Diễn đàn quản trị
Doanh nghiệp cần quản trị rủi ro trong giao dịch liên kết
Doanh nghiệp không quản trị rủi ro giá giao dịch liên kết tốt sẽ bị ảnh hưởng đáng kể trong vấn đề tài chính, lợi ích cũng như danh tiếng.
Giao dịch liên kết rơi vào tầm ngắm của của cơ quan thuế trong những năm gần đây khi tập trung triển khai công tác thanh tra, kiểm tra theo các chuyên đề chống thất thu trong các lĩnh vực có rủi ro cao về thuế.
Theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP, giao dịch liên kết là giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác.
Giao dịch liên kết cũng bao gồm mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết.
Tuy vậy, không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách quản trị rủi ro liên quan đến giá giao dịch liên kết.
Về vấn đề này, bà Đinh Mai Hạnh, Phó tổng giám đốc phụ trách toàn quốc về tư vấn giá giao dịch liên kết, công ty Deloitte Việt Nam, đã chia sẻ một số nhận định và đề xuất cho doanh nghiệp để tránh những ảnh hưởng không đáng có.
Thưa bà, bà đánh giá như thế nào về vai trò của quản trị rủi ro giá giao dịch liên kết với doanh nghiệp trong xu hướng đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra nhằm chống thất thu thuế?
Bà Đinh Mai Hạnh: Nhìn lại tình hình năm ngoái, số thuế truy thu trung bình trong một cuộc thanh tra, kiểm tra thuế thông thường chỉ ở mức 0,63 tỷ đồng.
Trong khi đó, con số truy thu trung bình trong một cuộc thanh tra, kiểm tra giá chuyển nhượng được ghi nhận ở mức 2,21 tỷ đồng, tức cao hơn gấp 3,5 lần.
Không chỉ chịu tác động về khía cạnh tài chính như tăng chi phí không được trừ cho mục đích tính thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm chuyển lỗ, thay đổi lộ trình hưởng ưu đãi thuế và tăng nghĩa vụ thuế, doanh nghiệp còn có thể chịu ảnh hưởng phi tài chính liên quan đến danh tiếng của doanh nghiệp và cả tập đoàn.
Bên cạnh đó, việc doanh nghiệp bị ấn định và điều chỉnh thuế giá giao dịch liên kết có thể khiến tập đoàn phải rà soát và cân nhắc điều chỉnh chiến lược kinh doanh cũng như chính sách giá nội bộ trong tương lai.

Vì vậy, doanh nghiệp nên đặc biệt lưu tâm và lập kế hoạch quản trị rủi ro giá giao dịch liên kết chi tiết và phù hợp, từ đó có sự chuẩn bị tốt nhất cho các cuộc thanh tra, kiểm tra.
Theo quan sát của Deloitte Việt Nam, nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp thường bị truy thu thuế nhiều hơn trong các cuộc thanh tra, kiểm tra giá giao dịch liên kết so với các cuộc thông thường đến từ sự khác biệt trong cách hiểu và vận dụng quy định theo các góc nhìn khác nhau.
Quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết tại Việt Nam được xây dựng trên cơ sở tham chiếu đến Hướng dẫn của OECD về xác định giá giao dịch liên kết cho các công ty đa quốc gia và cơ quan quản lý thuế.
Chính vì vậy, khi áp dụng các quy định này vào thực tiễn, doanh nghiệp và cơ quan thuế có thế có những quan điểm và đánh giá khác biệt, từ đó dẫn đến các trường hợp ấn định và/hoặc điều chỉnh giá giao dịch liên kết với giá trị trọng yếu.
Bên cạnh các vấn đề trong việc hiểu và áp dụng quy định, các doanh nghiệp còn gặp những khó khăn nào khác trong quá trình thanh tra, kiểm tra?
Bà Đinh Mai Hạnh: Thông qua các trao đổi trong hội thảo của Deloitte Việt Nam cũng như kinh nghiệm tư vấn chuyên sâu, chúng tôi đã đúc kết có ba nhóm nội dung truy vấn chính về giá giao dịch liên kết thường gặp khi thanh tra, kiểm tra.
Trước hết là vấn đề truy vấn về nghĩa vụ tuân thủ.
Cụ thể, cơ quan thuế có thể truy vấn về thời điểm lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết, tính đầy đủ và chính xác của thông tin được trình bày trong hồ sơ.
Cơ quan thuế cũng sẽ truy vấn việc doanh nghiệp tự xác định trường hợp miễn trừ nghĩa vụ lập hồ sơ đã đúng chưa.
Bên cạnh đó là truy vấn về phân tích so sánh.
Các nội dung về lựa chọn phương pháp xác định giá giao dịch liên kết, quy trình lựa chọn doanh nghiệp tương đồng và các điều chỉnh giả định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận, hoặc điều chỉnh khác biệt trọng yếu khi phân tích so sánh thường là những vấn đề được xem xét và yêu cầu giải trình, làm rõ trong thanh tra, kiểm tra.
Ngoài ra, các cơ quan thuế cũng sẽ truy vấn đối với từng giao dịch liên kết.
Các giao dịch liên kết có giá trị trọng yếu và bản chất đặc thù như giao dịch mua tài sản cố định, mua bán nguyên vật liệu, thanh toán phí bản quyền, thanh toán phí dịch vụ nội bộ tập đoàn hoặc giao dịch tài chính là các giao dịch cơ quan thuế có thể truy vấn chuyên sâu.
Ví dụ, đối với giao dịch trả phí dịch vụ nội bộ tập đoàn, doanh nghiệp có thực sự nhận hỗ trợ từ bên liên kết không, lợi ích kinh tế của các dịch vụ này là gì, năng lực cung cấp dịch vụ bên liên kết như thế nào và phí dịch vụ có tuân thủ theo nguyên tắc giá giao dịch độc lập không.
Trước những vấn đề như vậy, bà có khuyến nghị gì dành cho doanh nghiệp, đặc biệt trong thời điểm “nước rút” như hiện nay?
Bà Đinh Mai Hạnh: Để có sự chuẩn bị toàn diện, doanh nghiệp cần lập kế hoạch quản lý rủi ro giá giao dịch liên kết trước, trong và sau thanh tra, kiểm tra.
Trong giai đoạn chuẩn bị thanh tra, kiểm tra, doanh nghiệp cần đảm bảo thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ tuân thủ, đảm bảo tiến độ và chất lượng của bộ hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết cũng như chứng từ bổ trợ của từng giao dịch.
Doanh nghiệp cũng cân nhắc chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro như tự theo dõi, kiểm tra, thực hiện điều chỉnh các giao dịch liên kết chưa theo nguyên tắc giá giao dịch độc lập.
Cùng với đó, doanh nghiệp cần xem xét kết quả thanh tra, kiểm tra trong quá khứ, thường xuyên cập nhật xu hướng thanh tra, kiểm tra để có sự điều chỉnh và chuẩn bị kịp thời.
Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, doanh nghiệp cần chuẩn bị, rà soát kỹ lưỡng và cung cấp đủ tài liệu, hồ sơ cho cơ quan thuế đúng thời hạn yêu cầu.
Đặc biệt, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược giải trình chi tiết, cân nhắc các phương án giải trình trên mọi khía cạnh và thực tiễn hoạt động để áp dụng phù hợp.
Sau thanh tra, kiểm tra, trong trường hợp đồng thuận với kết quả tại biên bản thanh tra, kiểm tra, doanh nghiệp có thể sử dụng kết quả này để tham chiếu khi thực hiện bộ hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết cho các năm sau.
Ngược lại, nếu không đồng thuận với kết quả thanh tra, kiểm tra, doanh nghiệp cần bảo lưu ý kiến không đồng ý trong biên bản và có những kế hoạch chuẩn bị cho quá trình khiếu nại.
Cảm ơn bà!
Lo Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi làm mất sức cạnh tranh
Doanh nghiệp chế xuất đối mặt nguy cơ về thuế
Trong khi vẫn gặp khó với cơ chế hoàn thuế, các doanh nghiệp chế xuất có thể tiếp tục chịu thêm áp lực gia tăng chi phí theo dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi.
Giảm 2% thuế VAT đến giữa năm 2024
Những mặt hàng không được giảm thuế giá trị gia tăng gồm viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại.
Pin mặt trời Việt Nam bị điều tra lách thuế chống bán phá giá
Thổ Nhĩ Kỳ quyết định điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá đối với pin năng lượng mặt trời xuất xứ hoặc nhập khẩu từ một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.
HUBA kiến nghị giảm thuế VAT cho bất động sản đến hết 2024
Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM kiến nghị đưa bất động sản vào danh mục giảm thuế VAT, thời gian giảm kéo dài đến hết năm 2024.
Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh
Không thiếu tiền, không thiếu công nghệ nhưng truyền thông ngân hàng lại thiếu khả năng chạm đến đúng người, vào đúng lúc, với đúng điều khách hàng cần.
Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh
Bản địa hóa AI cho ngữ cảnh địa phương, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, tối ưu công nghệ và biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh.
Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia
Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.
Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?
Không đợi đến khi có bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên đã lọt vào tầm ngắm của các doanh nghiệp công nghệ, tài chính, bất động sản và khách sạn trong chiến lược tuyển dụng nhân tài.
Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp
Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa quy mô lớn tại Nga
Nhà máy đặt tại Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày. Trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc nhóm nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.