Tiêu điểm
Doanh nhân trẻ có xu hướng ưu tiên trách nhiệm xã hội và hỗ trợ khởi nghiệp
Báo cáo mới nhất trong chuỗi nghiên cứu Tinh hoa doanh nghiệp của HSBC cho thấy 55% số doanh nhân xem trọng tác động xã hội có đầu tư vào khởi nghiệp so với con số 44% trong số doanh nhân xem trọng các yếu tố thương mại.
Theo khảo sát của HSBC với hơn 3.700 doanh nhân thành công ở 11 quốc gia, những doanh nhân trên toàn cầu đang có xu hướng lãnh đạo doanh nghiệp với mục tiêu tạo ra tác động tích cực lên xã hội; trong đó, những doanh nghiệp trẻ chính là thế hệ đang dẫn đầu làn sóng mới này.
Cụ thể, có 24% doanh nhân dưới 35 tuổi cho biết động lựccủa họ là tạo sự thay đổi tích cực trong xã hội so với chỉ 11% doanh nhân trên 55 tuổi.
Nghiên cứu của HSBC cho thấy, cứ năm doanh nhân thì có một người xem trách nhiệm xã hội, sự tích cực của doanh nhân trong cộng đồng, và trách nhiệm với môi trường mới là ưu tiên hàng đầu của chủ doanh nghiệp, thay vì các ưu tiên khác như tối đa hóa giá trị cho cổ đông hay sự thịnh vượng về kinh tế.
Những doanh nhân xem trọng tác động xã hội có khuynh hướng đầu tư hỗ trợ khởi nghiệp nhiều hơn; trong đó, thế hệ doanh nhân trẻ chính là những người quan tâm đến việc nuôi dưỡng tinh thần khởi nghiệp, xem đó là một cách để kết nối và hợp tác với cộng đồng doanh nhân.
Cụ thể, 55% số doanh nhân xem trọng tác động xã hội có đầu tư vào khởi nghiệp so với 44% trong số doanh nhân xem trọng các yếu tố thương mại. Bên cạnh đó, những doanh nhân xem trọng tác động xã hội sẵn sàng lắng nghe ý kiến chuyên gia và tiếp nhận tư vấn nhiều hơn nhóm người còn lại.
HSBC cho rằng, việc xem trọng tác động xã hội có mối liên quan mật thiết đến khát vọng của doanh nghiệp.Theo đó, có 33% trong số những chủ doanh nghiệp dự kiến đạt tang trưởng cao nói rằng họ đã khởi động các quỹ đầu tư mạo hiểm với kỳ vọng tạo ra tác động xã hội tích cực, trong khi có khoảng 28% những chủ doanh nghiệp dự kiến tăng trưởng thấp nhất thực hiện điều này.
"Tác động xã hội vì vậy nên được xem như một phần không thể thiếu của công thức đưa doanh nghiệp đến thành công", tổ chức này nhận định.
Ngoài ra, gần phân nửa những doanh nhân tham gia khảo sát của HSBC cho biết đã thực hiện một phương thức đầu tư mới là đầu tư vào các công ty tư nhân chưa niêm yết khác, chắt lọc cả chuyên môn và dòng vốn để tái phục vụ cộng đồng doanh nghiệp.
Tuy nhiên, chính những doanh nhân trẻ là những người hăng hái đầu tư hơn so với thế hệ đi trước, với 57% doanh nhân dưới 35 tuổi đang đầu tư vào các công ty khởi nghiệp so với chỉ 29% doanh nhân trên 55 tuổi.
Những khác biệt thế hệ cũng tồn tại trong cách các doanh nhân nhìn nhận và tiếp cận đầu tư vào khởi nghiệp. Hơn phân nửa trong số những doanh nhân trẻ xem đầu tư vào khởi nghiệp là một cách để kết nối và hợp tác với cộng đồng doanh nhân, cập nhật các tiến bộ cũng như các thách thức trong ngành và nâng cao kiến thức cùng năng lực chuyên môn.
Trong khi đó, thế hệ đi trước đang đầu tư vào khởi nghiệp như một cách để đa dạng hóa và phát triển danh mục đầu tư. Họ tiếp cận cơ hội đầu tư theo cách phi chính thức, ví dụ như thông qua các mối quan hệ cá nhân. Có 43% trong số những doanh nhân trên 55 tuổi xem bạn bè họ là kênh tiếp cận các công ty mới. Trong khi đó, 44% trong số các doanh nhân dưới 35 tuổi thông qua tư vấn chuyên nghiệp để tìm đến các cơ hội đầu tư.
‘Rõ ràng, những doanh nhân trẻ hơn muốn tạo nên những điều tốt đẹp cho xã hội. Sẽ là sai lầm khi cho rằng khát vọng đó là kiểu chủ nghĩa lý tưởng của những người trẻ, như thể một khoảng dừng tạm thời khi con người đạt được thành tựu về tài chính. Họ hiểu rằng việc kinh doanh của họ không thể mang lại tác động như mong muốn nếu không có tăng trưởng bền vững, và họ tập trung để đạt được cả hai", ông Stuart Parkinson, giám đốc toàn cầu phụ trách đầu tư, Khối dịch vụ tài chính tư nhân thuộc tập đoàn HSBC nhìn nhận.
Theo ông ông Stuart Parkinson, doanh nhân trẻ nhận ra những hiệu ứng tích vực từ đầu tư cho khởi nghiệp, và cảm thấy hạnh phúc khi thông qua đầu tư họ có thể kết nối với một cộng đồng doanh nhân rộng lớn hơn, góp phần vào thành công của người khác cũng như học hỏi lẫn nhau.
Báo cáo của HSBC còn cho thấy tư duy làm kinh doanh cũng như cách tiếp cận đầu tư vào khởi nghiệp có xu hướng khác nhau ở các thị trường trên toàn cầu.
Theo đó, các doanh nhân ở Trung Đông (66%) là những nhà đầu tư khởi nghiệp xông xáo nhất, kế tiếp là Mỹ (54%) và Trung Quốc (53%). Trong khi đó, tại Châu Âu, 45% doanh nhân tại Anh đang đầu tư khởi nghiệp, kế tiếp là tại Đức (35%) và tại Thụy Sĩ (33%).
Tại Mỹ, việc đầu tư vào khởi nghiệp mang tính chuyên nghiệp cao. Các nhà đầu tư tìm kiếm những cơ hội mới thông qua các kênh chính thức, như các chuyên gia tư vấn hoặc chuyên gia tài chính. Ngược lại, các doanh nhân ở Trung Đông chủ yếu thông qua bạn bè.
Các doanh nhân cũng nhận thức được vai trò của họ là hỗ trợ, giúp nâng cao các kỹ năng lãnh đạo và phát triển các công ty khởi nghiệp. Đặc biệt tại Mỹ, doanh nhân có xu hướng xem mình là kẻ thách thức đối với tư duy và chiến lược của doanh nghiệp mà họ đầu tư nhằm giúp nâng cao hiệu quả của đội ngũ quản lý.
Tại Châu Âu, các doanh nhân có xu hướng đầu tư vào khởi nghiệp như một cách để đa dạng hóa và phát triển danh mục đầu tư, hơn là để xây dựng mạng lưới và chia sẻ chuyên môn. Về mặt tác động xã hội, các doanh nhân ở Mỹ và Trung Quốc xem trọng các vấn đề môi trường với tỷ lệ 81% trong khi có 64% doanh nhân ở Ả Rập Saudi và 62% ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cho rằng doanh nghiệp cần tích cực hoạt động vì cộng đồng và xã hội – chiếm tỷ lệ cao nhất trong 11 nước tham gia khảosát trongkhi tỷ lệ trung bình toàn cầu là 44%.
Cô gái Việt bỏ Paris về Tây Nguyên khởi nghiệp với nông nghiệp hữu cơ
Khởi nghiệp đừng vội đòi thành quả, hãy như cầu thủ bóng đá 3 năm chỉ luyện 1 cú sút xa
Muốn có kết quả thì cần kiên trì, tập trung nỗ lực làm, khi làm liên tục có những sự cố như sai, không có khách hàng, có khách hàng mà không chốt được... thì đó là phản hồi của thị trường cho ta dấu hiệu để điều chỉnh.
Về Việt Nam khởi nghiệp, cựu sinh viên Ngoại thương gọi vốn thành công 3 triệu USD
Ứng dụng hỗ trợ mua sắm Clingme do ông Trần Hải Quang sáng lập là số ít startup tại Việt Nam huy động được 3 triệu USD sau 5 năm hoạt động.
Bài học cho Việt Nam nhìn từ trung tâm khởi nghiệp của châu Âu
Con đường để Phần Lan vươn mình trở thành nền kinh tế sáng tạo thứ 4 thế giới, trung tâm khởi nghiệp của châu Âu để lại nhiều bài học quý giá cho những quốc gia đang muốn xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp như Việt Nam.
‘Khởi nghiệp ở Việt Nam chỉ mới có Start mà chưa có Up’
Theo ông Nguyễn Duy Hiếu, Giám đốc Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Việt đang chứa đựng yếu tố sao chép nhiều hơn là đổi mới sáng tạo
Bất động sản Phú Quốc trở lại đường đua khi du lịch phục hồi
Với lượng khách năm 2024 dự kiến vượt mốc trước đại dịch Covid-19, du lịch Phú Quốc bứt phá ngoạn mục, tín hiệu cho thấy bất động sản Phú Quốc nóng trở lại.
Chủ tịch SSI: Chưa thấy ai ly hôn mà chia tài sản là Bitcoin
Nếu Việt Nam bỏ lỡ làn sóng tài sản số lần này, không biết tới bao giờ mới có được cơ hội thứ hai, theo Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng.
Menas đưa nông sản Đà Lạt vào siêu thị Mena Gourmet Market
Menas vừa ký kết hợp tác chiến lược với Ngọc Duy Group và Da Dream Farm nhằm đưa các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao từ Đà Lạt vào hệ thống phân phối của Mena Gourmet Market.
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành trong năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành vào cuối năm 2025 trong chuyến kiểm tra hiện trường lần thứ năm tại dự án trọng điểm quốc gia này.
Elcom chen chân vào Tây Hồ Tây giữa làn sóng nguồn cung tăng mạnh
Những năm tới sẽ cho thấy liệu thị trường có thể hấp thụ được nguồn cung mới hay không và Tây Hồ Tây có thực sự trở thành trung tâm kinh doanh hàng đầu như kỳ vọng.
Rủi ro tăng trưởng kinh tế 2025 từ nhiệm kỳ 'Trump 2.0'
Tăng trưởng kinh tế 2025 của Việt Nam được dự báo sẽ đối mặt với căng thẳng thương mại toàn cầu khi ông Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ chính thức.
Khai trương Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Sao Mai tại TP.HCM
Việc khai trương Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Sao Mai tại TP.HCM đánh dấu sự mở rộng hoạt động mảng đào tạo, xuất khẩu lao động của Sao Mai Group.