Tiêu điểm
Điểm nhấn trong hành trình xây chính quyền số của Ninh Bình
Ninh Bình đã lọt nhóm các địa phương đi đầu hoàn thành chỉ tiêu cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ bốn trước thời hạn quy định của Bộ Thông tin và truyền thông.
Sau bốn tháng triển khai, từ ngày 10/9, tỉnh Ninh Bình đã cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ bốn trên cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh tại địa chỉ http://dichvucong.ninhbinh.gov.vn.
Theo đó, tổng số dịch vụ công trực tuyến mức độ bốn được cung cấp là 1.226 dịch vụ, trong đó có 1.002 dịch vụ cấp tỉnh; 151 dịch vụ cấp huyện; 55 dịch vụ cấp xã; 18 dịch vụ của bảo hiểm xã hội và Công an tỉnh.
Với kết quả này, Ninh Bình trở thành một trong số các địa phương hoàn thành sớm chỉ tiêu đưa 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ bốn, góp phần hoàn thành chỉ tiêu cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ bốn của cả nước. Đây là một trong những điểm nhấn quan trọng trong tiến trình xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số của tỉnh Ninh Bình.
Để có được kết quả này, ngay sau khi có chỉ đạo của Bộ Thông tin và truyền thông, tỉnh Ninh Bình đã ban hành Kế hoạch số 62/KH-UBND ngày 05/5/2021 về việc triển khai cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến có đủ điều kiện ở mức độ bốn và tích hợp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ ba, bốn đáp ứng yêu cầu với cổng dịch vụ công quốc gia năm 2021.
Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ bốn là một trong những chỉ tiêu cơ bản đầu tiên và quan trọng thuộc mục tiêu cung cấp dịch vụ chất lượng phục vụ xã hội của chiến lược phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Do đó, việc cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức bốn cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là một bước hiện thực hóa mục tiêu chính quyền kiến tạo, phục vụ người dân và doanh nghiệp, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm góp phần phát triển chính phủ số một cách tổng thể, toàn diện.
Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ bốn cho phép người dân và doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường mạng mọi lúc, mọi nơi, không phân biệt khoảng cách địa lý, tiết kiệm thời gian, chi phí, bảo vệ môi trường, loại bỏ khó khăn do đi lại từ vùng sâu vùng xa đến trụ sở cơ quan hành chính.
Bên cạnh đó, dịch vụ công trực tuyến mức độ bốn cũng giúp minh bạch hóa triệt để quá trình xử lý hồ sơ của cơ quan hành chính nhà nước, tránh phiền hà cho người dân và doanh nghiệp; tăng hiệu suất kinh tế.
Trước khi cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên mức độ bốn, Ninh Bình đã triển khai nhiều biện pháp và nguồn lực để thúc đẩy số lượng hồ sơ trực tuyến mức độ bốn trong giải quyết thủ tục hành chính. Tuy nhiên, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến mức độ bốn từ đầu năm 2021 đến ngày 30/8/2021 mới đạt khoảng 15%, tập trung vào một số lĩnh vực: chứng thực, đường bộ, xúc tiến thương mại.
Việc đưa vào sử dụng các dịch vụ công trực tuyến mức độ bốn cũng được xem là một trong những biện pháp chống dịch Covid-19 của tỉnh Ninh Bình.
Đáng chú ý, cuối tháng 8/2021, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành kế hoạch số 142/KH-UBND phát triển doanh nghiệp số trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030.
Theo đó, tỉnh Ninh Bình sẽ thúc đẩy việc hình thành và phát triển doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi để ứng dụng thành quả của cuộc cách mạng lần thứ tư vào sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trong đó, Ninh Bình tập trung phát triển bốn loại doanh nghiệp công nghệ số. Một là các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ lớn trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội chuyển hướng hoạt động sang lĩnh vực công nghệ số, đầu tư nghiên cứu công nghệ lõi.
Hai là các doanh nghiệp công nghệ thông tin đã khẳng định được thương hiệu đảm nhận các sứ mệnh tiên phong nghiên cứu, phát triển, làm chủ công nghệ số và chủ động trong sản xuất.
Ba là các doanh nghiệp khởi nghiệp ứng dụng công nghệ số để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội. Bốn là các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo về công nghệ số.
Theo kế hoạch, đến năm 2025, định hướng, hỗ trợ các doanh nghiệp gia công, lắp ráp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông trên địa bàn tỉnh chuyển dịch sản xuất kinh doanh từ bị động về công nghệ số sang chủ động nghiên cứu, phát triển và cung cấp các sản phẩm công nghệ số; phấn đấu giai đoạn 2021-2025 có ít nhất hai doanh nghiệp công nghệ số thành lập mới; ba doanh nghiệp chuyển đổi sang công nghệ số trong tất cả các ngành, nghề, lĩnh vực.
Tỉnh Ninh Bình phấn đầu đến năm 2030 có ít nhất mười doanh nghiệp công nghệ số đáp ứng yêu cầu hỗ trợ xây dựng đô thị thông minh, chính quyền số, phát triển kinh tế số, ứng dụng thành tựu công nghệ số rộng khắp trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và thực hiện chuyển đổi số của tỉnh.
Chiến lược phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số
Nhân sự cho chuyển đổi số
Câu chuyện chuyển đổi số bản chất xuất phát từ câu chuyện của con người, bao gồm quá trình chuyển đổi tư duy, thích nghi với cách làm việc và cách tiếp cận mới.
Việt Nam liên tục thăng hạng về phát triển Chính phủ điện tử
Việt Nam đã duy trì việc tăng hạng liên tục về chỉ số này trong giai đoạn 2014 - 2020.
Việt Nam hợp tác với Pháp để phát triển Chính phủ điện tử
Với việc hợp tác với Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) về phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định quyết tâm khai trương Cổng dịch vụ công quốc gia vào cuối năm 2019.
Việt Nam đang lên cao hơn trên nấc thang số hoá
Thế giới đang bước vào thời đại phá vỡ và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng. Khi mọi thứ có thể diễn biến một cách bất ngờ thì Việt Nam, nếu bước đi vững vàng trên hành trình chuyển đổi số với những chiến lược đúng đắn và an toàn, hoàn toàn có thể thực hiện những cú ‘nhảy cóc’ trong tiến trình phát triển.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.