Tiêu điểm
Doanh nghiệp Việt đối mặt sáu thách thức lớn trong nền kinh tế số
Hiện nay nền kinh tế quốc gia đang được dẫn dẵn bởi công nghệ số, đặc biệt trong bối cảnh các doanh nghiệp nước ngoài với lợi thế về mặt công nghệ đang tấn công mạnh mẽ vào thị trường Việt.
Với tổng dân số hơn 90 triệu người, trong đó có hơn 58 triệu người dùng internet, hơn 125 triệu thuê bao di động, hơn 3.000 doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, nhiều doanh nghiệp thành công trong các ngành CNTT, phần mềm, ứng dụng công nghệ số..., Việt Nam đang được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng lớn để phát triển nền kinh tế số.
Tại Việt Nam, xu thế số hóa đã xuất hiện ở nhiều lĩnh vực, từ thương mại, thanh toán cho đến giao thông, giáo dục, y tế,...Trong đó, tỷ trọng của thương mại điện tử trong tổng doanh số thị trường bán lẻ của Việt Nam chiếm 3,6%, đây là một con số khá khiêm tốn so với mức trung bình của khu vực châu Á - Thái Bình Dương (14,5%).
Tại Diễn đàn doanh nghiệp trong nền kinh tế số, Chủ tịch Phòng thương mại và công nghiệp Việt nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc đánh giá, Việt Nam hiện có thể khai thác rất nhiều cơ hội lớn từ nền kinh tế số, phát triển công nghệ số giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu một cách thuận tiện với chi phí thấp.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, ông Lộc cho biết nền kinh tế số cũng đang tạo ra không ít thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Một trong những thách thức lớn nhất là vấn đề thị trường. Theo Chủ tịch VCCI, hiện nay nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã chiếm lĩnh được thị trường, có mặt trong nhiều ngành nghề của nền kinh tế. Tầm ảnh hưởng, sức mạnh và việc ứng dụng công nghệ số hóa của các doanh nghiệp số như Facebook, Google, Microsoft trong xã hội hiện nay là rất lớn.
Ông Lộc cho rằng nếu không thể nắm bắt được và hòa mình vào xu thế thời đại này, doanh nghiệp Việt Nam có thể thua cuộc ngay trên chính sân nhà hay lùi dần xuống những bậc thấp hơn và ít giá trị gia tăng trong các chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thứ hai, vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực công nghệ thông tin đang là một trong những thách thức lớn đối với lĩnh vực kinh tế số của Việt Nam.
Cụ thể, theo Báo cáo của Vietnamworks, nhu cầu nhân sự ngành công nghệ thông tin Việt Nam đang ở mức cao nhất trong lịch sử với gần 15.000 việc làm được tuyển dụng trong năm 2016; dự báo đến cuối năm 2018, ngành này sẽ thiếu hụt khoảng 70.000 nhân sự và con số này sẽ tăng lên 500.000 trong năm 2020.
Thứ ba, môi trường pháp lý phù hợp cho nền kinh tế số vẫn chưa hoàn thiện. Lãnh đạo VCCI cho rằng một khung pháp lý phù hợp sẽ giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi giữa nền kinh tế và nền kinh tế số diễn ra mau chóng và mạnh mẽ hơn ở Việt Nam, trong đó có luật văn bản điện tử, luật giao dịch điện tử và luật chữ ký số để hỗ trợ giao dịch điện tử.
Thứ tư, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trình độ công nghệ kỹ thuật còn nhiều bất cập mà hệ quả là kinh tế số dựa trên nền tảng Internet vẫn chứa đựng nhiều nguy cơ về bảo mật, an toàn thông tin, tính riêng tư của dữ liệu. Khi kỹ thuật số trở nên phổ biến, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc làm thế nào để ngăn chặn và giải quyết vấn đề tấn công qua mạng.
Thứ năm, các chi phí, dịch vụ kho vận cao và kém so với nhiều nước trong khu vực đã và đang hạn chế sự phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam. Bên cạnh đó là thách thức trong việc xây dựng niềm tin của người tiêu dùng vào mua sắm trực tuyến.
Thách thức cuối cùng mà Chủ tịch VCCI chỉ ra là khả năng thích ứng với nền kinh tế số của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là những phiền toái về truy cập Internet và truyền dẫn băng thông rộng, tính an toàn và bảo mật thông tin cá nhân cũng như các kiến thức cơ bản về phát triển, sự hiện diện trực tuyến và chi phí đắt đỏ của các thiết bị công nghệ thông tin.
Nền kinh tế số Việt Nam đang đi thụt lùi?
‘Chưa nơi nào trên thế giới cam kết lợi nhuận như ở Việt Nam’
Ông Michael Piro, Giám đốc điều hành Indochina Capital tỏ ra e ngại khi thấy các chủ đầu tư đang đưa ra quá nhiều ưu đãi hấp dẫn cho người mua condotel.
4 điểm bà Lê Hoàng Diệp Thảo đưa ra chứng minh Trung Nguyên kiện đòi 1.709 tỷ là vô căn cứ
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo nhấn mạnh, vụ kiện yêu cầu bồi thường cho Trung Nguyên 1.709 tỷ là vô căn cứ!
Nền kinh tế số Việt Nam đang đi thụt lùi?
Nền kinh tế số hóa đang đặt ra cho Việt Nam nhiều thách thức, đặc biệt liên quan đến vấn đề việc làm và sự tồn vong của các doanh nghiệp nhỏ.
Kinh tế số đang vào 'tầm ngắm' mới
Kinh tế số đã xuất hiện và trở thành xu hướng phát triển tất yếu, tuy nhiên cũng chính công nghệ của nền kinh tế số lại có thể làm phát sinh nhiều rủi ro và xáo trộn cho các thị trường đã được xác lập.
Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Sắp diễn ra Hội thảo Trực tuyến: Chuỗi giá trị bền vững - Tuân thủ pháp lý EU-Việt Nam
Câu chuyện tuân thủ bền vững đang "sôi sục" thời gian gần đây bởi những thay đổi tại thị trường EU, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt Nam.
Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Sắp diễn ra Hội thảo Trực tuyến: Chuỗi giá trị bền vững - Tuân thủ pháp lý EU-Việt Nam
Câu chuyện tuân thủ bền vững đang "sôi sục" thời gian gần đây bởi những thay đổi tại thị trường EU, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt Nam.
Muốn công trình xanh thì đến cáp điện cũng phải xanh
Công trình xanh ngoài việc được thiết kế, xây dựng thân thiện với môi trường, thì còn cần sử dụng cả những vật liệu xanh vốn đang là bài toán khó trong doanh nghiệp.
'Phần thưởng' cho ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc
Chuyên gia VIS Ratings nhìn nhận, các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc có thể tăng trưởng mạnh trong nhiều năm, với tốc độ từ 20-25% mỗi năm.
Hải Phòng đón chờ 'siêu phẩm' AEON Beta Cinema
Dù dự kiến đến quý III/2025 mới chính thức khai trương nhưng Vincom Mega Mall Vũ Yên đang tiếp tục “khuấy đảo” thị trường khi hé lộ thông tin AEON Beta Cinema.
Proparco và FMO đầu tư 80 triệu USD cho SeABank
Tổ chức tài chính phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng phát triển doanh nghiệp Hà Lan (FMO) đã ký kết hợp tác đầu tư 80 triệu USD cho SeABank nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, biến đổi khí hậu
Chi mạnh cho R&D, GELEX Electric muốn mở rộng thị trường nước ngoài
CTCP Điện lực GELEX (HoSE: GEE – GELEX Electric) hôm nay đã tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 và thông qua nhiều nội dung quan trọng.