Tài chính
Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.
Trong dòng chảy của nền kinh tế toàn cầu, tài chính xanh đang nổi lên như một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế bền vững và thịnh vượng.
“Việc nâng cao minh bạch thông tin liên quan đến phát triển xanh đang trở thành một xu hướng không thể đảo ngược", ông Trịnh Đức Vinh - Phó cục trưởng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính) khẳng định tại hội thảo “Nâng tầm uy tín báo cáo phát triển bền vững: Vai trò của đánh giá độc lập và đảm bảo” do FiinGroup tổ chức mới đây.
Tuy nhiên, để dòng vốn xanh thực sự chảy thông suốt và hiệu quả, thị trường cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn từ các cơ quan quản lý cũng như các thành phần kinh tế.
Lợi ích từ tài chính xanh cùng vai trò của đánh giá độc lập, đang ngày càng trở nên quan trọng trong việc tạo dựng niềm tin và tăng sức hấp dẫn cho các công cụ tài chính bền vững.
Lợi ích thực chất của tài chính xanh
Tài chính xanh không chỉ là công cụ tài trợ cho các dự án thân thiện với môi trường mà còn mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt.
Ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinGroup, nhấn mạnh: “Tài chính bền vững trên thế giới và ASEAN đã phát triển mạnh, mang lại nhiều lợi ích như lãi suất thấp, kỳ hạn dài, giảm rủi ro biến động lãi suất, mở rộng cơ sở nhà đầu tư, bổ sung nguồn lực chuyển đổi xanh.”
Dù thị trường tài chính xanh tại Việt Nam còn đang trong giai đoạn sơ khai, các giao dịch bước đầu đã cho thấy tiềm năng hiện hữu.
Theo nghiên cứu từ ASEAN+3 Macroeconomic Research Office, trái phiếu xanh trong khu vực ASEAN có lãi suất thấp hơn 8-15 điểm cơ bản so với trái phiếu thông thường trên thị trường sơ cấp.
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.
Một điểm cộng khác là kỳ hạn dài của trái phiếu xanh (từ 5-20 năm) phù hợp với các dự án hạ tầng dài hạn, trong khi trái phiếu thông thường thường chỉ kéo dài khoảng ba năm.
Quan trọng hơn, việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế như ICMA (Hiệp hội Thị trường vốn quốc tế) hay CBI (Sáng kiến Trái phiếu khí hậu) giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro “rửa xanh” – tình trạng tự gắn nhãn xanh cho dự án mà thiếu cơ sở minh bạch.
Tài chính xanh cũng mở rộng không gian cho các nhà đầu tư mới. Khi ESG (môi trường, xã hội, quản trị) trở thành tiêu chí bắt buộc trong hoạt động đầu tư và hợp tác quốc tế, các tổ chức tài chính toàn cầu đang ưu tiên những doanh nghiệp có minh bạch ESG rõ ràng.
“ESG không chỉ còn là tiêu chí cho thị trường vốn mà đã trở
thành điều kiện trong chuỗi cung ứng toàn cầu”, ông Thuân lưu ý.
Chờ cú hích khơi thông dòng vốn
Dù đã có những bước tiến đáng kể, như Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị khuyến khích giảm lãi suất cho các dự án xanh hay Thông tư 17 về quản lý rủi ro môi trường trong cấp tín dụng, Việt Nam vẫn cần những kế hoạch hành động rõ ràng và đồng bộ hơn về thể chế, chính sách.
Theo ông Thuân, thị trường hiện đang rất cần một cú hích chính sách mạnh mẽ, thay vì chỉ vận hành dựa trên các nguyên tắc tự nguyện.
Ở chiều ngược lại, doanh nghiệp Việt cũng cần chủ động hơn trong việc tiếp cận tài chính xanh, bằng cách lựa chọn những công cụ phù hợp với đặc thù ngành nghề và dự án.
“Không nên chờ đợi một khung pháp lý hoàn chỉnh mới bắt đầu,” ông Thuân khuyến nghị.
Việc chủ động áp dụng các chuẩn mực quốc tế không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu lợi ích tài chính mà còn tạo lợi thế cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nơi ESG ngày càng là tiêu chí quyết định.
Từ góc nhìn cơ quan quản lý, ông Trịnh Đức Vinh một lần nữa khẳng định cam kết xây dựng một thị trường minh bạch và chất lượng cao, nơi yếu tố ESG trở thành thước đo tín nhiệm và trách nhiệm của doanh nghiệp.
Thực hiện nghiêm túc ESG, kết hợp với đánh giá độc lập, chính là con đường để Việt Nam khơi thông nguồn vốn xanh và khẳng định vị thế trong nền kinh tế bền vững toàn cầu.
Tài chính xanh, xét cho cùng, không chỉ là câu chuyện về chi
phí vốn hay ưu đãi lãi suất. Đó là cam kết cho một tương lai bền vững, nơi
doanh nghiệp, nhà đầu tư và toàn xã hội cùng chung hưởng lợi ích lâu dài.
Lá chắn chống “rửa xanh”
Dù tiềm năng của tài chính xanh là không thể phủ nhận, Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Một trong những rào cản lớn nhất là thiếu bộ tiêu chí phân loại xanh thống nhất.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng xanh đã đạt gần 680 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2024, nhưng chỉ chiếm khoảng 4,5% tổng dư nợ toàn hệ thống ngân hàng – một tỷ lệ còn rất khiêm tốn nếu so với các nền kinh tế tiên tiến.
Việc thiếu một danh mục phân loại xanh quốc gia khiến các tổ chức tín dụng gặp khó khăn trong thẩm định dự án.
Bà Hà Thu Giang, đại diện Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước, trước đó cho biết: “Việc danh mục phân loại xanh quốc gia chưa được ban hành khiến tổ chức tín dụng khó có cơ sở chắc chắn để xác định các dự án thuộc diện xanh, vừa làm tăng rủi ro trong thẩm định tín dụng, vừa ảnh hưởng tới công tác thống kê, hoạch định chính sách.”
Chính vì vậy, vai trò của đánh giá độc lập trở nên không thể thiếu. Như ông Thuân nhấn mạnh, “xanh hay không thì không thể tự phong là được”.
Các đơn vị đánh giá uy tín như FiinGroup và FiinRatings đang tiên phong trong việc cung cấp dịch vụ xác nhận độc lập, từ giai đoạn đánh giá trước phát hành đến giám sát sau phát hành trái phiếu xanh.
Những báo cáo này không chỉ đảm bảo dòng vốn được sử dụng đúng mục đích, mà còn góp phần củng cố niềm tin thị trường, hạn chế rủi ro “rửa xanh” và thu hút thêm nhà đầu tư tổ chức.
Hoạt động đánh giá độc lập không chỉ bảo vệ nhà đầu tư mà còn nâng cao niềm tin của thị trường. Khi các dự án xanh được xác nhận bởi bên thứ ba, doanh nghiệp có thể thu hút các nhà đầu tư định chế, thay vì chỉ dựa vào nhà đầu tư cá nhân.
Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực hòa nhịp với chuẩn mực quốc tế. Ông Vinh khẳng định: “Việc thu hút vốn không chỉ phụ thuộc quy mô thị trường, mà còn đòi hỏi vận hành chính sách hiệu quả, nhất quán, cùng tâm lý ổn định.”
Tài chính xanh: Đòn bẩy cho doanh nghiệp Việt
Đà Nẵng có thể trở thành trung tâm tài chính xanh đầu tiên của ASEAN
Đà Nẵng có cơ hội trở thành trung tâm tài chính xanh đầu tiên, đóng vai trò thúc đẩy ứng phó biến đổi khí hậu, sản xuất tiêu dùng bền vững tại khu vực ASEAN.
Vượt rào cản: Doanh nghiệp cần làm gì để tiếp cận tài chính xanh
Tài chính xanh đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc đổi mới mô hình hoạt động, hướng tới phát triển bền vững.
Đề xuất miễn thuế thu nhập từ tài chính xanh
Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế thu nhập cho việc chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải, tín chỉ carbon và thu nhập từ tiền lãi trái phiếu xanh.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Cách ngân hàng số lắng nghe khách hàng từ những giao dịch nhỏ
Chỉ qua một tính năng nhỏ, ngân hàng số Cake by VPBank đã chứng minh được năng lực công nghệ, cũng như khả năng am hiểu người tiêu dùng.
Quyết liệt gỡ điểm nghẽn để nâng hạng thị trường chứng khoán vào tháng 9
Chính phủ đang thể hiện rõ quyết tâm loại bỏ mọi điểm nghẽn nhằm tiến tới mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán vào tháng 9/2025.
Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.
30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.
Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO
Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.
Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.
Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.