Việt Nam liên tục thăng hạng về phát triển Chính phủ điện tử

Quỳnh Chi Thứ ba, 14/07/2020 - 13:59

Việt Nam đã duy trì việc tăng hạng liên tục về chỉ số này trong giai đoạn 2014 - 2020.

Việt Nam xếp thứ 86 trong 193 thành viên Liên Hợp Quốc trong bảng xếp hạng về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử

Trong báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử (E-Government Development Index – EGDI) năm 2020 của Liên Hiệp Quốc với chủ đề "Chính phủ số trong thập kỷ hành động vì sự phát triển bền vững", Việt Nam xếp ở vị trí thứ 86/193 quốc gia thành viên, tăng hai bậc so với năm 2018. 

Đáng chú ý, Việt Nam đã duy trì được việc tăng hạng liên tục về chỉ số này trong giai đoạn 2014 - 2020 từ vị trí 99 lên vị trí 86.

Ngoài việc đánh giá, xếp hạng các chỉ số phát triển Chính phủ điện tử, báo cáo của Liên Hiệp Quốc còn phân tích những xu thế phát triển mới.

Cụ thể, về giá trị, chỉ số EGDI của Việt Nam năm 2020 đạt 0,6667 điểm, được xếp vào nhóm các nước phát triển Chính phủ điện tử có EGDI ở mức cao và cao hơn so với chỉ số trung bình của thế giới (0,5988), của khu vực Châu Á (0,6373), cũng như của khu vực Đông Nam Á (0,6321).

Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ sáu trong số 11 nước, vẫn giữ nguyên vị trí như năm 2018. Năm nước có vị trí cao hơn Việt Nam vẫn là Singapore, Malaysia, Thái Lan, Bruinei và Philippines. Việt Nam xếp hạng trên Indonesia nhưng khoảng cách giữa Việt Nam và Indonesia bị thu hẹp đáng kể. 

Đáng chú ý là sự tăng hạng mạnh của một số nước. Campuchia tăng 21 bậc lên vị trí 124. Indonesia tăng 19 bậc lên vị trí 88. Thái Lan tăng 16 bậc lên vị trí 57. Myanmar tăng 11 bậc lên vị trí 146. Tuy nhiên, trong số năm quốc gia xếp vị trí cao hơn Việt Nam thì có ba quốc gia bị giảm thứ hạng là Singapore, Brunei và Philippines.

Về các chỉ số thành phần, cũng như các năm trước, chỉ số EGDI được tổng hợp từ ba chỉ số gồm chỉ số hạ tầng viễn thông (Telecommunication Infrastructure Index - TII); chỉ số nguồn nhân lực (Human Capital Index - HCI); chỉ số dịch vụ trực tuyến (Online Service Index - OSI).

Vị trí xếp hạng về các chỉ số thành phần của Việt Nam năm 2020 có sự thay đổi tương đối lớn so với năm 2018. Chỉ số thành phần hạ tầng viễn thông tăng tới 31 bậc, xếp thứ 69; chỉ số thành phần nguồn nhân lực tăng ba bậc; chỉ số dịch vụ trực tuyến bị giảm 22 bậc, xếp thứ 81. 

Mặc dù chỉ số về dịch vụ trực tuyến giảm mạnh, nhưng theo báo cáo xếp hạng của Liên Hợp Quốc, việc khảo sát các dịch vụ trực tuyến để đánh giá đã diễn ra khá lâu, từ tháng 6 - 9/2019. Theo thống kê của Bộ Thông tin và truyền thông, số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ cao được các bộ, ngành, địa phương cung cấp tăng mạnh. Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. 

Với vị trí xếp hạng hiện nay, để đạt mục tiêu “Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI)” được nêu trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Bộ Thông tin và truyền thông cho rằng, các bộ, ngành, địa phương chắc chắn sẽ phải nỗ lực vượt bậc trong triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thuộc chương trình nhằm phát triển đồng bộ Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số trong giai đoạn mới.

Việt Nam hợp tác với Pháp để phát triển Chính phủ điện tử

Việt Nam hợp tác với Pháp để phát triển Chính phủ điện tử

Tiêu điểm -  5 năm
Với việc hợp tác với Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) về phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định quyết tâm khai trương Cổng dịch vụ công quốc gia vào cuối năm 2019.
Việt Nam hợp tác với Pháp để phát triển Chính phủ điện tử

Việt Nam hợp tác với Pháp để phát triển Chính phủ điện tử

Tiêu điểm -  5 năm
Với việc hợp tác với Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) về phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định quyết tâm khai trương Cổng dịch vụ công quốc gia vào cuối năm 2019.
Chuyển đổi số trong thời kỳ 'bình thường mới'

Chuyển đổi số trong thời kỳ 'bình thường mới'

Tiêu điểm -  4 năm

Trong bối cảnh "bình thường mới", câu hỏi mà các doanh nghiệp đều băn khoăn đó là: Làm thế nào để sống sót và hướng đến một tương lai mới thịnh vượng hơn?

Cuộc chiến giành giật nhân sự thời chuyển đổi số

Cuộc chiến giành giật nhân sự thời chuyển đổi số

Diễn đàn quản trị -  4 năm

Khi các doanh nghiệp bước vào cuộc đua chuyển đổi số với chất xúc tác từ đại dịch Covid-19, một thương hiệu tuyển dụng mạnh và trải nghiệm nhân sự tuyệt vời trong nội bộ công ty sẽ là chìa khoá để chiến thắng trong cuộc đua thu hút nhân tài.

Muốn chuyển đổi số trước hết phải thay đổi tư duy lãnh đạo

Muốn chuyển đổi số trước hết phải thay đổi tư duy lãnh đạo

Tiêu điểm -  4 năm

Có thể xem Covid-19 là tác nhân thúc đẩy chuyển đổi số diễn ra nhanh hơn, nhưng để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần cân nhắc kĩ lưỡng, bởi nếu từ đầu làm sai thì về sau sẽ phải trả cái giá rất đắt.

Việt Nam đang lên cao hơn trên nấc thang số hoá

Việt Nam đang lên cao hơn trên nấc thang số hoá

Leader talk -  5 năm

Thế giới đang bước vào thời đại phá vỡ và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng. Khi mọi thứ có thể diễn biến một cách bất ngờ thì Việt Nam, nếu bước đi vững vàng trên hành trình chuyển đổi số với những chiến lược đúng đắn và an toàn, hoàn toàn có thể thực hiện những cú ‘nhảy cóc’ trong tiến trình phát triển.

Trung ương thống nhất chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Trung ương thống nhất chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Tiêu điểm -  8 giờ

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII kết thúc ngày hôm nay đã thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam với tốc độ 350km/h.

VinFast bứt phá doanh thu quý II

VinFast bứt phá doanh thu quý II

Doanh nghiệp -  9 giờ

VinFast Auto vừa công bố kết quả tài chính chưa kiểm toán cho quý II năm 2024, với số lượng xe điện giao tăng mạnh nhờ chiến lược mở rộng và làn sóng chuyển đổi sang xe điện ở nhiều thị trường.

MSB giảm 1% lãi vay cho doanh nghiệp bị thiệt hại bởi bão Yagi

MSB giảm 1% lãi vay cho doanh nghiệp bị thiệt hại bởi bão Yagi

Tài chính -  10 giờ

MSB thông báo giảm 1% lãi suất vay VNĐ và 0,5% lãi suất vay USD đối với khách hàng doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ cơn bão Yagi.

Lầm tưởng của doanh nghiệp khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu

Lầm tưởng của doanh nghiệp khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu

Diễn đàn quản trị -  14 giờ

Một trong những lầm tưởng phổ biến của doanh nghiệp F&B là tập trung vào các chương trình khuyến mãi để thu hút người tiêu dùng trong bối cảnh họ hạn chế chi tiêu.

NextBold Capital tài trợ 100 triệu USD cho các doanh nghiệp tại Đông Dương

NextBold Capital tài trợ 100 triệu USD cho các doanh nghiệp tại Đông Dương

Tài chính -  18 giờ

Mục tiêu của NextBold Capital không chỉ là cung cấp vốn mà còn hỗ trợ chuyên môn vận hành thực tế để giúp các doanh nghiệp trong những thị trường này mở rộng quy mô một cách bền vững.

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Tiêu điểm -  19 giờ

Các công ty phân tích nhìn nhận, dòng tiền khối ngoại sẽ sớm chảy vào các cổ phiếu bluechip của những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Tài chính -  19 giờ

Lãi suất thấp hơn không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình tại Mỹ mà còn giúp các nền kinh tế toàn cầu mở rộng các chính sách phục hồi và tăng trưởng kinh tế.