng sang nhắm vào giới siêu giàu.

Hà Nội khan hiếm biệt thự dưới 20 tỷ đồng

Hà Nội khan hiếm biệt thự dưới 20 tỷ đồng

Bất động sản -  1 tuần

Thị trường biệt thự, nhà liền kề tại Hà Nội ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực sau thời gian dài trầm lắng.

Vinpearl lên sàn, kỷ nguyên mới của thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam

Vinpearl lên sàn, kỷ nguyên mới của thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Vinpearl - thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam chính thức niêm yết gần 1,8 tỷ cổ phiếu trên sàn HOSE, mở ra chương mới sau hơn 20 năm phát triển. Không chỉ sở hữu hệ sinh thái nghỉ dưỡng đồ sộ, khác biệt, Vinpearl còn cho thấy khát vọng vươn tầm khu vực nhờ chiến lược đón đầu xu thế mới và nền móng vững vàng từ hệ sinh thái Vingroup.

Coca-Cola tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng 'Share a coke'

Coca-Cola tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng 'Share a coke'

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Coca-Cola chính thức tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng “Share a coke" với thông điệp “từ cái tên, mình kết nối" tại thị trường Việt Nam, nhằm mang đến những trải nghiệm sáng tạo cho người tiêu dùng trẻ, ngày 6/5/2025.

Grab Việt Nam thay tướng sau khi nhận 'gáo nước lạnh' từ Xanh SM

Grab Việt Nam thay tướng sau khi nhận 'gáo nước lạnh' từ Xanh SM

Hồ sơ quản trị -  4 giờ

Tân CEO Grab Việt Nam được kỳ vọng mang đến làn gió mới, giúp Grab cạnh tranh hiệu quả hơn với Xanh SM và các đối thủ gọi xe khác.

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Leader talk -  5 giờ

Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thaco hợp lực OPC đưa Quảng Nam thành thủ phủ dược liệu

Thaco hợp lực OPC đưa Quảng Nam thành thủ phủ dược liệu

Phát triển bền vững -  5 giờ

Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.

Giá vàng hôm nay 12/5: Trong nước giảm thêm 1 triệu đồng

Giá vàng hôm nay 12/5: Trong nước giảm thêm 1 triệu đồng

Vàng -  6 giờ

Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.

Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?

Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.